Bệnh Cúm Ngựa
lượt xem 3
download
Tại Úc, bệnh Cúm Ngựa năm nay đã và đang gây tổn phí lẫn ưu tư cho chính quyền cũng như cho dân chúng. Hiểm họa Cúm Ngựa tất nhiên có một số lý do. Ưu tư của người cũng không phải là chẳng có nguyên nhân. Nhưng tin cập nhật đã cho thấy có "tin vui giữa trời tuyệt vọng". Cúm Ngựa tại Úc và Tổn Phí cho Người Úc Xưa kia, ngựa ở nước Úc may mắn hơn người Úc, vì ngựa chưa từng bị Cúm. Nhưng ca Cúm Ngựa đầu tiên đã xảy ra tại Sydney,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh Cúm Ngựa
- Bệnh Cúm Ngựa Tại Úc, bệnh Cúm Ngựa năm nay đã và đang gây tổn phí lẫn ưu tư cho chính quyền cũng như cho dân chúng. Hiểm họa Cúm Ngựa tất nhiên có một số lý do. Ưu tư của người cũng không phải là chẳng có nguyên nhân. Nhưng tin cập nhật đã cho thấy có "tin vui giữa trời tuyệt vọng". Cúm Ngựa tại Úc và Tổn Phí cho Người Úc Xưa kia, ngựa ở nước Úc may mắn hơn người Úc, vì ngựa chưa từng bị Cúm. Nhưng ca Cúm Ngựa đầu tiên đã xảy ra tại Sydney, NSW, ngày 23 tháng 8 2007, có lẽ đã cho ngựa biết Úc không còn là một "Lucky Country”. Giới chức Úc liên hệ đã có biện pháp ngăn chận, ngựa đã bị buộc "dậm chân tại chỗ" qua lệnh "standstill", trong khi đó các tổ chức Cá Ngựa dự kiến thất thu lên đến 70 triệu trong ngày đầu cấm đua ngựa. Số thất thu này có thể lên đến 1 tỷ Úc kim nếu cấm đua kéo dài một tháng. Bất chấp các nỗ lực của nhà chức trách địa phương, Cúm Ngựa từ Tiểu bang NSW, đã lây lan sang tiểu bang Queensland. Đến 6:00 pm, ngày 14 September 2007 có 841 cơ sở bất động sản bị nhiễm với tổng cộng 8 353
- con ngựa; 357 cơ sở bất động sản đuợc xếp vào hạng nguy hiểm với 2 731 con ngựa; và 257 cơ sở bất động sản nghi ngờ bị nhiễm với 1 809 con ngựa. Ngày 13 September 2007, chính phủ Úc đã bắt đầu chi 110 triệu Úc kim cho những người bị thiệt hại do bệnh Cúm Ngựa. Lý do của hiểm họa do bệnh Cúm Ngựa Ngựa Úc đã dễ dàng bị bệnh Cúm Ngựa vì chưa từng quen nếm mùi siêu khuẩn EI - Virus equine-1 (H7N7) và equine-2 (H3N8) - vốn là nguồn gây bệnh này. Cúm Ngựa đã là một hiểm họa vì rất hay lây và bộc phát gây bệnh ở đường hô hấp của ngựa lừa. Ra khỏi cơ thể ngựa, loại siêu khuẩn này vẫn còn có thể sống 24-48 giờ trên tay người và đồ vật plastic, 8-12 giờ trên áo quần và giấy. Cúm Ngựa lây lan nhanh chóng qua sự tiếp xúc trực tiếp với ngựa đang mang bệnh hoặc có khả năng bị bệnh này. Nguồn lây lan cũng có thể là qua tiếp xúc gián tiếp với vật dụng liên quan đến ngựa bị nhiễm trong chuồng hoặc xe trước đây. Người săn sóc ngựa bị nhiễm cũng có thể truyền bệnh Cúm Ngựa lan qua ngựa còn khỏe mạnh. Sự lây lan dễ dàng này thường qua chân tay, áo quần và trang bị của người tiếp xúc với ngựa đang mang bệnh. Thời kỳ nung ủ bệnh lại ngắn, Cúm Ngựa thường biểu hiện ngay từ 2 đến 6 ngày sau khi ngựa bắt đầu bị nhiễm siêu khuẩn.
