Bệnh HIV
lượt xem 10
download
HIV được phát hiện khi nào và nó được chẩn đoán như thế nào ? Vào năm 1981, những người đàn ông đồng tính luyến ái có triệu chứng mà bây giờ được xem là dấu hiệu để chẩn đoán hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải .(AIDS) được mô tả đầu tiên ở Los Angeles và New York. Những người đàn ông này có kiểu nhiễm trùng phổi (viêm phổi) bất thường được gọi là viêm phổi do Pneumocystis carinii (PCP) và các khối u hiếm được gọi là sarcoma Kaposi. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh HIV
- HIV (Phần 1) HIV được phát hiện khi nào và nó được chẩn đoán như thế nào ? Vào năm 1981, những người đàn ông đồng tính luyến ái có triệu chứng mà bây giờ được xem là dấu hiệu để chẩn đoán hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
- (AIDS) được mô tả đầu tiên ở Los Angeles và New York. Những người đàn ông này có kiểu nhiễm trùng phổi (viêm phổi) bất thường được gọi là viêm phổi do Pneumocystis carinii (PCP) và các khối u hiếm được gọi là sarcoma Kaposi. Bệnh nhân được ghi nhận bị ức chế nặng một loại tế bào máu miễn dịch đặc biệt, được gọi là tế bào CD4. Những tế bào này, thường được ám chỉ như là tế bào T, giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Một thời gian ngắn sau đó, bệnh này được nhận diện khắp Hoa Kỳ, Tây Âu và Châu Phi. Vào năm 1983, các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Pháp đã mô tả virus gây ra Hội Chứng Suy Giảm Miễn Dịch Mắc Phải (AIDS), bây giờ được biết là HIV. Vào năm 1985, xét nghiệm máu trở nên có sẵn để đo kháng thể kháng HIV, khi đó phát hiện đáp ứng miễn dịch của cơ thể với HIV. Xét nghiệm máu này vẫn là phương pháp tốt nhất cho việc chẩn đoán nhiễm HIV. Gần đây, các xét nghiệm đã trở nên có sẵn để tìm cùng các kháng thể này trong nước bọt và nước tiểu. HIV lây lan như thế nào ? HIV hiện diện trong máu và các dịch tiết sinh dục của tất cả các bệnh nhân bị nhiễm, cho dù họ có triệu chứng hay không. Sự lây lan HIV có thể xảy ra khi những dịch tiết này tiếp xúc với các mô như biểu mô âm đạo, vùng hậu môn, miệng hoặc mắt (màng niêm mạc), hoặc với một vết rách ở da, như là từ một vết cắt hoặc kim đâm. Các cách thường gặp nhất mà HIV lan truyền khắp thế giới bao gồm quan hệ tình dục, dùng chung kim chích, và sự lây lan từ các bà mẹ bị nhiễm sang con họ lúc
- mang thai, lúc sanh hoặc cho con bú. (Xem phần bên dưới về điều trị lúc mang thai ở phần bàn luận về việc giảm nguy cơ lây lan cho trẻ sơ sinh.) Sự lây lan HIV qua đường tình dục đã được mô tả từ đàn ông sang đàn ông, đàn ông sang phụ nữ, phụ nữ sang đàn ông, và phụ nữ sang phụ nữ bằng hoạt động tình dục qua âm đạo, hậu môn và họng. Cách tốt nhất để tránh sự lây lan qua đường tình dục là kiêng quan hệ tình dục cho đến khi chắc chắn rằng cả hai người trong mối quan hệ một vợ một chồng là không bị nhiễm HIV. Bởi vì xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV có thể mất đến 6 tháng để chuyển dương, nên cả hai người cần có xét nghiệm âm tính 6 tháng sau tiếp xúc tiềm ẩn cuối cùng với HIV. Nếu sự kiêng cử không phải là vấn đề bàn đến nữa, thì phương pháp tốt nhất kế tiếp là dùng các màng chắn chất dẻo. Ðiều này liên quan đến việc đặt một bao cao su vào dương vật ngay khi sự cương cứng đạt được để tránh tiếp xúc với các dịch trước và khi xuất tinh có chứa HIV gây lây. Liên quan đến quan hệ tình dục qua đường họng, các bao cao su nên được dùng khi mút dương vật (tiếp xúc đường họng với dương vật) và màng chắn chất dẻo (đê răng) khi liếm âm hộ (tiếp xúc đường miệng với âm đạo). Một đê răng là một mảnh latex ngăn dịch âm đạo khỏi việc đi đến tiếp xúc trực tiếp với họng. Mặc dù những đê như vậy thỉnh thoảng có thể được mua, hầu hết chúng có thể được tạo ra bằng việc cắt một mảnh chất dẻo hình vuông từ một bao cao su. Sự lây lan HIV bởi việc tiếp xúc với máu bị nhiễm thường do dùng chung kim chích, như được dùng với các thuốc bất hợp pháp. HIV cũng có thể được lây lan bởi việc dùng chung kim cho các steroid đồng hoá được dùng để tăng sức cơ, xăm hình, và đâm xuyên vào cơ thể. Ðể tránh lây lan HIV, cũng như các bệnh khác bao gồm viêm
- gan, các kim chích không nên được dùng chung. Ðầu đại dịch HIV, nhiều người bị nhiễm HIV do truyền máu hoặc các sản phẩm của máu, như những sản phẩm được dùng cho bệnh Hemophilie. Tuy nhiên, gần đây vì máu được làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV trước khi truyền nên nguy cơ bị nhiễm HIV do truyền máu ở Hoa Kỳ là cực kỳ thấp và được xem như là không quan trọng. Có một ít bằng chứng rằng HIV có thể được lây lan bởi các tiếp xúc thông thường, như có thể xảy ra ở môi trường trong gia đình. Chẳng hạn, trừ khi có ổ loét hoặc chảy máu trong họng, hôn hít nói chung được xem không phải là yếu tố nguy cơ lây lan HIV. Ðiều này là vì nước bọt, khác với dịch tiết sinh dục, đã được chứng tỏ chứa rất ít virus. Tuy nhiên, các nguy cơ trên lý thuyết đi kèm với việc dùng chung bàn chải đánh răng và dao cạo vì chúng có thể gây chảy máu. Do đó, những thứ này không nên được dùng chung với những người bị nhiễm. Tương tự, nếu không có tiếp xúc tình dục hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu thì sẽ có ít nguy cơ lây HIV trong nơi làm việc hoặc phòng học. Ðiều gì xảy ra sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm HIV ? Nguy cơ lây HIV xuất hiện sau bất kỳ khả năng tiếp xúc nào với dịch cơ thể thì khó xác định được. Tuy nhiên, hoạt động tình dục có nguy cơ cao nhất được nghĩ là giao hợp qua đường hậu môn mà không dùng bao cao su. Trong trường hợp này, nguy cơ nhiễm trùng có thể là 3-5% cho mỗi lần tiếp xúc. Nguy cơ có thể thấp hơn đối với giao hợp qua đường âm đạo mà không có bao cao su và thấp hơn nữa cho qua đường miệng mà không có màng chắn chất dẻo. Dù thực tế rằng không có sự tiếp xúc sinh dục đơn thuần nào mang một nguy cơ lây, sự nhiễm HIV có thể xuất hiện sau bất kỳ
- hoạt động tình dục đơn độc nào. Vì thế, người ta phải luôn luôn chăm chỉ trong việc tự bảo vệ họ khỏi bị khả năng nhiễm. Trong vòng 2-6 tuần sau khi tiếp xúc người bị nhiễm, một người bị nhiễm thường sẽ có xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV dương tính, như được chứng tỏ bởi cả xét nghiệm tầm soát gọi là ELISA và xét nghiệm khẳng định gọi là Western blot. Trong suốt thời gian này, hơn 50% những người bị nhiễm sẽ có biểu hiện bệnh giống "cúm" hoặc "tăng đơn nhân nhiễm trùng" trong vài tuần lễ. Lúc này được xem như giai đoạn nhiễm HIV đầu tiên (tiên phát). Các triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn này là sốt, đau cơ và khớp, viêm họng và phì đại hạch bạch huyết ở cổ. Tuy nhiên, người ta không rõ tại sao chỉ vài người bị nhiễm xuất hiện các triệu chứng này. Người ta cũng không biết việc có hay không có triệu chứng có ảnh hưởng gì trên diễn tiến bệnh sắp tới. Dù thế nào đi nữa, những người bị nhiễm sẽ trở nên không có triệu chứng sau giai đoạn này. Trong suốt giai đoạn không triệu chứng, những cá nhân bị nhiễm sẽ biết được họ có bị nhiễm hay không nếu chỉ một xét nghiệm cho HIV được thực hiện. Vì thế, bất cứ người nào mà có khả năng đã từng tiếp xúc với HIV nên đi làm xét nghiệm dù họ không có bất kỳ triệu chứng nào. Xét nghiệm HIV có thể được thực hiện bởi một thầy thuốc hoặc tại một trung tâm xét nghiệm. Trong suốt giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng, đúng là hàng tỉ phần tử HIV được tạo ra mỗi ngày. Sự sinh sản virus này kết hợp với sự giảm (với một tốc độ không ổn định) số lượng tế bào CD4 qua những năm sau đó. Cùng với sự hiện diện trong máu, virus cũng hiện diện ở khắp cơ thể, đặc biệt là trong các hạch bạch huyết, não, và chất tiết sinh dục. Khoảng thời gian từ lúc nhiễm HIV đến lúc xuất hiện AIDS là khác nhau. Vài người xuất hiện triệu chứng, báo hiệu các biến chứng của HIV để
- xác định AIDS, trong vòng 1 năm sau nhiễm trùng. Tuy nhiên, những người khác vẫn hoàn toàn không có triệu chứng trong khoảng 20 năm. Thời gian trung bình cho sự diễn tiến từ nhiễm trùng ban đầu đến AIDS là 8-10 năm. Lý do tại sao những người khác nhau diễn tiến với những tốc độ khác nhau là một lĩnh vực đang nghiên cứu. Các xét nghiệm gì được dùng để theo dõi những người bị nhiễm HIV ? Có hai xét nghiệm máu được dùng để theo dõi người nhiễm HIV. Một trong 2 xét nghiệm này, xét nghiệm đếm số lượng tế bào CD4, đánh giá trạng thái của hệ miễn dịch. Xét nghiệm khác, được gọi là tải lượng virus, đo lường trực tiếp số lượng virus. Ở những người không bị nhiễm HIV, số lượng CD4 trong máu bình thường > 500 tế bào / ml. Những người bị nhiễm HIV nói chung không trở nên có nguy cơ biến chứng cho đến khi tế bào CD4 của họ < 200 tế bào / ml. Ở mức tế bào CD4 này, hệ miễn dịch không hoạt động đầy đủ và được xem như bị ức chế. Những bệnh nhân mà có số lượng tế bào CD4 này được coi như bị ức chế miễn dịch. Sự giảm số lượng tế bào CD4 ám chỉ rằng bệnh HIV đang tiến triển nặng. Vì thế, số lượng tế bào CD4 thấp báo hiệu rằng người ấy có nguy cơ bị 1 trong những nhiễm trùng không thường gặp (gọi là nhiễm trùng cơ hội) mà xuất hiện ở những người bị ức chế miễn dịch. Hơn nữa, số lượng tế bào CD4 thực sự chỉ ra điều trị nào nên được bắt đầu để tránh những nhiễm trùng này. Tải lượng virus tiên đoán tế bào CD4 có giảm hay không trong những tháng tới. Nói cách khác, những người có tải lượng virus cao dễ bị sụt giảm tế bào CD4 và bệnh tiến triển nhanh hơn những người có tải virus lượng thấp. Vì thế, việc biết được tải lượng của virus có thể được dùng để tiên đoán sự phát triển của bệnh. Tải lượng virus cũng là một phương tiện quan trọng cho việc theo dõi hiệu quả của các điều trị mới và
- quyết định khi nào thuốc không còn tác dụng. Tải lượng virus sẽ giảm trong vòng vài tuần bắt đầu một phương thức điều trị kháng virus hiệu quả. Nếu một phối hợp thuốc rất mạnh, số lượng virus trong máu sẽ giảm đến 100 lần, như từ 100.000 xuống 1000 bản sao / ml trong 2 tuần đầu và giảm từ từ hơn nữa trong 12-24 tuần tiếp theo sau. Hơn nữa, càng ngày càng rõ ràng rằng, sự giảm tải lượng virus sau khi bắt đầu điều trị càng lớn thì virus còn bị ức chế càng lâu.
- HIV (phần 2) Các nguyên tắc chính trong điều trị HIV là gì ? Ðầu tiên, không có bằng chứng rằng những người bị nhiễm HIV có thể được điều trị khỏi bởi các điều trị hiện có.
- Quả thực, những người được điều trị tới 3 năm và xét nghiệm được lặp lại có một mức virus trong máu không thể phát hiện được. Tuy nhiên, khi ngưng điều trị thì số lượng virus tăng vọt trở lại. Do đó, quyết định bắt đầu điều trị phải cân nhắc giữa khả năng tiến triển đến bệnh có triệu chứng với các nguy cơ đi kèm của điều trị. Các nguy cơ của điều trị bao gồm các tác dụng ngắn và dài hạn, được mô tả trong những phần tiếp theo, cũng như khả năng virus trở nên kháng với điều trị. Sự đề kháng này khi đó sẽ hạn chế các lựa chọn điều trị tương lai. Một lý do chính để sự đề kháng xuất hiện là bệnh nhân không tuân theo đúng điều trị được cho, như không dùng thuốc tại thời điểm đúng. Một yếu tố khác là khả năng ức chế virus đến mức không thể phát hiện được cho những bệnh nhân với số lượng tế bào CD4 thấp hơn và tải lượng virus cao hơn thì không tốt bằng. Cuối cùng, nếu tải lượng virus vẫn có thể phát hiện được với bất kỳ một phương thức điều trị được cho, sự đề kháng tất yếu sẽ xuất hiện. Quả thực, với những thuốc nhất định, sự đề kháng có thể xuất hiện tính bằng tuần lễ, như với 3TC (lamivudine, Epivir) và những thuốc khác trong nhóm thuốc ức chế sao chép ngược giống nonnucleoside (NNRTI) như nevirapine (Viramune TM), delavirdine (Rescriptor TM) và efavirenz (Sustiva TM). Vì thế, nếu những thuốc này được dùng như một phần của một phối hợp thuốc mà không ức chế được tải lượng virus đến mức không phát hiện được thì sự đề kháng sẽ xuất hiện nhanh chóng và điều trị sẽ không hiệu quả. Ngược lại, HIV trở nên đề kháng với những thuốc nhất định khác, như Zidovudin (AZT), slavudine (D4T), và các thuốc ức chế men protease, sau nhiều tháng. (Tất cả những thuốc này được bàn luận chi tiết hơn trong những phần sau). Hơn nữa, sự đề kháng với 1 thuốc thường gây ra cùng kiểu phản ứng với những thuốc liên quan khác, gọi là đề kháng chéo. Tuy nhiên, những người bị nhiễm HIV nên nhận ra rằng liệu pháp kháng virus có thể rất hiệu quả. Ðiều này đúng thậm chí ở những người có số lượng tế bào CD4 thấp và bệnh đã tiến triển nặng, chừng nào sự đề kháng chưa xuất hiện. Các yếu tố gì nên được xem xét trước khi bắt đầu liệu pháp kháng virus ? Một trong các lĩnh vực gây bàn cải nhất liên quan đến điều trị bệnh HIV là việc quyết định thời điểm tốt nhất để bắt đầu điều trị kháng virus. Rõ ràng, điều trị trong giai đoạn bệnh có triệu chứng nhẹ làm chậm sự tiến triển của nó đến AIDS, và việc điều trị những người bị AIDS sẽ làm tử vong chậm lại. Do đó, hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng các bệnh nhân đã có các biến chứng của bệnh HIV, như nấm họng (nhiễm nấm trong họng), tiêu chảy kéo dài không giải thích được, sụt cân, nhiễm trùng cơ hội, hoặc sa sút trí tuệ (chẳng hạn hay quên) nên được bắt đầu điều trị kháng virus cho dù các triệu chứng là nhẹ. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân không
- có triệu chứng thì không chắc chắn hơn. Hầu hết các đề nghị cho nhóm này là dựa trên các dấu chứng của sự tiến triển lâm sàng, đó là, số lượng tế bào CD4 và tải lượng virus. Vài nghiên cứu đã minh chứng rằng nguy cơ tiến triển nặng của bệnh tăng lên ở những bệnh nhân có số lượng tế bào CD4 < 350-500. Tương tự vậy, những người có tải lượng virus tăng, bất chấp số lượng tế bào CD4, thì nguy cơ tiến triển nặng của bệnh tăng lên. Tuy nhiên, tranh cải vẫn tiếp tục bất chấp mức ngưỡng tốt nhất mà tại đó ấn định tải virus để khuyến khích bắt đầu điều trị bằng thuốc. Hội Ðồng Các Chuyên Gia Từ Cục Sức Khoẻ Hoa Kỳ và Hiệp Hội AIDS Quốc Tế đã đưa ra những hướng dẫn cho việc bắt đầu liệu pháp kháng virus. Họ đề nghị điều trị tất cả bệnh nhân có triệu chứng và những người có số lượng tế bào CD4 < 350 (và nhiều bệnh nhân < 500) hoặc tải lượng virus > 10.000 - 20.000 bất chấp số lượng tế bào CD4. Tuy nhiên, nên ghi nhớ rằng khả năng gây độc ngắn và dài hạn là quan trọng với bất kỳ chương trình điều trị nào, sự tuân thủ điều trị là khó khăn, và sự đề kháng thuốc của virus xuất hiện. Vì thế, các tác giả khác đã đề nghị trì hoãn điều trị đến khi tải virus thậm chí cao hơn nữa. Bất chấp cả hai, tất cả đều đồng ý rằng HIV là một bệnh tiến triển chậm và việc điều trị hiếm khi cần được bắt đầu ngay tức khắc. Vì thế, thường có một thời gian cho mỗi bệnh nhân để xem xét cẩn thận các lựa chọn trước khi quyết định khi nào bắt đầu điều trị. Trước khi bắt đầu điều trị bạn phải ý thức được các tác dụng phụ ngắn và dài hạn, bao gồm thực tế là vài biến chứng lâu dài có thể không biết được. Bệnh nhân cũng cần nhận ra rằng điều trị là một cam kết lâu dài và đòi hỏi mức độ tuân thủ điều trị cực kỳ cao. Hơn nữa, thầy thuốc và bệnh nhân nên nhận ra rằng trầm cảm, cảm giác bị cách ly, lạm dụng thuốc gây nghiện, và các tác dụng phụ của thuốc kháng virus tất cả có thể gắn liền với việc không theo được chương trình điều trị. Liệu pháp ban đầu tốt nhất cho HIV là gì ? Các hướng dẫn cho việc sử dụng liệu pháp kháng virus đã được phát triển và được cập nhật đều đặn bởi nhóm hội thảo viên tinh thông được nhóm họp bởi Cục Sức Khoẻ và Quỹ Herry J. Kaiser. Những hướng dẫn của họ chỉ là một trong vài cái đã được phát triển để cung cấp những khuyến cáo cho điều trị bệnh HIV. Các lựa chọn điều trị kháng virus chủ yếu bao gồm sự phối hợp 2 thuốc ức chế men chuyển dạng ngược giống nucleoside(NRTI), thường được gọi là "nucs" với 1 thuốc ức chế protease (PI). Hơn nữa, cùng với 2 thuốc NRTI, vài phối hợp của 2 PI đã được dùng thay cho 1 thuốc PI đơn độc bởi vì những phương thức điều trị này dễ
- tuân theo hơn và có ít tác dụng phụ hơn. Gần đây, ngày càng có nhiều kinh nghiệm với các phương thức điều trị mà phối hợp các thuốc NRTI với các thuốc NNRTI, thường được gọi là "non-nucs". Những phối hợp có chứa các thuốc NNRTI thường dễ dùng hơn là các phối hợp có chứa các thuốc PI và các thuốc PI có thể dành cho sử dụng sau này. Cuối cùng, dữ kiện sơ bộ hiện chứng tỏ rằng những phối hợp gồm toàn 3 thuốc NRTI có thể hiệu quả, đặc biệt ở những bệnh nhân có tải lượng virus thấp (< 100.000). Nói chung, hầu hết các phác đồ kháng virus cho bệnh HIV chứa một trụ cột gồm ít TM nhất 2 thuốc NRTI. Các thuốc NRTI bao gồm zidovudine (ZDV, AZT, Retrovir ), TM TM TM stavudine (d4T, Zerit ), didanosine (ddI, Videx ), Zalcitabine (ddC, HIVID ), TM TM lamivudine (3TC, Epivir ), và abacavir (ABC, Ziagen ). Một phác đồ điển hình sẽ bao gồm hoặc ZDV hoặc d4T cùng với ddI, ddC hoặc 3TC. Mặc dù abacavir, thuốc mới nhất của NRTI, có thể được dùng với bất kỳ hoặc tất cả những thuốc này, cách tốt nhất để dùng thì chưa được biết. Ở các phác đồ gồm 3 thuốc NRTI, các thuốc NNRTI và PI không được dùng. Phần lớn dữ kiện bắt nguồn từ kinh nghiệm với sự phối hợp của ZDV, 3TC, và abacavir. Cách chia liều thường dùng và những hạn chế theo bữa ăn cho các thuốc NRTI ZDV D 3TC d4T ddC ABC * * dI Hà 300 40 10 0.75 150 300 m lượng ở mg mg 0 mg mg mg mg mỗi viên 1 1 1 1 1 1 Chi viên 2 viên 2 viên viên 2 viên 2 viên 2 a liều lần/ngày lần/ngày 3 lần/ngày lần/ngày lần/ngày lần/ngày
- hoặc 4 viên 1 lần/ngày 30 Hạ Khô Khô phút trước Khô Khô Khô n chế với ng ng hoặc 60 ng ng ng bữa ăn phút sau ăn ZDV, zidovudine; d4T, stavudine; ddI, didanosine; ddC, zalcitabine, 3TC, lamivudine; ABC, abacavir. * ZDV và 3TC ở dạng 1 viên kết hợp, Combivir, có thể dùng 1 viên 2 lần 1 ngày. Ðây là những liều chuẩn cho người lớn có kích thước trung bình và liều lượng có thể thay đổi tuỳ vào trọng lượng bệnh nhân. TM TM Các thuốc NNRTI bao gồm nevirapine (Viramune ), delavirdine (Rescriptor ), và efavirenz (SustivaTM). Phần lớn kinh nghiệm dùng NRTI kết hợp với các thuốc NRRTI là ZDV, 3TC và enfavirenz. Sự phối hợp này được xem là một phác đồ ban đầu hợp lý. Cũng nên chú ý rằng dữ kiện sơ bộ gợi ý rằng các phối hợp bao gồm 2 thuốc NRTI cùng với 1 trong những thuốc NNRTI cũng có thể tỏ ra là các lựa chọn có thể tồn tại được.
- HIV (Phần 3) Cách chia liều thường dùng và những hạn chế theo bữa ăn cho các thuốc NNRTI Nevirapine Delavirdine Efavirenz
- Hàm 200 mg 200 mg 200 mg lượng ở mỗi viên 1 viên 2 lần/ngày (bắt đầu Chia 2 viên 3 3 viên 1 với 1 viên 1 lần/ngày* liều lần/ngày lần/ngày trong 14 ngày đầu tiên) Hạn Tránh các Không Không chế với bữa thức ăn giàu mỡ ăn * Nhiều dữ kiện bây giờ : 3 viên 2 lần/ngày Các thuốc ức chế protease bao gồm saquinavir (InviraseTM, FortovaseTM), ritonavir (NorvirTM), indinavir (CrixivanTM), nelfinavir (ViraceptTM), và amprenavir (AgeneraseTM). Thực tế, mỗi thuốc này đã tỏ ra làm giảm 1 cách hiệu quả tải lượng virus khi được dùng phối hợp với 2 thuốc NRTI. Cách chia liều thường dùng và những hạn chế theo bữa ăn cho các thuốc PI Saquin Rito Indi Nelfi Ampre avir+ navir navir navir navir H 100 400 250 àm 200 mg 150 mg mg mg mg lượng ở mỗi
- viên 3 viên 6 2 3 lần/ngày C 6 viên 8 viên viên 2 viên mỗi 8 3 lần/ngày* hia liều hoặc 5 viên 2 lần/ngày lần/ngày giờ 2 lần/ngày 1 giờ H Uống trước hoặc 2 Uống ạn chế cùng với giờ sau ăn Với Với các cùng lúc các với bữa thức ăn nếu hoặc với các bữa ăn bữa ăn bữa ăn chính ăn có thể thức ăn ít mỡ + Thuốc này lúc đầu được bào chế là InviraseTM, được dùng 3 viên chia 3 lần/ngày và sau đó được bào chế lại là FortovaseTM, viên nang gel mềm với sự hấp thu ở đường ruột tốt hơn, được cho 6 viên chia 3 lần/ngày. * Nhiều dữ kiện đang có với liều 8 viên chia 2 lần/ngày. Các phối hợp của thuốc PI cùng với 2 thuốc NRTI đã được dùng trong thực tế lâm sàng với tần suất tăng dần. Hầu hết các phối hợp có chứa thuốc PI đã dùng ritonavir, nó là một chất ức chế mạnh sự thanh thải các thuốc khác. Ðiều này có nghĩa là ritonavir làm chậm sự đào thải các thuốc khác khỏi cơ thể. Ý nghĩa của ritonavir trong các phối hợp này là để làm giảm liều của mỗi thuốc trong phác đồ, giảm số lần cho thuốc, và thỉnh thoảng giảm thiểu những hạn chế về bữa ăn. Những hạn chế bữa ăn thường cần thiết bởi vì những thuốc nhất định có thể không được hấp thu hiệu quả nếu được dùng chung với thức ăn, trong khi những thuốc khác nên được dùng chung với thức ăn để tránh làm khó chịu dạ dày. Vì thế, bệnh nhân phải phối hợp cẩn thận các thuốc của họ với thời gian các bữa ăn. Sự cần thiết cho phối hợp này thường làm cho phác đồ khó theo hơn.
- Sự phối hợp thuốc PI được nghiên cứu tốt nhất đã từng là ritonavir 400 mg x 2 lần/ngày (thay vì thông thường FortovaseTM 1200 mg x 3 lần/ngày). Vài kinh nghiệm cũng dùng ritonavir cùng với indinavir đã chỉ ra rằng indinavir có thể được dùng 2 lần/ ngày mà không xem xét đến bữa ăn. Liều tối ưu cho sự phối hợp này chưa được xác định. Tuy nhiên, các phác đồ thường được dùng nhất kết hợp ritonavir 400 mg 2 lần/ngày với indinavir 400 mg 2 lần/ngày, hoặc ritonavir 200 mg 2 lần/ngày với indinavir 800 mg 2 lần/ngày. Các phối hợp khác của thuốc PI cũng đang được nghiên cứu, như nelfinavir với saquinavir. Hơn nữa, các nghiên cứu gần đây đang nỗ lực để xác định tính chất ức chế thanh thải của ritonavir có thể cho phép dùng liều thuốc PI 1 lần trong ngày được không. Các thuốc tỏ ra hứa hẹn trong các thử nghiệm lâm sàng trước được đưa ra thị trường bởi các nhà sản xuất, với sự chấp thuận của Cục Thực Phẩm và Thuốc Hoa Kỳ, cho những đối tượng nhất định. Ðây là những bệnh nhân không còn đáp ứng nữa với các thuốc hiện có sẵn hoặc không thể dung nạp chúng. Các thuốc mới đầy hứa hẹn được tung ra như là 1 phần của chương trình "dùng vớt vát" hoặc "tiếp cận mở rộng". Một thuốc như thế là thuốc nhóm PI được gọi là ABT-378, nó được dùng với liều 400 mg kết hợp với liều thấp (100 mg) ritonavir 2 lần / ngày. Ðể nhận thêm thông tin liên quan đến chương trình này, các thầy thuốc có thể gọi Chương Trình Tiếp Cận Sớm ABT-378/r của hãng Abbott với số 919 998-2619,(Hoa Kỳ). Một thuốc khác, được gọi là Tenofovir, vừa được sản xuất thông qua chương trình "tiếp cận mở rộng". Thuốc này thuộc 1 nhóm thuốc mới, được gọi là ức chế sao chép ngược giống nucleotide. Các thuốc giống nucleotid làm chậm lại khâu tương tự trong việc sinh sản virus giống như các chất giống nucleoside tác dụng. Tuy nhiên, hai nhóm thuốc này, đủ khác nhau mà đối với bệnh nhân một thuốc nucleoside không thành công vẫn có thể đáp ứng với nucleotide. Giống như những thuốc khác được sản xuất thông qua các chương trình này, khả năng của Tenofovir để làm giảm tải lượng virus và các tác dụng phụ có thể của nó vẫn đang được xác định. Các tác dụng phụ của liệu pháp kháng HIV là gì ?
- Có nhiều tác dụng phụ có thể có gắn liền với những liệu pháp kháng virus này. Những tác dụng phụ thường gặp nhất cho mỗi nhóm thuốc được tóm tắt trong những bảng sau đây. Các tác dụng phụ thường gặp của các thuốc NRTI ZDV d4T DdI ddC 3TC ABC Phản Giảm Bệnh ứng có thể đe tế bào máu, Bệnh thần kinh Bệnh dọa tính buồn nôn, thần kinh, (bất thường thần kinh, Viêm mạng với sốt, mệt mỏi, viêm tuỵ, của các sợi loét họng, gan. phát ban, khó chịu, buồn nôn, thần kinh), viêm gan. buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy. viêm gan. nôn, mệt mỏi, viêm gan. viêm gan. Các tác dụng phụ thường gặp của các thuốc NNRTI Nevirapine Delavirdine Efavirenz Nổi mẫn, Nổi mẫn, Nổi mẫn, viêm gan, hoa mắt, lẫn lộn, mơ viêm gan. viêm gan, đau đầu. sinh động. Các tác dụng phụ thường gặp của các thuốc PI
- Saquina Ritona Indina Nelfina Amprena vir vir vir vir vir Buồn nôn, tiêu chảy, Buồn Sỏi nôn, tê bàn tay nôn, tiêu chảy, thận, bất Buồn nôn, Tiêu và quanh đau bụng, đau thường thận, tiêu chảy, nổi chảy, tăng miệng, viêm đầu, viêm gan, buồn nôn, đau mẫn, tăng đường đường máu, gan, vị giác tăng đường đầu, tăng máu, tăng chảy tăng chảy máu bất thường, huyết, tăng đường huyết, máu (ở bệnh (ở bệnh nhân mỡ và đường chảy máu (ở tăng chảy máu nhân hemophilie). máu tăng, tăng bệnh nhân (ở bệnh nhân hemophilie). chảy máu (ở hemophilie). hemophilie). bệnh nhân hemophilie). Trong suốt 3 năm cuối, sự tăng mỡ máu (đặc biệt triglyceride và cholesterol) thấy xuất hiện kết hợp với vài liệu pháp kháng virus. Hơn nữa, một hội chứng được gọi không chặt chẽ là loạn dưỡng mỡ cũng đã được mô tả. Hội chứng này ám chỉ những người mà đã xuất hiện mất lớp mỡ dưới da, làm má nhăn và tĩnh mạch nổi rõ ở cánh tay và chân. Những biến đổi thể chất khác liên quan đến hội chứng này bao gồm sự tích tụ mỡ ở bụng, làm bụng phệ, hoặc sau cổ, tạo ra cái gọi là bướu bò đực. Tất cả những bất thường này trong máu và mỡ có thể được chú ý trước khi nhiều thuốc mới được tung ra. Những bất thường này dường như đang xuất hiện với tần suất tăng, do đó làm tăng mối quan tâm rằng chúng có thể là các biến chứng lâu dài của các trị liệu cũ vừa dùng. Nguyên nhân thực sự của những bất thường này, chúng có xuất hiện với vài loại thuốc này hơn là những thuốc khác hay không, và điều trị chúng như thế nào vẫn chưa được biết rõ. Một người được theo dõi như thế nào trong khi đang điều trị kháng virus ?
- Nói ngắn gọn, mục đích điều trị kháng virus là tăng cường miễn dịch và làm chậm lại hoặc ngăn chặn sự tiến triển nặng về lâm sàng đến giai đoạn bệnh có triệu chứng mà không gây ra các tác dụng phụ quan trọng nào. Gần đây, dấu chỉ điểm tốt nhất cho tác dụng của một thuốc là sự giảm tải lượng virus. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, số lượng virus dao động tự phát. Sự thay đổi ít hơn 3 lần, như từ 30.000 xuống 10.000, có thể không có ý nghĩa lâm sàng. Vì thế, không có quyết định điều trị nào được đưa ra dựa trên sự đo tải lượng virus một lần đơn độc. Mặc dù số lượng tế bào CD4 được hy vọng ổn định hoặc tăng lên như là kết quả của điều trị hữu hiệu, các số đo lường CD4 cũng có thể thay đổi tự phát và nên được lý giải cẩn thận. Một cách lý tưởng, trước khi bắt đầu điều trị, tải lượng virus và số lượng tế bào CD4 nên được kiểm tra 2 lần trong khoảng thời gian 1-4 tuần. Xét nghiệm tải lượng virus sau đó nên được lặp lại sau 2-4 tuần điều trị để chắc chắn rằng điều trị có kết quả. Nếu bệnh nhân chưa từng được điều trị trước đây, và đang bắt đầu một phác đồ nghĩ là có tác dụng mạnh (hoạt tính cao), số lượng virus sẽ giảm 10-100 lần trong khoảng thời gian này. Ðáp ứng điều trị tốt nhất sẽ là tải lượng virus giảm đến mức không thể phát hiện được. Giả sử có đáp ứng tối ưu cho một phác đồ điều trị, tải lượng virus sẽ giảm từ từ đến ít hơn 500 bản sao trong khoảng 8-12 tuần và ít hơn 50 bản sao trong khoảng 16-24 tuần. Chiến lược thích hợp cho việc điều trị những bệnh nhân đang dùng các thuốc như đã được mô tả, trừ những người không đạt được các mốc virus này, vẫn chưa được xác định. Những lựa chọn trong tình huống này bao gồm việc thêm 1 hoặc 2 thuốc nữa, thay đổi tất cả các thuốc, hoặc tiếp tục giám sát cẩn thận. Những bệnh nhân đã từng dùng nhiều thuốc kháng virus sẽ được dự đoán có đáp ứng ít hoàn toàn hơn với điều trị. Vì thế, sự giảm tải lượng virus của chúng sẽ có khả năng nhẹ hơn. Cho dù thế nào đi nữa, một sự thay đổi nhỏ hơn 3 lần gợi ý rằng các thuốc này không hiệu quả hoặc bệnh nhân không dùng chúng. Ðiều gì nên làm nếu tải lượng virus của bệnh nhân bắt đầu tăng trong khi điều trị? Khi theo dõi tải lượng virus của bệnh nhân trong khi điều trị, thật là quan trọng để nhận ra rằng sự tăng số lượng virus có thể xuất hiện do vài lý do. Một lý do có thể
- là bệnh nhân không dùng thuốc thích hợp, trong trường hợp này một sự giải thích cho việc không tuân theo điều trị này phải được xác định. Nếu sự tuân thủ kém là do độc tính của thuốc, các nỗ lực nên được hướng đến việc điều trị các tác dụng phụ hoặc việc đổi sang các phác đồ được dung nạp tốt hơn. Nếu lý do là khó khăn trong việc phân liều lượng, các chiến lược mới nên được xem xét. Các chiến lược mới như thế có thể bao gồm việc đặt thuốc trong một hộp thuốc, phối hợp lần uống thuốc với những hoạt động nhất định trong ngày, như đánh răng, hoặc có thể thay đổi phác đồ. Cuối cùng, nếu lý do của sự tuân thủ kém là trầm cảm, lạm dụng thuốc gây nghiện, hoặc một vấn đề cá nhân khác, vấn đề nên được giải quyết. Hơn nữa, nếu cần thiết, các thuốc kháng virus có thể tạm dừng cho đến khi vấn đề đã được giải quyết. Ghi nhớ rằng, thỉnh thoảng, vì các lý do không được hiểu hoàn toàn, tải lượng virus có thể tăng thoáng qua. Vì thế, sự tăng không mong đợi cần phải thử lại xét nghiệm tải lượng virus trước khi bất kỳ quyết định lâm sàng nào được đưa ra. Tuy nhiên, nếu tải lượng virus tiếp tục tăng dù tuân thủ đúng với điều trị được cho, cần xem xét nghiêm túc khả năng virus trở nên kháng 1 hoặc tất cả các thuốc được cho. Chiến lược tốt nhất cho việc giải quyết tình huống này vẫn chưa được xác định. Nó đủ để nói rằng tình huống này thì phức tạp và các phương pháp cho giải quyết vấn đề này đang nổi lên. Theo đó, những bệnh nhân này nên được giới thiệu tới các thầy thuốc tinh thông trong liệu pháp kháng virus. Nói chung, một chuyên gia sẽ thay đổi phác đồ sang cái mà không có khả năng gây ra kháng thuốc. Gần đây, một số dữ kiện ngày càng tăng gợi ý rằng các xét nghiệm có sẵn mới đây cho kháng thuốc có thể giúp lựa chọn phác đồ kế tiếp. Tuy nhiên, những xét nghiệm này có thể có giá từ 400-1000 đô la và thường không được hoàn lại bởi các nhà bảo hiểm. Hơn nữa, các xét nghiệm có thể khó giải thích khi không có chuyên gia trong lĩnh vực này. Ðiều gì xảy ra nếu 1 liều thuốc kháng virus bị bỏ quên hoặc ngưng điều trị ? Người ta khuyên một cách mạnh mẽ rằng những người đang điều trị phác đồ kháng virus không nên bỏ bất kỳ liều thuốc nào. Tuy nhiên, trong cuộc sống liều thuốc thường bị bỏ quên. Lý do cho các liều bị bỏ quên là từ chuyện bệnh nhân chỉ quên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hiện Trạng Bệnh HIV/AIDS
7 p | 925 | 127
-
Bài giảng HIV – AIDS
19 p | 211 | 30
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh HIV
32 p | 146 | 25
-
Ngải tư bệnh (HIV, AIDS) (Kỳ 1)
4 p | 109 | 11
-
Chẩn Đoán và Điều Trị Bệnh HIV Cấp Tính
3 p | 89 | 11
-
Hiện Trạng Bệnh HIV/AIDS - Phần 1
12 p | 120 | 9
-
Khảo sát ban đầu năng lực và một số khó khăn trong chẩn đoán, điều trị bệnh HIV tiến triển và nhiễm trùng cơ hội của một số đơn vị điều trị tại Việt Nam
12 p | 22 | 7
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh HIV/AIDS
190 p | 13 | 5
-
Chi phí tự chi trả của người bệnh HIV/AIDS điều trị ARV thanh toán bảo hiểm y tế tại 6 cơ sở y tế Tp. Hồ Chí Minh năm 2020
6 p | 14 | 4
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh HIV (36 trang)
34 p | 6 | 3
-
Tỉ lệ bệnh không lây và các yếu tố liên quan trên người bệnh HIV/AIDS đang điều trị tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức
9 p | 5 | 2
-
Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên năm 2022
5 p | 11 | 2
-
Thực trạng tuân thủ điều trị ARV của người bệnh HIV/AIDS ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên năm 2022
5 p | 14 | 1
-
Thực trạng tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên năm 2022
4 p | 5 | 1
-
Đáp ứng điều trị ở người bệnh HIV/AIDS tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Gò Công, Tiền Giang năm 2023
5 p | 3 | 1
-
Thực trạng tuân thủ điều trị ARV của người bệnh HIV/AIDS tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư năm 2023
5 p | 6 | 1
-
Mức độ kỳ thị về bệnh tâm thần và các yếu tố liên quan ở người bệnh HIV tại thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 2 | 1
-
Thực trạng năng lực và nhu cầu xét nghiệm đo tải lượng HIV ở người bệnh HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Sông Lô năm 2024
5 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn