intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bắt đầu từ người thầy

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

81
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gần đây hơn các nhà tâm lý giáo dục đã đúc kết: Chúng ta nhớ 10% 20% 30% 50% 80% 90% Những gì ta Đọc Nghe Thấy Nghe và thấy (các phương tiện nghe nhìn) Nói (đối thoại với thầy, thảo luận nhóm...) Nói và làm điều chúng ta suy nghĩ (đóng kịch, sắm vai thực tập trong phòng thí nghiệm hay hiện trường để áp dụng điều đã học...) Như thế với phương tiện nghe nhìn, người học nhớ được 50% nội dung trình bày, thế cũng đã tốt. Nhưng nếu chính người học chủ động hành động như nói...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bắt đầu từ người thầy

  1. Bắt đầu từ người thầy Gần đây hơn các nhà tâm lý giáo dục đã đúc kết: Chúng Những gì ta ta nhớ Đọc 10% 20% Nghe Thấy 30% Nghe và thấy (các phương 50% tiện nghe nhìn) Nói (đối thoại với thầy, 80% thảo luận nhóm...) Nói và làm điều chúng ta 90% suy nghĩ (đóng kịch, sắm vai thực tập trong phòng thí nghiệm hay hiện trường để áp dụng điều đã học...) Như thế với phương tiện nghe nhìn, người học nhớ được 50% nội dung trình bày, thế cũng đã tốt. Nhưng nếu chính người học chủ động hành động như nói hay làm thì hiệu quả còn cao hơn. Ví dụ phương pháp sắm vai có thể chỉ chiếm 15 phút mà gây được sự “thức tỉnh” nhớ đời.
  2. Thảo luận nhóm, mô phỏng sắm vai... có thể được thực hiện mà không cần máy móc. Dự một lớp học ở Philippines cách đây vài năm, tôi ngạc nhiên thấy ở một lớp cao học người ta ghi kết quả thảo luận trên những tờ giấy dầu vàng khè. Hỏi ra mới biết có sự cố tình dùng các phương tiện rẻ tiền để người học có thể ứng dụng khi trở về các địa phương nghèo mà không viện cớ thiếu phương tiện. Các nhà giáo dục nhắc rằng các phương tiện máy móc chỉ là trợ cụ. Người học vẫn thụ động tiếp thu nội dung từ trên xuống, từ bên ngoài vào. Vẫn thiếu điều chính yếu là sự tự học bằng cách tham gia vào quá trình học tập. Do đó vấn đề cốt lõi của thay đổi phương pháp giáo dục là con người chứ không phải cái máy. Những khó khăn gặp phải từ phía người thầy Nếu chỉ cần nhập ồ ạt các trang thiết bị thì chỉ cần tiền. Cái khó xuất phát từ sự thay đổi của người thầy. Nếu thầy là sản phẩm của giáo dục từ chương thì khó biến kiến thức thu nhận được thành “của riêng mình”, một thứ kiến thức được thử thách từ thực tế cuộc sống mà mình có thể “xào qua nấu lại” để ứng dụng trong những hoàn cảnh khác nhau. Kiến thức ấy vừa sâu vừa rộng để có thể theo dõi những tranh luận của người học mà không sợ họ kéo mình ra ngoài đề, lại tự tin đủ để tổng hợp, tóm lược được những gì được phát biểu một cách lộn xộn trong lớp học. Kiến thức ấy vững chắc đủ để ta có thể sáng tạo trong phương pháp truyền đạt từ tình hình cụ thể của lớp học. Ví dụ thay vì giảng bài có thể đặt ra một số câu hỏi thảo luận nhóm. (Theo kinh nghiệm bản thân thì các nhóm nêu lên được hầu hết các khía cạnh của nội dung. Người
  3. thầy chỉ cần thêm những gì còn thiếu, nối kết các ý kiến thành một tổng thể logic). Tuy nhiên, kiểu dạy này rất mệt, đòi hỏi người thầy nhiều sáng tạo để tùy cơ ứng biến. Và nếu dựa vào trình độ và đặc điểm của người học thì không lớp nào giống lớp nào. Người thầy phải tập trung tư tưởng rất cao để theo dõi diễn biến của lớp học và nắm vững phản hồi từ người học. Chính sự tiếp thu phản hồi này khiến người học thích thú vì ý kiến của họ được coi trọng, từ đó họ phấn khởi tham gia hơn nữa. Cản ngại từ người học coi vậy mà không khó khắc phục Đối với trẻ cấp I, II dễ đưa vào phương pháp giáo dục chủ động. Đối với sinh viên và nhất là đối với người lớn tuổi thì khó hơn nhiều. Sinh viên quen thói thụ động và nhút nhát. Họ bám vào “cái chữ” như cái phao an toàn. Bước vào lớp là mọi người lấy tập chép. Họ rất bỡ ngỡ khi được yêu cầu đừng ghi chép và phải suy nghĩ. Điều này rất khó vì họ chỉ quen tiếp thu như cái máy nhớ. Họ càng sợ phát biểu vì e bị chê cười, đánh giá, qui kết. Mối lo dai dẳng là điểm thi. Học theo kiểu “lang bang” này biết viết gì trong bài thi? Các buổi họp nhóm chưa hấp dẫn vì thực hiện chưa đúng qui cách. Nhưng rồi với tuổi trẻ họ cũng khám phá được sự thu hút của tính sáng tạo, của các mối tương tác của những khám phá nhờ cách học vui vui học. Và trên hết sự gần gũi giữa người dạy và người học. Và từ từ họ khám phá là kiến thức thu nhận được là của chính họ. Và họ không còn nói vẹt nữa. Trở lại người thầy
  4. Nắm vững nội dung không đủ, người thầy cần một số kiến thức và kỹ năng tâm lý xã hội, đặc biệt là “năng động nhóm” để hướng dẫn sinh viên về tâm lý nhóm nhỏ, về cách tổ chức và điều hành thế nào cho mọi người cùng tham gia, về cách tóm lược và trình bày nội dung thảo luận. Người thầy cũng cần một số kỹ năng trong học vui vui học như sắm vai, mô phỏng, thu thập và dạy bằng tình huống. Quan trọng nhất là cách cho bài thi để đánh giá một cách cụ thể nhất những gì sinh viên đã thu hoạch được. Nghĩa là ngoài việc kiểm tra kiến thức, người thầy còn đánh giá được cách sinh viên liên hệ chúng với thực tế và với bản thân. Một bài thi mà sinh viên không chép ở người khác được vì họ phải nói về chính họ, nhưng họ rất thỏa mãn vì chính sinh viên sẽ đánh giá được sự tiến bộ của bản thân. Thầy còn phải nắm vững sự tiến bộ của sinh viên bằng những bài tập nhỏ để kiểm tra kết quả học tập ở từng giai đoạn, những lỗ hổng cần khỏa lấp nếu có bằng các bài tập nhỏ, nhật ký buổi học, những thu hoạch bất chợt. Thái độ tiếp nhận ý kiến khác lạ từ sinh viên của thầy rất quan trọng, bởi lẽ nếu thầy vội vã chê bai hay bất đồng ý kiến thì người học mất hứng và không dám phát biểu nữa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0