intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh tai xanh ở lợn

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

266
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những tháng đầu năm 2007, bệnh tai xanh đã xảy ra tại nhiều tỉnh phía Bắc và từ tháng 5/2007 đến nay bệnh đã bùng nổ thành dịch nghiêm trọng trên đàn heo tại các tỉnh miền Trung. Từ tháng 7/2007, bệnh đã phát sinh trên một số tỉnh phía Nam và cho đến thời điểm hiện nay, theo thông tin từ Cục Thú y, bệnh vẫn còn tồn tại ở 3 tỉnh là Khánh Hòa, Cà Mau và Lạng Sơn. Bệnh đang có nguy cơ lây lan cho đàn heo các tỉnh chung quanh và tỉnh Bến...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh tai xanh ở lợn

  1. Bệnh tai xanh ở lợn Trong những tháng đầu năm 2007, bệnh tai xanh đã xảy ra tại nhiều tỉnh phía Bắc và từ tháng 5/2007 đến nay bệnh đã bùng nổ thành dịch nghiêm trọng trên đàn heo tại các tỉnh miền Trung. Từ tháng 7/2007, bệnh đã phát sinh trên một số tỉnh phía Nam và cho đến thời điểm hiện nay, theo thông tin từ Cục Thú y, bệnh vẫn c òn tồn tại ở 3 tỉnh là Khánh Hòa, Cà Mau và Lạng Sơn. Bệnh đang có nguy cơ lây lan cho đàn heo các tỉnh chung quanh và tỉnh Bến Tre do việc vận chuyển mua bán gia súc. Một số thông tin về bệnh tai xanh ở heo và các biện pháp phòng chống sau đây được chia sẻ đến bà con chăn nuôi nhằm góp phần ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Tác nhân gây bệnh Bệnh tai xanh còn gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp là một bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh ở heo. Đặc trưng của bệnh là hiện tượng sẩy thai ở heo nái chửa hoặc triệu chứng bệnh đường hô hấp, đặc biệt là ở heo con cai sữa. Bệnh này lần đầu tiên được phát hiện ở Mỹ trong năm 1987 và sau đó được tìm thấy ở châu Âu và phát hiện được ở châu Á đầu những năm 90.
  2. Bệnh do một loại vi rút gây ra. Heo chết thường là do nhiễm trùng kế phát các tác nhân bệnh khác như dịch tả, tụ huyết tr ùng, phó thương hàn, liên cầu khuẩn, suyễn heo, v.v... Đường lây: Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, trong vòng 3-5 ngày cả đàn có thể bị nhiễm bệnh. Độ dài của bệnh khoảng 5-20 ngày tùy theo sức khỏe của heo. Vi rút có thể phát tán thông qua các hình thức: vận chuyển heo mang trùng, theo gió (có thể đi xa tới 3km), bụi, bọt nước, dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ bảo hộ lao động nhiễm trùng, thụ tinh nhân tạo và có thể do một số loài chim hoang... Biểu hiện bệnh Vi rút gây ra biểu hiện lâm sàng ở hai trạng thái sinh sản và hô hấp. Các biểu hiện lâm sàng có thể khác nhau tùy từng loại heo. Ở heo nái có biểu hiện: biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vú, đẻ sớm, da biến màu (màu hồng), lờ đờ hoặc hôn mê, thai gỗ hoặc heo con chết ngay sau khi sinh (khoảng 30%). Heo con yếu, tai chuyển màu xanh (khoảng dưới 5%). Tỉ lệ chết ở đàn con có thể tới 70% ở tuần thứ 3-4 sau khi xuất hiện triệu chứng. Ở heo con theo mẹ: thể trạng gầy yếu, mắt có ghèn màu nâu, da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, ủ rũ, run rẩy. Ở heo cai sữa và heo vỗ béo: những biểu hiện ban đầu thường là da đỏ ửng hoặc mắt sưng đỏ. Khi bệnh tiến triển, có thêm những bệnh tích đặc biệt trên da hoặc trên tai (tỉ lệ chết có thể tới 15%).
  3. Các biểu hiện của bệnh th ường không đặc trưng và dễ nhầm lẫn khi kế phát với các bệnh khác. Để phát hiện heo bệnh tai xanh, thường xuyên kiểm tra sức khỏe đàn heo nuôi và sử dụng định nghĩa ca bệnh lâm sàng theo Cục Thú y như sau: - Heo sốt cao trên 40oC. - Khó thở. - Có những vết bầm, thâm tím trên da, một số trường hợp tai tím xanh lại. - Heo ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể mắc bệnh. Điều trị Bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Để tránh làm bệnh lây lan, việc điều trị và xử lý gia súc bệnh nên theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
  4. Tuy nhiên, có thể áp dụng một số biện pháp để ngăn ngừa bệnh kế phát, thường là bệnh hô hấp và nhiễm trùng huyết. Đối với heo con: chích kháng sinh phổ rộng loại có tác dụng kéo dài vào lúc 3, 7, 14 ngày sau khi đẻ; nếu dùng kháng sinh thường thì mỗi lần tiêm liên tục 3 ngày; cung cấp vitamin và chất điện giải cần thiết để bù nước do heo con tiêu chảy. Đối với heo nái: sử dụng kháng sinh liên tục 3 - 4 tuần ngay khi phát hiện có bệnh hoặc nghi ngờ bệnh xảy ra trong đàn bằng cách pha vào nước uống hay trộn vào thức ăn. Việc điều trị bằng kháng sinh kịp thời sẽ làm giảm sẩy thai, đẻ non, heo con chết ngay khi sinh do nhiễm khuẩn kế phát. Phòng bệnh Chủ động phòng bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp an toàn sinh học như: chuồng trại phải sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát; tăng c ường chế độ dinh dưỡng cho heo; mua heo giống từ những cơ sở đảm bảo; hạn chế người tham quan; không mượn dụng cụ chăn nuôi của các trại khác; Thường xuyên tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: có thể định kỳ sát trùng chuồng 2 tuần một lần bằng các loại thuốc sát trùng thích hợp, không ảnh hưởng đến hô hấp khi heo hít phải.
  5. Có thể sử dụng vắc xin để phòng bệnh cho heo. Hiện đã có ba loại vắc xin phòng bệnh là: Porcilis PRRS của Intervet - Hà Lan; BSL-PS 100 của Besta - Singapore; Amervac PRRS của Hipra - Tây Ban Nha. Tuy nhiên, giá vắc xin PRRS tương đối cao, khoảng 10.000 đồng/liều. Để chủ động ngăn ngừa dịch, bà con chăn nuôi cần lưu ý: không cho nhập heo và sản phẩm từ heo không rõ nguồn gốc vào trại; tiêm phòng đầy đủ các bệnh nguy hiểm có thể kế phát sau bệnh tai xanh như: Dịch tả, Tụ huyết trùng, Thương hàn, Suyễn heo; cần phát hiện bệnh sớm và khai báo với chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y; không bán chạy heo bệnh vì bệnh tai xanh không lây sang người, không gây bệnh cho người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2