- Lúc phát bệnh, chỉ dấu chính gồm: sốt lên cao đột ngột đến 39-40 độ C; ho khô ho khan; chảy nước mắt, mũi từ lỏng đến đặc rồi thối. Hạch bạch huyết dưới hàm sưng; chân dưới có thể sưng. Ngựa có vẻ buồn bã, biếng ăn, thở khó, cứng cơ bắp thịt làm khó cử động. Ngựa già và ngựa con có thể chết vì bệnh Cúm Ngựa do Viêm phổi. Thời gian hồi phục có thể kéo dài vài tuần, và ngựa cần đuợc nghỉ ngơi để tránh biến chứng. Ngựa không đuợc nghỉ ngơi lúc bệnh và trong thời gian hồi phục có thể bị biến chứng như nhiễm khuẩn thứ cấp với viêm phế quản hoạc viêm phổi và chết. Do đó, ngựa cần đuợc nghỉ ngơi ít ra 1 tuần cho cứ mỗi ngày bị ho; nghĩa là ngựa ho 5 ngày cần nghỉ 5 tuần. Hiện nay lại chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh Cúm Ngựa, ngoại trừ thuốc giúp chống ho và chống sốt. Phòng chống hiểm họa do bệnh Cúm Ngựa Siêu khuẫn (Virus) gây Cúm Ngựa có thể dễ dàng bị diệt bằng cách rửa sạch và tẩy trùng các phần có thể bị ô nhiễm như tay, áo quần, dụng cụ
- Thuốc tẩy pha loãng theo hướng dẫn của nhà sản xuất cũng đủ khử trùng Để hạn chế lây lan, chính quyền NSW, ACT và Queensland đã ban hành biện pháp giữ ngựa tại chỗ không cho di chuyển ra khỏi nơi hiện cư trú. Ngựa đã ra khỏi chuồng phải trở lại chuồng cu ngay và lưu lại đấy cho đến khi có lệnh mới. Thời gian cách ly như vậy thường kéo dài 30 ngày từ sau ngày cuối cùng có dấu hiệu bệnh Cúm Ngựa. Sau thời gian cách ly này, ngựa dù đã bị bệnh, sẽ không còn là nguồn lây lan bệnh. Hiện nay ở những nước ngoài thường xuyên có Cúm Ngựa (Europe, North America, South America, North Africa, Asia), người ta có dùng thuốc chủng ngừa hàng năm. Nhưng thuốc chủng (cần chích 2 lần cách 4-6 tuần) chỉ có tác dụng 7 ngày sau khi chích lần thứ 2 và chỉ có tác dụng trong ngắn hạn 3-4 tháng. Thuốc chủng còn phải được chích lại sau 4-6 tháng; vậy mà vẫn không bảo vệ 100%. Thuốc chủng ngừa còn có thể làm cho việc chẩn đoán bệnh Cúm Ngựa phiền toái hơn. Mặt khác, Cúm Ngựa vốn không là một bện thường có tại Úc và chính quyền Úc hy vọng sẽ loại trừ đuợc bệnh Cúm Ngựa. Do đó lúc đầu chính quyền Úc đã không yêu cầu dùng thuốc chủng ngừa Cúm Ngựa cho ngựa. Nhưng gần đây, trong chuyến nghiên cứu tại Kentucky, Greg Nash một Thú Y sĩ Úc đã nói với đồng nghiệp Mỹ rằng
