intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHỔI

Chia sẻ: Nguyen Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

123
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phổi (lungs) là cơ quan chủ yếu của hệ hô hấp, là nơi xảy ra quá trình trao đổi o XI của khí trời và carbonic (CO2) của máu. Màu sắc của phổi thay đổi theo tuổi: ở thai nhi màu đỏ nâu, ở trẻ em mầu hồng, người lớn, người già màu xanh biếc và có nhiều chấm đen do hắc tố đọng lại. Tỷ trọng: lúc chưa thở nặng hơn nước, lúc thở rồi nhẹ hơn nước. Dung tích chứa 4,5 - 5 lít. Phổi phải nặng 700 g phổi trái nặng 600 g, nam nặng hơn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHỔI

  1. PHỔI 1. ĐẠI CƯƠNG Phổi (lungs) là cơ quan chủ yếu của hệ hô hấp, là nơi xảy ra quá trình trao đổi o XI của khí trời và carbonic (CO2) của máu. Màu sắc của phổi thay đổi theo tuổi: ở thai nhi màu đỏ nâu, ở trẻ em mầu hồng, người lớn, người già màu xanh biếc và có nhiều chấm đen do hắc tố đọng lại. Tỷ trọng: lúc chưa thở nặng hơn nước, lúc thở rồi nhẹ hơn nước. Dung tích chứa 4,5 - 5 lít. Phổi phải nặng 700 g phổi trái nặng 600 g, nam nặng hơn nữ. Phổi có tính chất đàn hồi, mềm, nên khi cho ra khỏi lồng ngực thì không giữ được nguyên hình mà xẹp xuống. 2. HÌNH THỂ NGOÀI VÀ LIÊN QUAN Mỗi phổi coi như nửa hình nón, có 2 mặt, 1 nền ở dưới và 1 đỉnh ở trên. 2.1. Mặt ngoài hay mặt sườn (facies costalis) Lồi úp vào mặt trong của lồng ngực. Ở giữa xương cơ của lồng ngực và màng phổi có 1 lớp cân mỏng gọi là cân nội ngực. Ở phổi trái có 1 khe liên thùy lớn chia phổi trái làm 2 thùy trên và dưới. Ở phổi phải có 2 khe liên thùy lớn và nhỏ, chia phổi làm 3 thùy trên, giữa, dưới. Mặt này có các ấn sườn. Hình 1.41. Mặt ngoài phổi trái 2.2. Mặt trong hay mặt trung thất (facies mediastinalis) Hơi phẳng, ở gần giữa có rốn phổi hình 1 cái vợt, cán quay xuống dưới. Trong rốn phổi có các phần của cuống phổi. Nếu lấy phế quản gốc làm mốc thì ở trước có động mạch phổi, 2 tĩnh mạch phổi ở trước dưới, động - tĩnh mạch phế quản có thể ở phía trước hoặc phía sau, các sợi thần kinh của đám rối phổi và các hạch bạch huyết. 47
  2. Nếu lấy rốn phổi làm mốc: phía trước dưới có hố tim. Phía trước trên bên phải có rãnh tĩnh mạch chủ trên, bên trái có rãnh lên của quai động mạch chủ. Phía trên rốn ở bên phải có rãnh đứng thẳng của thân động mạch cánh tay đầu và rãnh quai tĩnh mạch đơn lớn, bên trái có rãnh ngang của quai động mạch chủ. Sau rốn có rãnh tĩnh mạch đơn lớn ở bên phải, rãnh động mạch chủ ngực ở bên trái. 1. Tĩnh mạch đơn lớn 2. Phế quản gốc 3. Hạch bạch huyết 4,9. Tĩnh mạch phổi 5. Ấn thực quản 6. Dây chằng phổi 7.Khe liên thuỳ lớn 8. Hố tim 10. Động mạch phổi 11. Rãnh động mạch dưới đòn 12 Rãnh tĩnh mạch tay đầu phải 13 Rãnh động mạch chủ ngực 14. Rãnh quai động mạch chủ 15. Rãnh tĩnh mạch tay đầu trái Hình 1.42. Mặt trong phổi (A; phổi phải; B: phổi trái) 2.3. Mặt dưới hay mặt hoành (facies diaphragmatica) Lõm úp lên 2 vòm hoành, qua cơ hoành, đáy phổi phải liên quan với mặt trên của gan, bên trái liên quan với phình vị lớn dạ dày. 2.4. Đỉnh phổi (apex pulmonis) Là phần cao nhất của phổi, nhô lên phía trên lồng ngực, có động mạch dưới đòn đi sát mặt trước ngoài đỉnh phổi, có hạch sao ở sát phía sau đỉnh phổi. 2.5. Các bờ C ó 3 bờ : - Bờ trước (margo antenor): là gianh giới giữa mặt ngoài và mặt trung thất phía trước. - Bờ sau (margo posterior): là gianh giới giữa mặt ngoài và mặt trung thất phía sau. - Bờ dưới (margo inferior): có 2 đoạn, đoạn thẳng là gianh giới giữa mặt trung thất và mặt đáy. Đoạn cong là gianh giới giữa mặt ngoài và mặt đáy. 2.6. Các khe trên thùy phổi Phổi phải được chia làm ba thùy: thùy trên, thùy giữa và thùy dưới bởi hai khe là khe chếch và khe ngang. Các khe từ bề mặt của phổi ăn sâu vào đến tận rốn phổi. Khe chếch đi qua cả ba mặt của phổi; nó ngăn cách thùy dưới với thùy giữa và trên. Khe ngang ngắn hơn, chỉ thấy ở mặt sườn và mặt trung thất, ngăn cách thùy trên với thùy 48
  3. giữa. Phổi trái được chia làm hai thùy: thùy trên và thùy dưới bởi khe chếch. Thùy trên phổi có hai vùng là vùng đỉnh và vùng lưỡi. 3. CẤU TẠO CỦA PHỔI Phổi được cáu tạo nên từ toàn bộ các nhánh phân chia trong phổi của phế quản chính, động mạch và tĩnh mạch phổi, động mạch và tĩnh mạch phế quản, bạch huyết và các sợi thần kinh của đám rối phổi; mô liên kết xen giữa các thành phần trên và bao quanh phổi. 3.1. Sự phân chia của cây phế quản Hai phế quản chính phải và trái (bronchi principales dexter et sinister) tách ra từ khí quản ở ngang mức đốt sống ngực IV tạo thành với nhau một góc khoảng 700. So với phế quản chính trái thì phế quản chính phải ngắn hơn, to hơn và chếch hơn, vì vậy dị vật rơi vào đường thở thường vào bên phế quản chính phải. Mỗi phế quản chính khi vào phổi sẽ phân chia nhỏ dần tới các phế nang. Toàn bộ các nhánh phân chia của phế quản gọi là cây phế quản (arbor bronchialis). Sau khi qua rốn phổi, mỗi phế quản chính đi trong phổi theo hướng một trục gọi là thân chính, từ thân chính tách ra các phế quản phân thùy. Sự phân chia này khác nhau giữa hai phế quản chính. Tiếp đó, các phế quản phân thùy lại phân chia thành các nhánh, rồi các nhánh này lại phân chia nhiều lần thành các phế quản nhỏ dần, các sụn cũng thưa dần rồi đến khi không còn và trở thành các tiểu phế quản trên tiểu thùy rồi các tiểu phế quản tiểu thùy. Tiểu thùy là đơn vị cơ sở của phổi, có đáy là hình đa giác hiện lên bề mặt phổi. Vào trong tiểu thùy, các tiểu phế quản tận sẽ chia thành các tiểu phế quản hô hấp (bronchioli respiratorii) rồi các ống phế nang (ductuli alveolares) và tận hết là các túi phế nang (sacculi alveolares), cuối cùng là các phế nang (alveoli pulmonis). Bao quanh các phế nang là mạng lưới mao mạch. Các khí trong máu và phế nang cá thể khuếch tán qua thành các mao mạch và phế nang. Hình 1.43. Sơ đổ cấu tạo cây phế quản 49
  4. Phế quản chính phải chia làm ba phế quản thùy (bronchi lobarres) trên, giữa và dưới. Phế quản thùy trên phải dài độ 1 cải, tách vuông góc với thân chính và chia làm 3 phế quản phân thùy: phế quản phân thùy đỉnh [PQ1] (bronchus segmentalis apicalis) [B1], phế quản phân thùy sau [PQ2] (bronchus segmentalis posterior) [B2] và phế quản phân thùy trước [PQ3] (bronchus segmentalis anterior) [B3]. Phế quản phân thùy giữa phải tách từ thân chính dưới phế quản thùy trên khoảng 2 cm và chia thành hai phế quản phân thùy: phế quản phân thuỳ bên [PQ4] (bronchus segmentalis lateralis) [B4] và phế quản phân thùy giữa. Phế quản phân thùy dưới phải bắt đầu ngay dưới chỗ tách phế quản thùy giữa và tận hết khi nó tách phân thùy trên của thùy dưới. Nó tách ra 5 phế quản phân thùy: phế quản phân thuỳ trên, phế quản phân thùy đáy giữa, đáy trước, đáy bên và đáy sau. Phế quản chính trái dài khoảng 5 cm, chia làm hai phế quản thùy: - Phế quản thùy trên trái dài 1,5 - 2 cm, tách ra từ mặt trước phế quản chính trái, tạo thành một góc nhọn với thân chính và chia thành hai phế quản: + Phế quản đi vào đỉnh phổi trái và tách thành phế quản phân thùy đỉnh sau [PQl+2] và phế quản phân thùy trước [PQ3]. + Phế quản đi vào lưỡi phổi trái (lingula pulmoms sinistri) tách thành hai phế quản: phế quản lưỡi trên [PQ4] (bronchus lingularis superior) [B4] và phế quản lưỡi dưới [PQ5] (bronchus lingularis superior) [B5]. - Ngay dưới chỗ tách ta phế quản thùy trên, phế quản chính trái trở thành phế quản thùy dưới trái. Phế quản thùy dưới trái tách ra làm 5 phế quản phân thùy và cũng mang tên như 5 phế quản phân thùy của phế quản thùy dưới phải. Dựa vào sự phân chia cây phế quản trong phổi người ta chia phổi thành các phân thùy, gọi là phân thùy phế quản trong phổi (segmenta bronchopuimoha). Như vậy phổi phải có 3 thùy, trong đó thùy trên có 3 phân thùy, thùy giữa có 2 phân thùy và thùy dưới có 5 phân thùy. Phổi trái có hai thùy, trong đó thùy trên có 4 phân thùy, thùy dưới có 5 phân thùy với tên gọi và cách đánh số giống tên gọi là cách đánh số của phế quản phân thùy. Về cấu tạo, phế quản được cấu tạo bởi 4 lớp: lớp sụn sợi, không có ở các tiểu phế quản hô hấp; lớp cơ trơn xếp thành thớ ngang khi co thắt đột ngột gây khó thở; lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc có các tuyến phế quản. 3.2. Sự phân nhánh của động mạch phổi Có hai động mạch phổi phải và trái tách ra từ thân động mạch phổi. Động mạch phổi phải chạy ngang sang phải, qua rốn phổi, bắt chéo trước phế quản chính phải ngay dưới phế quản thùy trên. Động mạch phổi trái nhỏ hơn và ngắn hơn chạy chếch lên trên sang trái bắt chéo mặt trước phế quản chính trái ở phía trên phế quản thùy trên. Vào trong phổi, có hai động mạch chạy xoắn quanh thân phế quản chính và cũng phân 50
  5. chia thành các nhánh thùy, các nhánh cho phân thùy rồi lại tiếp tục phân chia nhỏ dần cho tới mạng mao mạch quanh phế nang. 3.3 Tĩnh mạch phổi (venae pulmonales) Các lưới mao mạch quanh phế nang tập trung dần để đổ vào các tĩnh mạch quanh tiểu thuỳ, các tĩnh mạch nhỏ hợp lên thành các tĩnh mạch lớn dần, cuối cùng tạo thành hai tĩnh mạch phổi trên và dưới ở mỗi bên và đổ vào tâm nhĩ trái. 3.4. Động mạch và tĩnh mạch phế quản Động mạch nuôi dưỡng cho cây phế quản và mô phổi là các nhánh phế quản (ra mia bronchiales), nhánh của động mạch chủ ngực. Tĩnh mạch phế quản (vv. bronchiales). Các tĩnh mạch sâu dẫn máu từ trong phổi đổ vào tĩnh mạch phổi, còn các tĩnh mạch nông dẫn máu từ phế quản ngoài phổi và màng phổi tạng đổ vào tĩnh mạch đơn và bán đơn phụ. 3.5. Bạch huyết của phổi Các mạch bạch huyết trong nhu mô phổi đổ vào các hạch bạch huyết phổi nằm gần những chỗ chia nhánh của phế quản, rồi từ đó đổ vào các hạch phế quản phổi nằm ở rốn phổi. 3.6. Thần kinh của phổi Gồm những nhánh của đám rối phổi (plexus pulmonalis) chạy theo phế quản chính, tạo thành một mạng lưới quây xung quanh phế quản, qua rốn phổi vào phổi chi phối cho các cơ, niêm mạc của phế quản và cho các phế nang. 4. CUỐNG PHỔI (PEDICULUS PULMONIS) Cuống phổi bao gồm các thành phần từ ngoài đi vào phổi (phế quản chính, động mạch phổi, động mạch phế quản, thần kinh) hoặc từ trong phổi đi ra qua rốn phổi (tĩnh mạch phổi, tĩnh mạch phế quản, bạch mạch). Phế quản chính, động mạch phổi và tĩnh mạch phổi là những thành phần trực tiếp tham gia vào chức năng hô hấp nên được gọi là cuống phổi chức phận. Các thành phần còn lại có vai trò nuôi dưỡng cho phổi tạo nên cuống phổi dinh dưỡng. 51
  6. 1,4. Phế quản góc trái 2. Động mạch phổi trái 3. Rốn phổi trái 5,7. Tĩnh mạch phổi trái 6. Thân động mạch phổi 8,9. Tĩnh mạch phổi phải 10. Động mạch phổi phải 11. Rốn phổi phải 12. Phế quản góc phải 13. Quai động mạch chủ 14. Khí quản Hình 1.44. Cuống phổi và liên quan của các thành phần ở cuống phổi 5. MÀNG PHỔI Màng phổi là bao thanh mạc bọc mặt ngoài phổi, gồm có 2 lá: lá thành lót mặt trong thành ngực. Lá tạng bọc sát mặt ngoài phổi. 2 lá liên tiếp với nhau ở rốn phổi, bình thường giữa 2 lá là một khoang ảo (khoang phế mạc) nhưng khi bệnh lý thì trở thành 1 túi chứa khí hoặc dịch, đè ép vào phổi, gây rối loạn chức năng của phổi. Màng phổi cũng như phổi có 3 mặt (phế mạc sườn; phế mạc hoành; phế mạc trung thất). ứng với các bờ phổi là các góc phế mạc, có 4 góc phế mạc: góc sườn hoành; góc sườn trung thất trướcl góc sườn trung thất sau; góc hoành trung thất. Trong đó góc sườn hoành có nhiều ứng dụng hơn cả vì là nơi thấp nhất của khoang phế mạc. 6. ĐỐI CHIẾU CỦA PHỔI VÀ MÀNG PHỔI LÊN LỒNG NGỰC 6.1. Đối chiếu của phổi 6.1.1. Điểm cao nhất của đỉnh phổi Ở sau ngang với đầu sau xương sườn I, ở trước thò lên phía trên xương sườn một 5 cái, trên xương đòn 3 chí, cách đường giữa 4 cái. 6.1.2. Bờ trước Bên phải: từ điểm cao nhất của đỉnh phổi, chạy chếch xuống dưới vào trong bắt chéo phía trong khớp ức sườn I, rồi xuống ngang khớp ức sụn sườn II từ đó thẳng xuống đầu trong sụn sườn VI thì nối với bờ dưới. Bên trái: tương tự như bên phải, từ điểm cao nhất của đỉnh phổi xuống tới đầu trong sụn sườn IV, rồi chạy vòng ra phía ngoài tới gần đầu ngoài của sụn sườn VI và tiếp nối với bờ dưới. 6.1.3. Bờ dưới Bắt đầu từ chỗ hết của bờ trước, từ đó chạy ngang ra ngoài bắt chéo khoang liên sườn Vi trên đường giữa đòn, khoang liên sườn VII trên đường nách, khoang liên sườn 52
  7. IX ở đường vai, tận hết ở đầu sau xương sườn XI sát cột sống lưng. 6.1.4. Bờ sau Chạy dọc 2 bên cột sống lưng, từ mỏm ngang đốt sống ThII tới đốt sống ThXI. 1. Bờ dưới phổi trái 2. Góc sườn hoành trái 3. Góc sườn hoành phải 4. Bờ dưới phổi phải 5. Khe chếch phải 6. Bờ dưới phổi phải 7. Góc sườn hoành phải 8. Bờ sau phổi trái 9. Khe chếch trái Hình 1.45. Đối chiếu phổi và màng phổi lên lồng ngực (A. nhìn mặt trước; B. nhìn mặt sau) 6.2. Đối chiếu của màng phổi 6.2.1. Diễm cao nhất của đỉnh màng phổi Giống đối chiếu của đỉnh phổi. 6.2.3. Góc sườn hoành Trước tiếp theo góc sườn trung thất trước, rồi chạy ngang ra ngoài và ra sau bắt chéo xương sườn X ở đường nách giữa, bắt chéo xương sườn XI cách đường giữa sau 10 cm và tận hết ở khoang giữa đốt sống ngực XII và đốt sống thắt lưng I. 6.2.4. Góc sườn trung thất sau Đối chiếu lên lồng ngực giống bờ sau của phổi, nhưng đầu dưới xuống thấp hơn phổi tận hết ngang khớp giữa đốt sống ngực XII và thắt lưng I. 6.3. Áp dụng Ở phía trên, màng phổi sát đỉnh phổi, bờ trước, bờ sau của phổi,. màng phổi tương tự nhau, còn ở phía dưới thì màng phổi xuống thấp hơn bờ phổi khoảng một khoang gian sườn và thấp nhất ở đường nách sau. Tại đây, phổi bắt chéo xương sườn 9, màng phổi bắt chéo xương sườn 10 nên thường áp dụng chọc thăm dò màng phổi xem có tràn dịch phế mạc ở khoang gian sườn 8 - 9 đường nách sau; chọc hút khí thì thường chọc ở khoang liên sườn 1 - 2 đường giữa đòn. Hiện nay, trên thực tế lâm sàng khi mở màng phổi tối thiểu để đạt dẫn lưu dịch, người ta thường mở ở khoang liên sườn 5 - 6 đường nách giữa hoặc đường nách sau rồi tùy theo hình ảnh tràn dịch để 53
  8. luồn đầu sonde xuống dẫn lưu. A. Tràn khí màng phổi; B. Tràn dịch màng phổi; C. Tràn máu màng phổi Hình 1.46. Hình ảnh tràn khí, tràn dịch màng phổi và biểu hiện bệnh lý 54
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2