intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh hen suyễn (phần 1)

Chia sẻ: Hoason Hoason | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

159
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hen suyễn là một bệnh ở phổi gây ra những cơn lặp lại các triệu chứng như khò khè, thở ngắn, tức ngực và ho, đặc biệt là vào ban đêm hay lúc sáng sớm. Một người bị bệnh hen suyễn sẽ thấy khó thở vì sự viêm nhiễm và hẹp đường dẫn khí. Hen suyễn là một trong những căn bệnh dai dẳng thường gặp; theo Hội dị ứng và hen suyễn Hoa Kỳ, có khoảng 20 triệu người ở đát nước này bị hen suyễn. Trong những năm gần đây, tỉ lệ phần trăm những người mắc bệnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh hen suyễn (phần 1)

  1. Bệnh hen suyễn (phần 1) Hen suyễn là một bệnh ở phổi gây ra những cơn lặp lại các triệu chứng như khò khè, thở ngắn, tức ngực và ho, đặc biệt là vào ban đêm hay lúc sáng sớm. Một người bị bệnh hen suyễn sẽ thấy khó thở vì sự viêm nhiễm và hẹp đường dẫn khí. Hen suyễn là một trong những căn bệnh dai dẳng thường gặp; theo Hội dị ứng và hen suyễn Hoa Kỳ, có khoảng 20 triệu người ở đát nước này bị hen suyễn. Trong
  2. những năm gần đây, tỉ lệ phần trăm những người mắc bệnh này ngày càng gia tăng, với những lý do chưa được biết rõ. Điều gì đang diễn ra trong cơ thể? Ở một người bị bệnh hen suyễn, đường dẫn khí bị thu hẹp là hậu quả của sự sưng tấy, viêm nhiễm và tăng tiết. Trong suốt cơn hen suyễn bùng phát hay “sự tấn công của bệnh hen suyễn”, các cơ của đường ống dẫn khí hay phế quản bị co chặt lại. Phản ứng bên trong phổi vượt hẳn lượng kích thích tác động lên nó. Sự viêm nhiễm và co thắt trong đường dẫn khí tăng lên, giữ lại không khí trong các lá phổi. Phản ứng khởi phát qúa độ này làm tăng sự hình thành chất nhầy trong phổi. Người đó sẽ không thể hít đầy hơi và có cảm giác khó thở. Đôi khi phản ứng khởi phát này gây sưng phồng xuyên khắp toàn bộ ống cuống phổi. Sự mở ra của trung tâm ống này sau đó sẽ trở nên nhỏ dần và hô hấp trở nên khó khăn hơn. Các triệu chứng hen suyễn được giải quyết khi đường dẫn khí mở ra lại và hô hấp trở nên dễ dàng hơn.
  3. Những dấu hiệu và triệu chứng của căn bệnh này là gì? Sau đây là những triệu chứng chính của hen suyễn: • ho. • tạo ra các chất nhầy dư thừa. • thở ngắn. • tức ngực. • khò khè.
  4. Một vài người có tất cả các triệu chứng hen suyễn kể trên. Những người khác lại chỉ có vài hay thậm chí một triệu chứng. Các tiệu chứng này thường trở nên trầm trọng hơn vào buổi sáng sớm hay suốt đêm. Chúng còn có thể là dấu hiệu của những vấn đề khác về sức khỏe bên cạnh bệnh hen suyễn. Đâu là những nguyên nhân và nguy cơ gây bệnh? Hen suyễn được gây ra bởi một đáp ứng của hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch đáp ứng quá độ với các yếu tố khởi phát và khiến cho đường dẫn khí trở nên viêm và chật hẹp. Thường thì có các yếu tố khởi phát hay kích thích gây ra các triệu chứng hen suyễn. Các yếu tố khởi phát này thay đổi theo từng cá thể. Các nguyên nhân gây khởi phát cơn hen bao gồm những trường hợp dị ứng thức ăn như đậu phộng hay các thực phẩm có chứa gốc sulphit như bia, rượu vang, đồ hộp và tôm, không khí lạnh, khô và gió bụi, các phần tử bụi nhỏ xíu, hoạt động thể thao, chứng ợ nóng, những thay đổi về hormon do mang thai hay kinh nguyệt, sự ô nhiễm môi trường bên ngoài hay bên trong nhà ở, từ sự phơi nhiễm các khói thải, sơn, khói từ các đám cháy hoặc nước hoa, thuốc dị ứng, nấm mốc, thú cưng có lông hay lông vũ, phấn hoa, hút thuốc, tình trạng căng thẳng (stress) và các bệnh nhiễm khuẩn, ví dụ như cảm lạnh hay cúm.
  5. Có thể làm gì để ngăn ngừa bệnh này? Không có sự miễn dịch hóa hay các phương pháp điều trị khác để ngăn chặn bệnh hen suyễn, nhưng một số biện pháp có thể giúp ngăn sự bùng phát cơn hen suyễn. Khi một người được chẩn đoán bị bệnh hen suyễn, nhà cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ đưa ra một phác đồ điều trị. Phác đồ này thường bao gồm việc xác định và phòng tránh các yếu tố khởi phát cũng như những tác nhân gây dị ứng hay thuốc. Bằng cáh tuân theo phác đồ điều trị, cá nhân đó có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất những cơn bùng phát hen suyễn. Bệnh này được chẩn đoán như thế nào? Việc chẩn đoán bệnh hen suyễn bắt đầu bằng việc kiểm tra bệnh sử và thể chất. Các thử nghiệm chức năng phổi là những thử nghiệm đơn giản về thở nhằm đo đạc khả năng không khí đi qua các đường dẫn khí và lượng không khí mà phội có thể giữ. Chụp X quang ngực cũng giúp chỉ ra có sự bắt giữ khí trong các lá phổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2