- không hiểu tại sao không chủng ngừa Cúm ngựa tại Úc như các nước Nhật, Nam Phi và Anh Quốc. Và giới chức thẩm quyền (Tiểu bang NSW và Dr Cameron Collins, secretary of Equine Veterinarians Australia) cũng đang trên đà xét lại việc chủng ngừa chiến lược đối với Cúm Ngựa. Cúm Ngựa và Cúm Người Trước đây người Úc thường lo bị lây bệnh Cúm Gà. Điều lo ngày nay tại Úc là liệu Cúm Ngựa có lây sang người chăng? Không như Cúm Gà (gia cầm), chưa có trường hợp Cúm Ngựa nào xảy ra ở người. Ngựa không truyền Cúm Ngựa sang Người. Nhưng Người lại gây lây lan sang Ngựa. Qua trang bị, tay chân, áo quần, siêu khuẩn bệnh Cúm Ngựa có thể truyền bệnh từ ngựa có bệnh sang ngựa chưa mắc bệnh. Cúm Ngựa và Cúm Chó Người Úc yêu thương Chó đã lo lắng hỏi: Đối với bạn thân của Người thì sao? Một số trường hợp Cúm Chó do Siêu khuẩn (Virus H3N8) đã đuợc báo cáo ở nước ngoài, như tại Florida, USA, tháng 1 năm 2004, do đua Chó đã dùng chung đường đua Ngựa. Tuy nhiên, trong mùa bộc phát Cúm Ngựa
- tại Úc năm nay, chưa thấy có hiện tượng Cúm Ngựa lan sang Chó. Và nhà chức trách địa phương cũng đang theo dõi vấn đề này. "Tin vui giữa trời tuyệt vọng" Dù sao, tin mừng cũng đã đến. Bốn cuộc đua ngựa đã được dự kiến cho ngày thứ bảy 15 September 2007 tại Brisbane's Eagle Farm, Bedourie, Gympie, Mackay, thuộc tiểu bang Queensland. Và công chúng có thể tham dự -tất nhiên với điều kiện an ninh sinh học chặt chẽ Ngày Thứ Sáu 28 September 2007, một lố đầu tiên của thuốc chủng ngừa đã được đưa từ Pháp đến Sydney, NSW. Trong số 20 000 liều này, 7 940 liều được dự trù phân phối cho NSW, 7 940 liều cho Queensland; và 4 100 dành cho Victoria. 20 liều còn lại dành cho các công trình nghiên cứu lên hệ. Mong rằng tin vui còn đến đều đều, và Cúm Ngựa sẽ mãi mãi ra đi khỏi nước Úc. bác sĩ Nguyễn Nguyên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BỆNH CÚM GIA CẦM
2 p | 674 | 128
-
Vắc-xin phòng bệnh cúm
5 p | 122 | 21
-
Bài giảng Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm cúm A (H5N1, H1N1, H7N9) - BS.CKII Nguyễn Thị Thanh Hà
100 p | 136 | 15
-
Bệnh cúm và thai kỳ
5 p | 156 | 14
-
Tôi phải làm gì để tránh bị bệnh cúm?
2 p | 135 | 10
-
Ba bước chống lại sự tấn công của “cúm”
6 p | 115 | 10
-
Xét nghiệm nhanh để xác định bệnh Cúm
8 p | 73 | 9
-
Nguyên tắc phòng ngừa khi dịch cúm gia cầm đang bùng phát
5 p | 115 | 8
-
Bài giảng Công tác điều dưỡng trong dự phòng và chăm sóc người bệnh cúm - HS. Võ Thị Ngọc Diệp
28 p | 117 | 7
-
Phòng bệnh cúm khi thời tiết chuyển mùa
3 p | 81 | 7
-
Gánh nặng bệnh cúm mùa ở trẻ em
6 p | 110 | 6
-
Súc miệng bằng nước lá chè xanh ngừa bệnh cúm
2 p | 91 | 4
-
Bệnh Cúm trẻ em: Phòng bệnh khi trời trở lạnh
3 p | 93 | 4
-
Bệnh cúm ở người lớn và trẻ em
3 p | 87 | 4
-
Tăng sức đề kháng cho trẻ với bệnh cúm
7 p | 62 | 4
-
Để con luôn chiến thắng bệnh cúm
3 p | 74 | 3
-
Mùa lạnh, đề phòng bệnh cúm cho trẻ em
3 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn