intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Cảm Tính Lưỡng Cực

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

143
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Càng ngày, những bệnh tâm thần càng được chú ý nhiều hơn vì số người mắc bệnh đã được nhận ra và định bệnh ngày càng nhiều. Một trong những bệnh tâm thần quan trọng là bệnh cảm tính lưỡng cực, tạm dịch từ chữ “bipolar disorder” của Mỹ. Có khoảng 2 triệu người Mỹ, tức khoảng 1% tổng số dân chúng, mắc bệnh bipolar, một chứng bệnh tâm thần mà người mắc bệnh đi từ thái cực cảm tính này qua thái cực khác, từ cảm thấy hưng phấn, kích thích quá độ đến bị trầm cảm, lờ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Cảm Tính Lưỡng Cực

  1. Bệnh Cảm Tính Lưỡng Cực Càng ngày, những bệnh tâm thần càng được chú ý nhiều hơn vì số người mắc bệnh đã được nhận ra và định bệnh ngày càng nhiều. Một trong những bệnh tâm thần quan trọng là bệnh cảm tính lưỡng cực, tạm dịch từ chữ “bipolar disorder” của Mỹ. Có khoảng 2 triệu người Mỹ, tức khoảng 1% tổng số dân chúng, mắc bệnh bipolar, một chứng bệnh tâm thần mà người mắc bệnh đi từ thái cực cảm tính này qua thái cực khác, từ cảm thấy hưng phấn, kích thích quá độ đến bị trầm cảm, lờ đờ, không thiết làm gì cả. Triệu chứng Hai thái cực cảm tính nói trên thường xen kẽ nhau. Những triệu chứng có thể từ rất nhẹ tới rất nặng. Khi ở trong thời kỳ hưng phấn quá độ, bệnh nhân thường có những triệu chứng sau:
  2. -Cảm thấy phấn khởi, lạc quan cực độ và tự cảm thấy mình rất hay rất tốt. -Nói rất nhanh, ý nghĩ chạy thật nhanh, bị kích động, đứng ngồi không yên, hoạt động thân thể liên tục. -Không thể phán đoán bình thường được. -Cẩu thả hoặc làm những việc nguy hiểm mà bình thường không hề làm. -Khó ngủ -Dễ bị lo ra -Không thể tập trung tư tưởng được. -Rất khó chịu, cáu kỉnh Khi ở trong thời kỳ trầm cảm, bệnh nhân thường: -Cảm thấy buồn, lo lắng, tuyệt vọng thường trực. -Không ngủ và ăn được bình thường. -Mệt mỏi, không thiết làm những công việc hằng ngày.
  3. -Không tập trung tư tưởng được. -Thường có ý muốn tự tử. Nguyên nhân Hiện nay, nguyên nhân chính xác của bệnh này chưa được tìm ra. Tuy nhiên, những yếu tố sinh học, di truyền và hoàn cảnh có thể có liên hệ trong việc gây ra hoặc làm nẩy sinh những triệu chứng bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt trong những chất hóa học dùng truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh trong óc, xẩy ra nơi những người mắc bệnh cảm tính lưỡng cực. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có yếu tố di truyền khiến họ dễ mắc bệnh. Sự bất bình thường có thể xẩy ra nơi các gene liên hệ đến những chất truyền tín hiệu thần kinh. Nghiên cứu hồ sơ bệnh nhân cho thấy 60 % những trường hợp bệnh có người trong gia đình mắc bệnh. Do đó, người ta đang cố gắng tìm ra gene gây bệnh này. Khi nào nên đi khám bệnh Bệnh nhân lưỡng cực thường không nhận ra là họ đang bị bệnh khi ở vào một trạng thái bất thường như vậy. Họ cũng không nhận ra căn bệnh ảnh hưởng đến cuộc đời của họ và những người chung quanh. Do đó, bạn bè,
  4. thân nhân và bác sĩ của họ rất quan trọng trong việc nhận ra những triệu chứng của bệnh và khuyên họ đi khám bệnh. Người bệnh sẽ được khám nghiệm, tốt nhất là bởi một bác sĩ chuyên về tâm thần, và làm những thử nghiệm xem triệu chứng của họ có phải là do dùng ma túy hay những bệnh của thể xác, thí dụ như bệnh tuyến giáp trạng chẳng hạn, hay do những thuốc khác nh ư steroids, rượu, thức ăn, bệnh Parkinson's và những bệnh tâm thần khác... Biến chứng Bệnh lưỡng cực không đơn giản và rõ ràng như ta nghĩ. Những vấn đề khác như uống rượu hay bệnh lo lắng quá độ, có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân. Chiều dài, độ nặng nhẹ của những cơn bệnh khác nhau tùy theo mỗi người. Ở một số người, chu kỳ rất nhanh, với thời kỳ mắc bệnh ngắn hơn nhưng xẩy ra thường hơn. Ngoài ra cơn hưng phấn và cơn trầm cảm có thể xuất hiện cùng một lúc. Bệnh nhân sẽ bị kích động, không ngủ hay ăn đ ược, muốn tự tử và sau cùng là điên. Điên là tình trạng nhân tính bị đảo lộn, không còn biết đến hiện thực, thường nghe và thấy những ảo tưởng và tin vào những chuyện bất thường, không có thực.
  5. Cách chữa - Thường gồm có thuốc, tâm lý trị liệu và chạy điện. Tự giúp - Ngoài sự trị liệu của bác sĩ, bệnh nhân và gia đình có thể dùng những cách sau đây để giúp cho sự chữa trị căn bệnh hữu hiệu hơn: -Uống thuốc đều: Ngay cả khi bệnh nhân cảm thấy khỏe khoắn, b ình thường, họ cũng phải uống thuốc đều. Nếu ngưng thuốc, họ sẽ bị những triệu chứng bệnh lại. -Để ý tới những dấu hiệu báo trước: Bệnh nhân hoặc người trông bệnh có thể đã nhận ra những dấu hiệu báo trước mỗi cơn bệnh và yếu tố nào làm nẩy ra triệu chứng bệnh. Nên gọi bác sĩ khi cảm thấy mình đang bước vào một cơn bệnh. Bạn bè và thân nhân cũng nên để ý những dấu hiệu này. -Tránh thuốc và rượu: Nhiều loại thuốc kích thích như thuốc làm nhịn ăn, và rượu là một phần trong những yếu tố làm nẩy sinh ra triệu chứng. -Trước khi uống một thuốc gì, dù là do bác sĩ cho toa, cũng nên cho bác sĩ tâm thần biết. Đôi khi thuốc có thể gây ra cơn bệnh hoặc ảnh hưởng đến thuốc đang uống để trị bệnh. -Gia nhập nhóm hỗ trợ để có sự hỗ trợ tinh thần của những người cùng bệnh cũng như các nhân viên y tế.
  6. Bs Nguyễn Thị Nhuận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2