intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH DA TRONG TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 6)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

99
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lâm sàng: các vết chai diễn tiến đến hoại tử và phá hủy mô bên trên xương ở bàn chân, thường ở ngón cái và lòng bàn chân, trên các khớp xương đốt bàn-ngón 1 hoặc 2. Các vết loét bao quanh bởi một vòng chai và có thể ăn sâu vào khớp và xương bên dưới. Các biến chứng là nhiễm trùng mô mềm và viêm xươngtủy xương. *Điều trị: thay đổi các yếu tố gây ra vết loét, chẳng hạn như viêm da ứ đọng, phù chân, nhiễm trùng da. Điều trị tiêu chuẩn cho loét chân do...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH DA TRONG TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 6)

  1. BỆNH DA TRONG TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 6) oooOOOooo *Lâm sàng: các vết chai diễn tiến đến hoại tử và phá hủy mô bên trên xương ở bàn chân, thường ở ngón cái và lòng bàn chân, trên các khớp xương đốt bàn-ngón 1 hoặc 2. Các vết loét bao quanh bởi một vòng chai và có thể ăn sâu vào khớp và xương bên dưới. Các biến chứng là nhiễm trùng mô mềm và viêm xương- tủy xương.
  2. *Điều trị: thay đổi các yếu tố gây ra vết loét, chẳng hạn như viêm da ứ đọng, phù chân, nhiễm trùng da. Điều trị tiêu chuẩn cho loét chân do bệnh lý thần kinh của tiểu đường gồm lấy đi các mảnh vụn, giảm sức nặng, chăm sóc vết thương, dự phòng áp lực. Đã phát triển các liệu pháp điều trị loét do tiểu đường, bao gồm các yếu tố tăng trưởng và các sản phẩm thay thế da, nhưng chưa có dữ liệu đầy đủ về việc sử dụng chúng trong chăm sóc vết thương tiêu chuẩn. Yếu tố tăng trưởng dẫn xuất từ tiểu cầu tái tổ hợp dùng điều trị tại chỗ loét chân do tiểu đường được xác định độ an toàn nếu dùng chung với giảm sức nặng, lấy đi các mảnh vụn, kiểm soát nhiễm trùng. Trong nghiên cứu lâm sàng đa trung tâm, việc sử dụng sản phẩm tương tự 2 lớp da (Grafskin) cho thấy 56% lành bệnh trong 12 tuần so với 38% lành theo chăm sóc tiêu chuẩn. Sản phẩm tương tự 1 lớp da và yếu tố tăng trưởng dẫn xuất từ tiểu cầu (Becaplermin) nhận thấy cũng có cải thiện sự lành bệnh tương tự khi so với chăm sóc tiêu chuẩn. Tuy nhiên, các kỹ thuật này chưa phân tích rõ về chi phí so với chăm sóc tiêu chuẩn. Các sản phẩm sinh học này có thể có vai trò trong điều trị loét rộng (>2cm) hoặc loét kém đáp ứng với điều trị chuẩn. *Dự phòng: rất quan trọng. Báo cáo của Singh và cs khuyến cáo: kiểm soát đường huyết, dự phòng bệnh lý thần kinh. Trong nghiên cứu gần đây, nguy cơ loét bàn chân đã gia tăng gần như trực tiếp cho mỗi % gia tăng HbA1C. Khám bàn chân, bao gồm thử nghiệm Semmes-Weinstein cho bệnh lý thần kinh và khám lâm sàng bệnh lý mạch máu ngoại biên, có thể góp phần điều chỉnh trên tất cả bệnh
  3. nhân tiểu đường. Nếu có nấm bàn chân, cần điều trị ngay để dự phòng sự phá vỡ hàng rào da. Ngưng hút thuốc lá cũng cần thực hiện. Huấn luyện bệnh nhân tự chăm sóc bàn chân mỗi ngày (bệnh nhân có tiền căn loét sẽ có nguy cơ cao tái loét: 34% trong 1 năm, 61% trong 3 năm và 70% trong 5 năm). Bảng 2: Thực hành chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân Tiểu đường -Khám bàn chân hàng ngày, bao gồm cà vùng giữa các ngón chân; -Khi rửa luôn luôn giữ khô cẩn thận bàn chân, nhất là vùng giữa các ngón chân; -Nhiệt độ luôn thấp dưới 37 độ C (98,6 độ F), thử trước với bàn tay rồi mới dùng trên chân; -Không đi chân không và mang giày không có vớ; -Xem xét và sờ nắn hàng ngày bên trong giày để phát hiện các vùng không đều và dị vật; -Nếu thị lực giảm, không nên cố gắng chăm sóc bàn chân của mình bằng chính mình; -Thuốc làm mềm da được dùng khi da khô nhưng không dùng ở kẽ các ngón;
  4. -Thay đổi vớ hàng ngày; -Mang vớ với đường may nối ở bên trong hoặc không có đường may nối; -Móng cần phải được cắt ngắn; -Dày sừng và vết chai không được cắt bởi bệnh nhân mà do nhân viên Y tế; -Bệnh nhân phải được bảo vệ bàn chân bằng khám thường xuyên bởi dịch vụ Y tế; -Bệnh nhân phải báo cáo sớm cho nhân viên Y tế khi thấy bất kỳ: bóng nước, vết cắt, vết trầy xước, đau, viêm da, móng chọc thịt… Bảng 3: Phương pháp chăm sóc bàn chân tiểu đường và loét do tiểu đường [1]Các yếu tố nguy cơ gây loét do tiểu đường: HbA1C Thị lực dưới 20/40 Tiền căn có loét chân Tiền căn có cắt cụt Không nhạy cảm một sợi TK
  5. Nấm móng [1]+không có Loét: Thay đối yếu tố nguy cơ [1]+ Có Loét: *Mạch chân còn sờ được: - Dấu hiệu lâm sàng của viêm mô tế bào hoặc viêm xương-tủy xương: [a] CÓ Lấy đi các mảnh vụn Loại trừ áp lực Lượng giá viêm xương tủy xương và dùng Kháng sinh [b] KHÔNG Lấy đi các mảnh vụn Loại trừ áp lực [a] và [b]: Vết thương nhỏ lại; giảm phù nề và chèn ép. Nếu sau 4 tuần: +Cải thiện: duy trì như trên; giáo dục chăm sóc bàn chân; thay đổi yếu tố nguy cơ.
  6. +Không cải thiện: tìm biến chứng; tái nhiễm trùng; có vết thương mới…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2