intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bé chậm đi tiêu - Có phải táo bón?

Chia sẻ: Hoa Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

57
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bé 5-7 ngày mới đi tiêu 1 lần, điều này làm không ít bà mẹ lo lắng. Và lo lắng đó rất dễ dẫn đến nhầm lẫn giữa hiện tượng đi tiêu sinh lý và chứng táo bón của trẻ. Nhiều mẹ đã tự ý dùng nhiều biện pháp để kích thích; tuy nhiên, tình trạng không những không được cải thiện mà ngày càng có chiều hướng xấu hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bé chậm đi tiêu - Có phải táo bón?

  1. Bé chậm đi tiêu - Có phải táo bón? Bé 5-7 ngày mới đi tiêu 1 lần, điều này làm không ít bà mẹ lo lắng. Và lo lắng đó rất dễ dẫn đến nhầm lẫn giữa hiện tượng đi tiêu sinh lý và chứng táo bón của trẻ. Nhiều mẹ đã tự ý dùng nhiều biện pháp để kích thích; tuy nhiên, tình trạng không những không được cải thiện mà ngày càng có chiều hướng xấu hơn. Bạn cần biết những gì về chuyện tiêu hóa của con để có cách xử lý đúng trong các trường hợp? Đi tiêu sinh lý và táo bón khác nhau như thế nào?
  2. Đi tiêu đều đặn làm bé vui hơn. (Ảnh: Inmagine) “Bé nhà em được hơn 3 tháng, bú mẹ hoàn toàn, khoảng hơn 1,5 tháng bé bị táo bón, 3 – 5 ngày mới đi cầu, phân vẫn bình thường. Khi 2,5 tháng có khi 7-8 ngày bé mới đi 1 lần, sợ quá em phải đưa bé đi khám. Bác sĩ nói táo bón lâu ngày phải dùng thuốc bơm hậu môn bé mới đi cầu. Bây giờ đã 3 ngày mà bé không đi cầu, em có nên dùng dụng cụ bơm không?” “Bé nhà mình bị táo bón, bé bú sữa mẹ, bé được 1 tháng 15 ngày. Khoảng 20 ngày đầu bé đi bình thường, sau 20 ngày thì 5 ngày bé mới đi được 1 lần, tiếp theo là 9 ngày mới đi 1 lần, rồi giờ là 7 ngày chưa đi. Mình lo quá, đã thụt cho bé 1 lần mà bé vẫn không đi được. Mình đã thử 1 số phương pháp khác nữa nhưng cũng không hiệu quả.” Trên đây là hai trong rất nhiều thắc mắc của các bà mẹ về tình trạng chậm đi tiêu của con, đa phần là ở các trẻ dưới 6 tháng, với chế độ dinh dưỡng hoàn
  3. toàn vẫn là sữa. Trả lời về vấn đề trên, Ths-BS Đào Thị Yến Phi – Chủ nhiệm bộ môn Dinh dưỡng Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch – cho biết: “Trẻ 2-6 tháng thường bị chậm đi tiêu sinh lý, tức là nhiều ngày mới đi tiêu một lần, nhưng phân thành khuôn mềm, không cứng như phân dê. Sở dĩ có hiện tượng này là vì bé chỉ ăn toàn sữa, mà trong sữa toàn nước, bé uống bao nhiêu tiểu ra hết bấy nhiêu, phần chất dinh dưỡng còn lại cũng dễ tiêu hóa dễ hấp thu, nên lượng phân còn lại trong ruột rất ít, mà không có phân thì lấy gì bé đi tiêu? Nếu bé đi 5-7 ngày một lần mà phân vẫn mềm thì không sao cả. Việc dùng bơm hậu môn không nên sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến phản xạ đi tiêu tự nhiên của cơ thể. Thay vào đó, bạn có nên xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột, không nên cho bé uống bất kỳ cỏ cây gì.” Bé uống nhiều nước lại càng táo bón! “Tôi nghe nói khi bị táo bón thì cần uống nhiều nước nên tôi đã cố gắng cho con uống rất nhiều, bỏ bớt các cữ sữa để uống nước vì tôi sợ loại sữa đang uống làm con táo bón. Thế nhưng, con vẫn đi rất khó khăn.” “Bé nhà em được 12 tháng nhưng chỉ nặng có 8kg. Bé hay bị táo bón nên em không dám cho bé uống sữa. Có phải bé bị táo do uống sữa không?”
  4. Uống nhiều nước làm trẻ táo bón hơn do giảm chất xơ hòa tan trong ruột. (Ảnh: Inmagine) “Sai lầm của nhiều người mẹ là nghĩ rằng cho trẻ uống nhiều nước để chống táo bón; trong khi nếu uống nhiều nước khả năng táo bón ở trẻ em sẽ cao hơn do giảm lượng chất xơ hòa tan trong lòng ruột, giảm khối lượng phân làm xẹp lòng ruột qua đó sẽ làm giảm nhu động ruột, kết quả là trẻ uống nhiều nước thường đi tiểu nhiều hơn là đi tiêu. Thay vào đó, nên cho bé ăn nhiều các món ăn giàu chất xơ như khoai củ thô, trái cây nhiều xơ hay rau có độ nhớt, sử dụng sữa có thêm chất xơ hòa tan… Lưu ý là ăn trái cây hoặc rau phải ăn cả xác chứ không ép nước uống. Có như vậy các mẹ mới sớm cải thiện được tình hình táo bón của bé,” bác sĩ Yến Phi cho biết thêm. Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện? Khi trẻ bị táo bón, đầu tiên mẹ cần áp dụng các phương pháp cải thiện tại nhà như xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ, cho bé ăn trái cây, rau quả cả bã (nếu bé đã đủ tuổi có thể ăn được), uống sữa giàu sắt, chất xơ, tập thói
  5. quen đi tiêu đúng giờ… Nếu các biện pháp trên không giúp cải thiện, bạn cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau: - Bé đau bụng dữ dội; - Bé nhỏ hơn 6 tháng chưa đi tiêu sau hơn 24 giờ so với bình thường (ví dụ bình thường bé đi tiêu 2 ngày / lần, nhưng đã 3 ngày vẫn chưa đi tiêu); - Bé nhỏ hơn 4 tháng đi tiêu phân cứng thay vì mềm hoặc sệt; - Bé đi tiêu phân có máu; - Bé đau khi đi tiêu; - Bé đã bị nhiều đợt táo bón; - Hoặc khi bé có những dấu hiệu làm bạn cảm thấy bất an.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2