intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh cao huyết áp nguyên phát (tăng huyết áp nguyên phát) (Kỳ 1)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

254
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đại cương: 1.1. Khái niệm: Cao huyết áp nguyên phát hay bệnh cao huyết áp, là chỉ một bệnh thường gặp do áp lực tuần hoàn động mạch tăng cao là chủ yếu. Căn cứ vào sự phát bệnh hoãn hay cấp và tiến triển của bệnh mà người ta có thể chia ra thể cấp tính và thể mạn tính. Thể cấp tính, trên lâm sàng gặp 1 - 5% tổng số bệnh cao huyết áp. Đặc điểm lâm sàng của cao huyết áp mạn tính là kín đáo (ẩn tàng), tiến triển chậm; giai đoạn đầu thường...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh cao huyết áp nguyên phát (tăng huyết áp nguyên phát) (Kỳ 1)

  1. Bệnh cao huyết áp nguyên phát (tăng huyết áp nguyên phát) (Kỳ 1) 1. Đại cương: 1.1. Khái niệm: Cao huyết áp nguyên phát hay bệnh cao huyết áp, là chỉ một bệnh thường gặp do áp lực tuần hoàn động mạch tăng cao là chủ yếu. Căn cứ vào sự phát bệnh hoãn hay cấp và tiến triển của bệnh mà người ta có thể chia ra thể cấp tính và thể mạn tính. Thể cấp tính, trên lâm sàng gặp 1 - 5% tổng số bệnh cao huyết áp. Đặc điểm lâm sàng của cao huyết áp mạn tính là kín đáo (ẩn tàng), tiến triển chậm; giai đoạn đầu thường biểu hiện triệu chứng: đầu choáng, tai ù và mất ngủ; giai đoạn sau sẽ ảnh hưởng đến chức năng (hoặc biến chứng) ở một số cơ quan ( mắt, não, tim và thận ).
  2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm cao huyết áp cấp tính thường nghiêm trọng hơn, phát triển nhanh, huyết áp tăng cao rõ rệt, áp lực động mạch tâm trương có thể lên tới 130 -140 mmHg, hoặc có thể cao hơn. Trong thời gian ngắn sẽ xuất hiện các tổn thương ở đáy mắt, tổn thương thận, tim và não. Trước mắt, điều trị thường dùng 1 số thuốc hạ huyết áp như thuốc tác động giãn cơ trơn huyết quản; thuốc lợi niệu và một số thuốc tác động vào hệ thống renin-angiotensin. Tất cả các thuốc có thể dùng đơn độc hoặc có thể dùng hỗn hợp. Để có thể khống chế được cơn huyết áp tăng, giảm thấp được các biến chứng phát sinh thì bệnh nhân thường phải dùng kéo dài, mà nếu dùng các thuốc hạ huyết áp kéo dài thường gây ra tác dụng phụ nhất định và có những biến chứng nghiêm trọng. Ví dụ: thuốc lợi niệu hạ áp, ngoài tác dụng phụ hạ thấp kali máu còn làm cho đường máu tăng cao, độ lọc của tiểu cầu thận hạ thấp, ảnh hưởng chức năng của thận làm cho ure hoặc creatinin máu tăng, làm giảm bài tiết, toan hóa nước tiểu, không ít những bệnh nhân sau khi dùng thuốc hạ áp, tuy huyết áp có giảm nhưng triệu chứng cơ năng vẫn tồn tại, thậm chí còn nặng hơn, sức lao động không thể hồi phục được. 1.2. Chẩn đoán theo YHHĐ: + Theo Tổ chức Y tế thế giới, một người lớn có :
  3. - Huyết áp bình thường nếu huyết áp động mạch tối đa dưới 140mmHg (18,7KPa ) và huyết áp động mạch tối thiểu dưới 90mmHg (12KPa). -Được gọi là tăng huyết áp, nếu huyết áp động mạch tối đa trên 160mmHg (21,3 KPa) và/hoặc HA động mạch tối thiểu trên 95mmHg (12,7 KPa). -Được gọi là tăng huyết áp giới hạn nếu HA động mạch tối đa từ 140 - 160 mmHg (18,7 - 21,3KPa) và huyết áp động mạch tối thiểu từ 90 - 95 mmHg (12 - 12,7 KPa). Lưu ý : HA động mạch tối đa còn gọi là huyết áp tâm thu, HA động mạch tối thiểu còn gọi là huyết áp tâm trương. HA động mạch có thể thay đổi trong ngày (ban đêm thường thấp hơn ban ngày) và thay đổi theo tuổi (người già thường cao hơn trẻ), theo giới (nữ thường thấp hơn nam); con số HA không đánh giá được hoàn toàn mức độ nặng hay nhẹ của bệnh (hai người có cùng một con số huyết áp có thể có tiên lượng bệnh khác nhau). + Cao huyết áp triệu chứng hay còn gọi là cao huyết áp thứ phát sau một bệnh mạn tính: viêm thận mạn tính, viêm bể thận - thận, hẹp eo động mạch thận, u thận, phụ nữ có thai, viêm động mạch lớn... 1.3. Các giai đoạn của bệnh tăng huyết áp. -Giai đoạn I: Bệnh nhân không có dấu hiệu khách quan thực thể.
  4. -Giai đoạn II: bệnh nhân có một trong các dấu hiệu thực tổn dưới đây: . Dày thất trái phát hiện nhờ XQ, điện tâm đồ, siêu âm. . Hẹp các động mạch võng mạc lan rộng hay khu trú . . Protein niệu hoặc/và creatinin huyết tương tăng nhẹ. -Giai đoạn III: Bệnh tăng huyết áp đã gây ra tổn thương ít nhất ở hai cơ quan khác nhau; thể hiện bằng các triệu chứng cơ năng và dấu hiệu thực thể sau đây: ở tim gây suy thất trái; ở não gây xuất huyết não; ở đáy mắt gây xuất huyết võng mạc, xuất tiết có thể có hoặc không phù gai thị. Các dấu hiệu này đặc trưng cho giai đoạn nặng, tiến triển nhanh. Ngoài ra, trong giai đoạn này còn có biểu hiện khác: cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, huyết khối động mạch trong sọ, phình mạch, viêm tắc động mạch chi, suy thận. 1.4. Cao huyết áp ác tính: Cao huyết áp ác tính chiếm 2 - 5% các trường hợp tăng huyết áp. Tất cả các loại tăng huyết áp do nguyên nhân khác nhau đều có thể chuyển thành cao huyết áp ác tính.
  5. Bệnh xuất hiện nhanh kịch phát. Nổi bật là hội chứng não, nhức đầu dữ dội; biến đổi đáy mắt độ III, độ IV; số đo huyết áp thường rất cao cả tối đa lẫn tối thiểu, tiến triển nhanh, nặng; hay có biến chứng não, tim. Huyết áp tâm trương ³ 17,3 KPa (130 mmHg) trở lên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1