BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG, TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP
lượt xem 3
download
Đứng trước sự bùng nổ của bệnh đái đường, ảnh hưởng càng ngày càng nhiều các người trẻ tuổi, việc phát hiện bệnh trở thành một điều không thể tránh được. Với mục tiêu, ngăn ngừa chứng béo phì. Trên thế giới cứ mỗi 10 giây đồng hồ có một người chết vì những biến chứng của bệnh đái đường và có hai trường hợp mới được chẩn đoán. Trong vòng 20 năm, số các người bệnh đã bùng nổ, chuyển từ 35 triệu năm 1985 lên hơn 250 triệu ngày hôm nay, đưa bệnh đái đường do một...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG, TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP
- BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG, TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP Đứng trước sự bùng nổ của bệnh đái đường, ảnh hưởng càng ngày càng nhiều các người trẻ tuổi, việc phát hiện bệnh trở thành một điều không thể tránh được. Với mục tiêu, ngăn ngừa chứng béo phì. Trên thế giới cứ mỗi 10 giây đồng hồ có một người chết vì những biến chứng của bệnh đái đường và có hai trường hợp mới được chẩn đoán. Trong vòng 20 năm, số các người bệnh đã bùng nổ, chuyển từ 35 triệu năm 1985 lên hơn 250 triệu ngày hôm nay, đưa bệnh đái đường do một sự hiện diệ n đường quá cao trong máu, lên thành nguyên nhân thứ tư gây tử vong trong các nước phát triển. Và các viễn ảnh càng làm lạnh xương sống : gần 435 triệu người vào năm 2030, trong đó 80% trong các nước đang phát triển. Một tình hình càng đáng hãi hùng khi s ự lạm phát này sẽ kèm theo một sự gia tăng số các biến chứng nghiêm trọng gắn liền với căn bệnh : các tai biến mạch máu não, sự mù lòa, cắt cụt các chi, suy thận... Bệnh đái đ ường đã là nguyên nhân đầu tiên gây mù lòa trong các nước phát triển. Điều tệ hại hơn : căn bệnh, dầu đó là loại 1 hay loại 2, gây bệnh cho những người ngày càng trẻ tuổi. Tại sao có một đại dịch toàn cầu như thế và làm sao ngăn chặn nó?
- Câu hỏi gây bàn cãi cộng đồng các chuyên gia bệnh đái đường, và họ một lần nữa đã rung chuông báo động nhân Ngày thế giới của người bệnh đái đường, 14/11/2009. Đối với bệnh đái đường loại 2, chiếm 90% những bệnh nhân đái đường, thì nguyên nhân không có gì là bí ẩn. Chế độ ăn uống xấu, tình trạng không hoạt động vật lý, ăn uống ê hề, các thủ phạm đã được nhận diện. “Chứng béo phì lót đường cho bệnh đái đường”, GS Michel Krempf, thầy thuốc chuyên khoa bệnh đái đường ở Nantes, đã tóm tắt như vậy. Kết quả: 90% những người béo phì là người bệnh đái đường và 80% những người bị bệnh đái đường loại 2 ở trong tình trạng gia tăng thể trọng (surpoids) hay béo phì (obésité). Mặt khác, danh từ “diabésité” đã đi vào trong ngôn ngữ thông thường của các thầy thuốc thực hành. “Đó là một bệnh mới phát khởi (pathologie émergente) trong nhi khoa”, cách nay hai năm, ta đã có thể đọc như thế trong một báo cáo của Viện theo dõi y tế (Institut de veille sanitaire). Ngày nay, chẩn đoán bệnh đái đường ngay ở tuổi thiếu niên là chuyện thông thường. Vì vậy, đối với các chuyên gia, sự khẩn cấp của một phòng ngừa có tính cách tấn công hơn đối với nhóm người này, nhưng cũng khẩn trương điều tra phát hiện rộng rãi hơn trong toàn dân. Ở Pháp, 500.000 người không biết mình là những người đang bị bệnh đái đường.
- Bởi vì, ta có thể hành động đứng trước căn bệnh này. “Thường nhất, trước một sự gia tăng thể trọng vừa phải, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống đồng thời thực hiện một hoạt động vật lý đều đặn cũng đủ cho phép một sự trở lại bình thường của đường huyết ”, BS Said Bekka, thầy thuốc chuyên khoa nội tiết và đái đường ở Chartres, đã đảm bảo như vậy. Ông chủ trương phổ biến các chương trình giáo dục điều trị. “Trong 2/3 các trường hợp, có thể biến đổi lâu dài những thói quen ăn uống”, ông đã giải thích như vậy. Nhưng điều quan trọng nhất là phải hành động sớm, trước khi mỡ được tích trữ. “Từ nay, người ta biết rằng mỡ chứa các hormone hoạt tính thường độc hại cho cơ thể, BS Bekka nói tiếp. Trong trường hợp tăng thể trọng (surpoids), các tế bào mỡ bị vượt quá bởi sự tích trữ mỡ. Khi đó, chúng là nguồn gốc của một cơ chế được gọi là tình trạng đề kháng insuline (insulino- résistance) : các chất mỡ được ứ đọng trong sâu cuối cùng gởi một tín hiệu hóa học nhằm ức chế các thụ thể (récepteurs) đối với insuline hiện diện trong gan và các cơ, những mô này tiêu thụ glucose. Hậu quả, đường ít được đồng hóa và do đó tăng cao trong máu. “May mắn thay, chúng ta có một chỉ dấu lâm sàng đơn giản của tình trạng đề kháng insuline (insulino-résistance): đo chu vi bụng (périmètre abdominal), BS Bekka đã nhắc lại như vậy. Vậy những người có nguy cơ
- phát triển một bệnh đái đường đều có thể dễ nhận diện, vì tình trạng đề kháng insuline xuất hiện vài năm trước khi đường huyết tăng cao. Nhưng trên thực tế, chỉ 1/3 các bệnh nhân là đạt được sự cân bằng với sự cải thiện vệ sinh đời sống của họ. Đối những kẻ khác, buộc p hải nhờ đến các loại thuốc. May mắn thay, sự nghiên cứu đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong thời gian gần đây. “Từ lâu, chúng ta đã chỉ có hai loại thuốc để đề nghị ”, Michel Krempf đã xác nhận như thế. Từ vài năm nay, khoảng một chục họ điều trị (familles thérapeutiques) đã xuất hiện. Sau cùng hết là các gliptines, với sự xuất hiện vào tháng 10 vừa qua saxagliptine (Onglyza), một loại thuốc đổ bộ lên một thị trường vốn đã được chiếm lĩnh bởi sitagliptine (Januvia) và vidagliptine (Galvus). Chất kháng hormone này tác dụng chống lại enzyme đe dọa GLP1, được tiết tự nhiên bởi ống tiêu hóa. Bình thường, GLP1 kích thích tiết insuline, như thế làm giảm nồng độ đường trong máu. Nhưng thời gian sống của GLP1 rất ngắn bởi vì nó bị phá hủy bởi một enzyme, DPP-4 (dipeptyl-peptidase). Các nhà hóa học đã hiệu chính được một chất ức chế của DPP-4, điều này tái lập sự tiết insuline bình thường. “Đây là lần đầu tiên mà chúng ta có các loại thuốc làm giảm đồng thời đường trong máu và làm mất cân mà không gây nên hạ đường huyết”, BS Bekka đã phát biểu như vậy.
- Loại bệnh đái đường kia, được gọi là loại 1, là một bệnh tự miễn dịch. Lại nữa, những bệnh nhân ngày càng nhiều và ở lứa tuổi ngày càng trẻ. Vào mùa xuân vừa qua, một công trình nghiên cứu xuất hiện trong The Lancet loan báo rằng số trẻ em bị bệnh đái đường loại 1 sẽ gia tăng 70% từ nay đến 2020, chuyển từ 94.000 lên 160.000 trường hợp trên thế giới. Và điều này, nhất là trong nhóm các trẻ em rất nhỏ tuổi, tỷ lệ gia tăng được dự kiến là 5,4% nơi những trẻ dưới 4 tuổi! Các nguyên nhân? “Chúng tôi phải thành thật thú nhận rằng chúng tôi không biết gì hết”, BS Lucienne Chatenoud, chuyên gia miễn dịch học và nhà nghiên cứu nữ của bệnh viện Necker Paris, đã tỏ ra lo lắng như vậy. Cũng như đối với những bệnh tự miễn dịch khác như bệnh xơ cứng rải rác (sclérose en plaques), người ta chỉ biết rằng bệnh đái đường loại 1 được phân bố trên hành tinh theo một gradient Bắc-Nam và rằng một đứa trẻ ở Phần Lan có nguy cơ 350 lần lớn hơn so với một em bé Trung Hoa phát triển một bệnh đái đường. Khuynh hướng tăng cao là quá nhanh nên không thể chỉ quy cho là do yếu tố di truyền, Lucienne Chatenoud đã nhấn mạnh như vậy. Nguồn gốc vậy thì nằm ở nơi nào khác, liên kết với những yếu tố môi trường.” Nhưng là những yếu tố nào? Việc đưa vào quá sớm các sản phẩm sữa hay ngũ cốc trong chế độ ăn uống? Độc tính của một virus hay của một tác nhân hóa học? Hay giả thuyết vệ sinh (hypothèse hygiéniste), cho rằng một
- thời kỳ thơ ấu trải qua trong một môi trường quá được khử trùng, dẫn đến một sự kích thích quá mức của hệ miễn dịch và hệ này quay trở lại chống chính những tế bào của cơ thể mình”, BS Chatenoud đã bình luận như thế. Câu trả lời có lẽ sẽ đến từ công trình nghiên cứu rộng rãi nhất từng được thực hiện về đề tài này năm 2006 ở Phần Lan, ở Hoa Kỳ, ở Đức và ở Thụy Điển. Được mệnh danh là Teddy (The Environmental Determinants of Diabetes in the Young) công trình theo dõi 7000 trẻ sơ sinh, một vài trẻ có nguy cơ cao hơn phát triển căn bệnh do các tiền sử gia đình của chúng, những trẻ khác phát xuất từ dân chúng nói chung. Các kết quả được dự kiến vào năm 2022 ! Trong lúc chờ đợi, bị bệnh đái đường loại 1, đó là bị bệnh đái đường suốt đời. “Điều trị” độc nhất là mang lại insuline bị thiếu hụt bằng những mũi tiêm hàng ngày. Céline đã sống như vậy từ gần 40 năm nay : “tôi đã trải qua tất cả : các ống tiêm bằng thủy tinh cần phải được đun sôi và sau đó bị trít lại vì bị đóng vôi”, bà ta đã nói như vậy. Ngày nay, được trang bị bởi một bơm insuline, một hộp nhiều ngăn (boitier) được mang ở đai quần, phát ra một liều lượng hằng định insuline, tuy vậy Céline vẫn không thoát khỏi phải tiêm dưới da 3 mũi tiêm khác mỗi ngày. Bà hưởng được những thành quả của viễn y (télémédecine), một trong những tiến bộ trong việc theo dõi bệnh đái đường. Song song, lần này những tiến bộ đã được thực hiện trong
- sự hiểu biết về căn bệnh, với sự khám phá, vào tháng 9 vừa qua bởi một nhóm nghiên cứu quốc tế, của một gène đề kháng với insuline (IRS), hiện diện trên nhiễm sắc thế 2. Điều này làm hé mở những đường hướng điều trị mới. Cũng vậy, nếu viễn ảnh của một tụy tạng nhân tạo (pancréas artificiel) còn lắm xa xăm, phẫu thuật ghép các đảo nhỏ Langerhans (greffes d’ilôts de Langerhans), những tế bào bêta của tụy tạng sản xuất insuline, đã bắt đầu chứng tỏ hiệu quả của chúng. Ở Lille, nhóm của GS François Pattou, phụ trách đơn vị Inserm liệu pháp tế bào của bệnh đái đường, đã thành công chữa lành 8 bệnh nhân trên 14, sau khi được ghép 5 năm. Những liệu pháp dựa trên miễn dịch liệu pháp (immunothérapie) cũng xuất hiệ n. Trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu đã cấp các kháng thể kháng CD3 (anticorps anti-CD3), đặc hiệu chống lại các tế bào lympho T, những tế bào phá hủy các tế bào bêta của tụy tạng. Vào năm 2005, và lần đầu tiên trên thế giới, một nhóm nghiên cứu quốc tế được điều hành bởi BS Lucienne Chatenoud, đã đạt được một sự thuyên giảm nơi các bệnh nhân đái đường sau chỉ 6 ngày điều trị. 4 năm sau, những kết quả ngoạn mục này đã vẫn được duy trì. “ Điều này đã cho phép các bệnh nhân giảm một cách đáng kể những liều lượng insuline ”, nhà khoa học nữ đã xác nhận như vậy. Từ đó, những phòng thí nghiệm lớn quan tâm rất sát đến các kháng thể kháng CD3. Nhưng cần
- phải hành động nhanh để đuổi kịp với dịch bệnh. Đồng thời giới hạn những chi phí y tế đã tăng cao. Ở Pháp, mỗi năm 9 tỷ euro được bồi hoàn đối với bệnh đái đường. Hoặc một hóa đơn khoảng 600 euro mỗi năm cho mỗi bệnh nhân. Để có thể hạn chế sự bùng nổ của các phí tổn, Assurance-maladie đang trắc nghiệm một coaching téléphonique cá thể hóa để theo dõi tốt hơn các bệnh nhân trong khoảng một chục tỉnh của nước Pháp. BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG LÀ GÌ ? ĐÁI ĐƯỜNG LOẠI ĐÁI ĐƯỜNG LOẠI 2 1 Cũng được gọi là gầy (diabète Được gọi là béo (diabète gras) maigre) hay phụ thuộc insuline hay phụ thuộc insuline không (diabète insulinodépendant) (diabète non insulinodépendant). 10% các trường hợp 90% các trường hợp Triệu chứng : sự thích ăn gia Triệu chứng : không có trước tăng, người gầy đi, khát nước, mệt giai đoạn của các biến chứng, lên cân
- mỏi. chậm Ai bị mắc bệnh : thường khởi Ai bị mắc bệnh : thường là đầu nơi những người trưởng thành trẻ những người trên 40 tuổi, nhưng tuổi và các trẻ em. ngày càng thường thấy những người trẻ tuổi và các trẻ em. Những nguyên nhân : bệnh tự Những nguyên nhân : các yếu miễn dịch gây nên một sự phá hủy tố di truyền và môi trường (các thói các tế bào của tụy tạng tiết insuline quen ăn uống, chứng nghiện thuốc lá, (các đảo nhỏ Langerhans), bởi các nhàn rỗi không hoạt động, chứng béo kháng thể. phì) Những đặc điểm : vắng mặt Những đặc điểm : khuyết tật tiết insuline và sự đề kháng của cơ hoàn toàn insuline. thể (tình trạng đề kháng insuline, insulino-résistance). Các mô không hấp thu đường nữa vì thặng dư mỡ ở các cơ và mô mỡ bao quanh các tạng
- Điều trị : insuline tiêm dưới da Điều trị : chế độ ăn uống và thể nhiều lần mỗi ngày, bơm insuline. dục. Rồi điều trị bằng thuốc uống. Nếu thất bại, buộc phải chuyển qua điều trị bằng insuline. Dầu là loại 1 hay loại 2, bệnh đái đường luôn luôn được định nghĩa bởi một nồng độ đường gia tăng trong máu, do một sự loạn năng của tụy tạng khiến cơ quan này không phóng thích khá đủ insuline trong cơ thể. Mặc dầu các cơ chế dẫn đến hiện tượng này khác nhau, nhưng các hậu quả đều giống nhau : các biến chứng nghiêm trọng tim-mạch, thận và mắt do các ứ đọng của đường và mỡ nơi các huyết quản của cơ thể.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN (Kỳ 1)
6 p | 225 | 42
-
Chữa viêm khí phế quản mạn tính bằng hoa quả
3 p | 229 | 37
-
Tại sao người tiểu đường khó ngủ?
6 p | 135 | 27
-
MỘT SỐ BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP THƯỜNG GẶP Ở BỆNH NHÂN ÐÁI THÁO ÐƯỜNG
4 p | 115 | 11
-
Một số bệnh cơ xương khớp ở bệnh nhân đái tháo đường
5 p | 85 | 11
-
Kiểm soát bệnh hen ở người cao tuổi
2 p | 99 | 11
-
Chữa khàn tiếng bằng củ cải trắng
5 p | 155 | 10
-
Dược dục phòng chống viêm ngứa ngoài da
2 p | 114 | 9
-
Thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
8 p | 79 | 7
-
Tim mạch và phong thấp nhiệt tính (thấp tim) (Kỳ 3)
5 p | 83 | 6
-
Viêm đường tiết niệu và thuốc dùng
5 p | 71 | 6
-
Đề phòng sốt xuất huyết nặng ở trẻ
7 p | 75 | 5
-
Phòng và trị bệnh nhiệt miệng
6 p | 104 | 5
-
Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường typ 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm năm 2021-2022
5 p | 17 | 5
-
Cảnh giác với cơn thoáng thiếu máu não
6 p | 94 | 4
-
Đặc điểm và kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết cấy máu dương tính ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ tại Bệnh viện Thống Nhất
8 p | 25 | 3
-
Lựa chọn phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân xơ cứng vật hang dựa trên các đặc điểm giải phẫu dương vật: Báo cáo ba ca bệnh lâm sàng
5 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn