intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Học Thực Hành: NHĨ PHÒNG PHONG

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

73
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyên nhân: Đa số do phong nhiệt ở kinh Đởm và Tam tiêu bốc lên gây nên. Triệu chứng: Trong tai sưng đau, ngoài tai đỏ, đầu đau, khó há miệng ra, trong tai chảy mủ, máu, tiểu ít, nước tiểu đỏ. Điều trị: Thanh nhiêït, giải độc, tiêu thủng, chỉ thống. Dùng bài: Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giảm. Tiên Phương Hoạt Mệnh Ẩm (58) gia giảm (Kim ngân hoa thanh nhiệt, giải độc, tiêu tán ung thủng; Đương quy, Xích thược, Nhũ hương, Một dược hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Trần bì lý...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Học Thực Hành: NHĨ PHÒNG PHONG

  1. NHĨ PHÒNG PHONG Nguyên nhân: Đa số do phong nhiệt ở kinh Đởm và Tam tiêu bốc lên gây nên. Triệu chứng: Trong tai sưng đau, ngoài tai đỏ, đầu đau, khó há miệng ra, trong tai chảy mủ, máu, tiểu ít, nước tiểu đỏ. Điều trị: Thanh nhiêït, giải độc, tiêu thủng, chỉ thống. Dùng bài: Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giảm. Tiên Phương Hoạt Mệnh Ẩm (58) gia giảm (Kim ngân hoa thanh nhiệt, giải độc, tiêu tán ung thủng; Đương quy, Xích thược, Nhũ hương, Một dược hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Trần bì lý khí, tiêu thủng; Phòng phong, Bạch chỉ tán kết, tiêu thủng; Bối mẫu, Thiên hoa phấn thanh nhiệt, bài nùng; Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích giải độc, thông lạc, tiêu thủng, di kiên; Cam thảo thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc). NHĨ SANG Tai bị lở loét.
  2. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận, Q. 29) ghi: “Kinh túc Thiếu âm Thận thông khí lên tai. Nếu khí hư, phong nhiệt thừa cơ nhập vào tai, khí huyết tương tranh với nhau làm cho tai sinh ra lở loét”. Hoặc do kinh Can, Đởm và Tam tiêu có thấp nhiệt bốc lên gây ra. Sách ‘Thái Bình Thánh Huệ Phương, Q. 89’ ghi: “Tai lở loét, lúc phát lúc khỏi, có mủ chảy ra, do phong thấp tấn công vào khí huyết gây ra”. Chứng: Tai bên trái hoặc bên phải hoặc cả hai bên lở loét, sưng đỏ, đau hoặc vỡ chảy mủ, cơ thể phát nóng lạnh. Điều trị: Tả hỏa, giải độc, tiêu thủng, chỉ thống. Dùng bài: Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giảm, Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm (29) gia giảm. NHĨ TẤM Xuất xứ: Từ đời nhà Minh. Tần Cảnh Minh, trong sách ‘Ấu Khoa Kim Châm, Q. Thượng’ viết: “Chứng Nhĩ tấm, do hàn nhiệt gây nên, thường sưng đau”. Theo Trung Y Đại Từ Điển, đây là dạng tai sưng. Trẻ nhỏ thì nhọt mọc trong lỗ tai.
  3. Nguyên nhân: Thường do bên trong có phong nhiệt hợp với nước ở trong tai gây nên. Điều trị: Thanh tiết Can nhiệt. Dùng bài Chi Tử Thanh Can Thang (04). NHĨ THỦNG Xuất xứ: sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’. Là trạng thái vùng tai sưng đau. Nguyên nhân: Đa số do phong nhiệt ở Can Đởm và Tam tiêu bốc lên gây nên bệnh. Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giảm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0