intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bất nhất về khái niệm “đầu tư nước ngoài” và hệ luỵ

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

102
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn bản dưới luật giải thích: Trường hợp DN mới do DN có trên 49% vốn điều lệ là sở hữu của NĐT nước ngoài thành lập hoặc tham gia thành lập thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này, DN được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký DN. Trường hợp DN mới do DN có không quá 49% vốn điều lệ là sở hữu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bất nhất về khái niệm “đầu tư nước ngoài” và hệ luỵ

  1. Bất nhất về khái niệm “đầu tư nước ngoài” và hệ luỵ Văn bản dưới luật giải thích: Trường hợp DN mới do DN có trên 49% vốn điều lệ là sở hữu của NĐT nước ngoài thành lập hoặc tham gia thành lập thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này, DN được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký DN. Trường hợp DN mới do DN có không quá 49% vốn điều lệ là sở hữu của NĐT nước ngoài thành lập, tham gia thành lập thì việc thành lập DN thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước”. Đối với trường hợp góp vốn, mua cổ phần của NĐT nước ngoài, Nghị định 102 xác định: “NĐT nước ngoài thực hiện góp vốn vào công ty TNHH hoặc nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hoặc của chủ sở hữu công ty theo quy định về góp vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp và đăng ký thay đổi thành viên theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Việc đăng ký thay đổi thành viên đối với công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư. Việc đăng ký thay đổi thành viên trong trường hợp khác thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh (ĐKKD)”.
  2. Khái niệm về NĐT nước ngoài hiện khá chồng chéo trong nhiều văn bản pháp luật Vướng mắc từ thực tế Theo Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, những quy định về “NĐT nước ngoài” thuộc các văn bản dưới luật được ban hành trước Nghị định 102 sẽ hết hiệu lực. Nhưng trên thực tế, ở thời điểm hiện tại, hầu hết các phòng ĐKKD thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của các tỉnh, thành phố đều từ chối thụ lý hồ sơ thành lập tổ chức mới có sự tham gia góp vốn, mua cổ phần của DN có sở hữu của NĐT nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ và từ chối thụ lý hồ sơ của các DN đã được cấp ĐKKD bán cổ phần, vốn góp cho NĐT nước ngoài. Có nơi cho rằng, họ không giải quyết trường hợp này vì chưa có hướng dẫn cụ thể. Nơi khác thì hướng dẫn DN thực hiện thủ tục tại phòng ĐTNN, nhưng khi DN sang phòng ĐTNN lại được hướng dẫn quay trở lại phòng ĐKKD. Thậm chí, có nơi lại yêu cầu DN phải loại bỏ tất cả những ngành nghề đã ĐKKD trong lĩnh vực
  3. phân phối và/hoặc liên quan đến phân phối thì mới thụ lý hồ sơ cho phép bán cổ phần/vốn góp cho NĐT nước ngoài của DN. Một trong những lý do mà các Sở Kế hoạch và Đầu tư trong cả nước có sự áp dụng khác nhau quy định của pháp luật và dường như là không chấp hành Nghị định 102 là do Công văn 10725/BCT-KH ngày 27/10/2009 của Bộ Công thương. Công văn này cho rằng, “đối với trường hợp NĐT nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của DN Việt Nam, khi NĐT nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của các DN Việt Nam đã được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD có hoạt động mua bán hàng hóa và/hoặc các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa là trường hợp NĐT nước ngoài lần đầu đầu tư hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. Do đó, NĐT phải thực hiện thủ tục đầu tư tại cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư”. Ngành nào được bán cổ phần cho NĐT ngoại? Quyền mua cổ phần chào bán hay góp vốn bổ sung của NĐT nước ngoài cũng bị hạn chế đối với một số lĩnh vực ngành nghề do Chính phủ quy định hoặc phải theo cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với các điều ước quốc tế đa phương (ví dụ Cam kết WTO) và song phương (ví dụ Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ) và không phải là hành vi tập trung kinh tế bị cấm. Nhiều cơ quan nhà nước có cách hiểu khác nhau về quyền này trong trường hợp NĐT nước ngoài tham gia đầu tư vào các loại hình DN kể trên. Các hiểu khác nhau chủ yếu tập trung vào sự hạn chế của quyền này theo Cam kết WTO. Ví dụ, một số cơ quan ĐKKD cho rằng, những ngành nghề không được quy định trong Biểu dịch vụ của Cam kết WTO thì không được phép “chào bán cổ phần” cho NĐT nước ngoài.
  4. Những “cách ứng xử” nêu trên đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của các NĐT nước ngoài và cả trong nước về tính thống nhất của pháp luật Việt Nam. Trong xu hướng ĐTNN hiện nay, các NĐT nước ngoài đã trở nên thận trọng và e dè hơn, vì các ưu đãi đối với hình thức này không còn khác biệt như các DN Việt Nam. Xu hướng đầu tư thông qua việc mua cổ phần, góp thêm vốn cho các DN Việt Nam phù hợp với các quy mô đầu tư dù nhỏ, vừa hay lớn và các loại hình tổ chức DN. Nếu việc áp dụng các văn bản dưới luật tiếp tục thiếu rõ ràng trong chính sách đối với NĐT nước ngoài, thì dòng vốn đầu tư từ nước ngoài hay dòng vốn tái đầu tư từ các DN có vốn ĐTNN vào các DN Việt Nam khác sẽ bị hạn chế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2