Bệnh thận cấp: Tiếp cận chẩn đoán và điều trị
lượt xem 4
download
Tổng quan trình bày các khuyến cáo quan trọng về bệnh thận cấp (Acute Kidney Diseases and Disorders) của KDIGO (Kidney Disease Improving Global Outcomes) và ADQI (Acute Dialysis Quality Initiative) về định nghĩa, dịch tễ học, nguyên nhân, giai đoạn, diễn tiến, điều trị ban đầu và tiên lượng của bệnh thận cấp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh thận cấp: Tiếp cận chẩn đoán và điều trị
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Tổng Quan BỆNH THẬN CẤP: TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Nguyễn Ngọc Lan Anh1, Trần Thị Bích Hương1 TÓM TẮT Tổng quan trình bày các khuyến cáo quan trọng về bệnh thận cấp (Acute Kidney Diseases and Disorders) của KDIGO (Kidney Disease Improving Global Outcomes) và ADQI (Acute Dialysis Quality Initiative) về định nghĩa, dịch tễ học, nguyên nhân, giai đoạn, diễn tiến, điều trị ban đầu và tiên lượng của bệnh thận cấp. Từ khóa: bệnh thận cấp, tổn thương thận cấp, suy thận tiến triển nhanh, bệnh thận mạn, suy thận mạn giai đoạn cuối ABSTRACT ACUTE KIDNEY DISEASES AND DISORDERS: APPROACH TO DIAGNOSIS AND THERAPY Nguyen Ngoc Lan Anh, Tran Thi Bich huong * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 1 - 2021: 01 - 08 This review focused on the recommendation of KDIGO (Kidney Disease Improving Global Outcomes) and ADQI (Acute Dialysis Quality Initiative) guidelines regarding definition, epidemiology, etiology, staging, progression, management and prognosis of Acute Kidney Diseases and Disorders. Key word: acute kidney diseases and disorders, acute kidney injury, rapidly progressive renal failure, chronic kidney disease, end stage renal disease ĐẶT VẤN ĐỀ (crescent) chiếm trên 50% cầu thận(1), nên còn được gọi là viêm cầu thận liềm (crescentic THUẬT NGỮ LIÊN QUAN SUY THẬN glomerulonephritis) (hình 4D). Hầu hết viêm cầu VÀ BỆNH THẬN CẤP thận (VCT) liềm biểu hiện bằng suy thận tiến Theo kinh điển, ngoài suy thận cấp và suy triển nhanh hoặc tổn thương thận cấp, nhưng có thận mạn, còn tồn tại 1 dạng suy thận “trung thể diễn tiến đến bệnh thận mạn. Trong tổng gian” gọi là “suy thận bán cấp” (subacute renal quan này, chúng tôi chỉ trình bày “suy thận tiến failure, subacute kidney injury) hoặc “suy thận triển nhanh” mà không đề cập đến “viêm cầu tiến triển nhanh” (Rapidly Progressive Renal thận tiến triển nhanh”. Failure, RPRF). Suy thận tiến triển nhanh được Do không thống nhất về khái niệm “suy định nghĩa là 1 hội chứng suy giảm chức năng thận”, nên hầu hết các dạng suy thận chỉ được thận diễn tiến trong vòng vài tuần đến vài tháng. phát hiện ở giai đoạn nặng. Khởi đầu năm 2002, Trên thực tế lâm sàng, “Suy thận tiến triển KDOQI (Kidney Disease Outcome Quality nhanh” (Rapidly Progressive Renal Failure, Initiatives) của Mỹ mở đầu cho 1 chuỗi những RPRF) dễ bị lầm lẫn với “Viêm cầu thận tiến thay đổi về định nghĩa của các dạng suy thận. Từ triển nhanh” (Rapidly Progressive đó đến nay, các thuật ngữ mới thay thế cho thuật Glomerulonephritis, RPGN). “Suy thận tiến triển ngữ kinh điển như: nhanh” (RPRF) là 1 hội chứng lâm sàng dựa vào (1) “Bệnh thận mạn” (Chronic Kidney thay đổi của chức năng thận; trong khi “Viêm Disease, CKD) thay cho “suy thận mạn” (KDOQI cầu thận tiến triển nhanh” (RPGN) là 1 chẩn năm 2002); đoán mô bệnh học, dựa vào sang thương “liềm” 1 Phân Môn Thận, Bộ Môn Nội, Đại Học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Ngọc Lan Anh ĐT: 0915513178 Email: nguyenngoclananhdr1984@ump.edu.vn Chuyên Đề Nội Khoa – Lão Khoa 1
- Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 (2) “Tổn thương thận cấp” (Acute Kidney tắt là “Bệnh thận cấp” (Acute kidney disease) là Injury, AKI) thay cho “suy thận cấp” (ADQI năm dạng trung gian giữa 2 loại suy thận trên(2). 2004); Ba khái niệm này được KDIGO định nghĩa (3)“Rối loạn và Bệnh thận cấp” (Acute năm 2012 như theo Bảng 1. Kidney Diseases and Disorders, AKD) hoặc gọi Bảng 1: Các định nghĩa theo KDIGO năm 2012(2) Định nghĩa Tiêu chuẩn về chức năng Tiêu chuẩn về cấu trúc Tăng Creatinine HT hơn 50% trong vòng 7 ngày HOẶC Tổn thương thận cấp (Acute Kidney Injury, Tăng Creatinine HT hơn 0,3 mg/dL (26,5 µmol/L) trong Không tiêu chuẩn AKI) 2 ngày HOẶC Thiểu niệu Bệnh thận mạn (Chronic Kidney Disease, GFR < 60 ml/phút/1,73m2 da kéo dài trên 3 tháng Tổn thương thận >3 tháng CKD) Tổn thương thận cấp HOẶC Bệnh thận cấp (Acute Kidney Diseases GFR < 60 ml/phút/1,73m2 da dưới 3 tháng HOẶC Tổn thương thận 50% kéo dài dưới 3 tháng Do AKD bao gồm cả AKI (Hình 1), để tránh 2017, AKD minh họa cho sự tiếp diễn của tổn nhầm lẫn, khi nghiên cứu, các tác giả phân chia thương thận ban đầu, đòi hỏi sự theo dõi liên tục AKD thành 2 nhóm: và can thiệp khi cần để hồi phục chức năng thận. (1) AKD có kèm AKI (AKD with AKI); Nếu diễn tiến này không được phát hiện và điều trị kịp lúc, AKD sẽ dẫn đến suy thận mạn giai (2) AKD không kèm AKI (AKD without AKI, đoạn cuối (Hình 2)(3). hoặc AKD-Non AKI). Đối chiếu với thuật ngữ kinh điển, theo chúng tôi, “AKD-Non AKI” tương đương với “Suy thận tiến triển nhanh”. Hình 1: Tương quan giữa AKD, AKI và CKD theo Hình 2: Tính liên tục giữa AKI và CKD theo ADQI KDIGO (2012)(2) (2017)(3) Ngoài KDIGO, AKI và AKD còn là đối tượng Trên thực tế, các dạng suy thận này có thể nghiên cứu của ADQI (Acute Dialysis Quality chồng lấp nhau trên cùng 1 bệnh nhân (BN) nên Initiative, Tổ chức Sáng Kiến Chất Lượng Lọc cần dựa vào GFR nền, tốc độ tăng Creatinine HT Máu Cấp Tính). Tổ chức này là tập hợp các bác sĩ qua theo dõi 2 ngày liên tiếp và sau đó mỗi 2-3 lâm sàng, các nhà nghiên cứu về nội khoa, chăm ngày trong 7 ngày, và đôi khi xuất viện sau 3 sóc sức khỏe ban đầu, Thận học, Hồi sức tích tháng để quyết định về dạng suy thận của BN cực, Nhi khoa, Dược sỹ,
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Tổng Quan Bảng 2: Những ví dụ giúp phân biệt AKI, AKD, CKD theo KDIGO 2012(2) 2 GFR nền (ml/phút/1,73m da) Tăng Creatinine HT trong 7 ngày Theo dõi GFR 3 tháng sau đó Chẩn đoán >1,5 lần Không đối GFR nền AKI >60 1,5 lần Không đổi GFR nền AKI + CKD
- Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 nhân của AKD bao gồm những nguyên nhân (Bảng 4). gây AKI (Hình 3) và 1 số nguyên nhân đặc biệt Hình 3: Nguyên nhân của tổn thương thận cấp(7) Bảng 4: Nguyên nhân của suy thận tiến triển Bệnh thận nguyên phát Hội chứng tán huyết tăng urê huyết/Ban xuất huyết giảm tiểu nhanh(8) hoặc AKD –Non AKI cầu huyết khối (Hemolytic Uremic Syndrome/Thrombotic Bệnh thận nguyên phát Thrombomicroangiopathy, HUS/TTP) Bệnh cầu thận Tăng huyết áp ác tính Viêm mạch máu thận: viêm đa động mạch vi thể, viêm cầu Xơ cứng bì hệ thống thận ít lắng đọng miễn dịch ANCA âm tính, hội chứng Nhiễm trùng (Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, nhiễm trùng Goodpasture. huyết, viêm gan siêu vi C) Viêm cầu thận hậu nhiễm Sarcoiodis Bệnh cầu thận xẹp vô căn Bệnh thận do tắc nghẽn Bệnh thận IgA, viêm cầu thận tăng sinh màng Xơ hóa sau phúc mạc Viêm cầu thận tơ huyết (Fibrillary glomerulonephritis) Bệnh ác tính vùng chậu (ung thư cổ tử cung…) Bệnh ống thận Sinh thiết thận là chìa khóa chẩn đoán Viêm ống thận mô kẽ cấp Hoại tử ống thận cấp nguyên nhân của AKD và được chỉ định trong Bệnh mạch máu thận những trường hợp AKD sau: Thuyên tắc mạch máu thận do mảng vữa-huyết khối - AKD sau khi đã loại trừ nguyên nhân do (thrombo-embolic renovascular disease) Huyết khối tĩnh mạch thận 2 bên nhiễm trùng huyết, hoại tử ống thận cấp do Bệnh hệ thống ảnh hưởng đến thận giảm tưới máu thận kéo dài hoặc tổn thương Viêm mạch máu hệ thống thận do độc chất. U hạt Wegener - AKD do viêm cầu thận tiến triển nhanh, Hội chứng Churg-Strauss Ban xuất huyết Henoch-Schölein viêm ống thận mô kẽ cấp là những nguyên nhân Tăng Cryoglobulin máu có thể đáp ứng nhanh với những điều trị đặc Thuốc: Hydralazine, Allopurinol, Rifampicin, Propylthyouracil, hiệu ức chế miễn dịch. Carbimazole Viêm mạch máu hậu thấp, viêm mạch máu cận ung - AKD liên quan đến bệnh hệ thống như sốt Đa u tủy kéo dài hoặc thiếu máu không giải thích được. Lupus ban đỏ hệ thống - AKI không hồi phục sau 3-4 tuần và kích Viêm thận lupus class IV thước hai thận bình thường, nhằm mục tiêu tìm Hội chứng kháng phospholipid Bệnh vi mạch huyết khối và loại trừ các nguyên nhân có thể điều trị được và đánh giá tiên lượng. 4 Chuyên Đề Nội Khoa – Lão Khoa
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Tổng Quan LIÊN QUAN GIỮA LÂM SÀNG VÀ MÔ nhận định này không nên khái quát cho mọi BỆNH HỌC CỦA BỆNH THẬN CẤP AKD vì nghiên cứu là hồi cứu và chỉ tập trung vào những BN được chỉ định STT(9). Cho đến nay, còn quá ít những nghiên cứu khảo sát liên quan giữa mô bệnh học để phân Trần Thị Bích Hương nghiên cứu tiền cứu biệt giữa AKI, AKD có kèm AKI hoặc AKD trên 123 bệnh nhân (BN) chẩn đoán suy thận tiến không kèm AKI. triển nhanh (STTTN) (hoặc AKD-Non AKI), tại Bệnh Viện Chợ Rẫy ghi nhận 105/123 BN viêm Chu R(4) nghiên cứu tại Trung Quốc, hồi cứu thận lupus và 18/123 viêm thận không lupus (với 303 mẫu STT ở BN AKD và nhận thấy hoại tử 11/18 là bệnh thận IgA). Ngoài bệnh cầu thận cơ ống thận cấp gặp trong nhóm AKI (30,8%) nhiều bản, sang thương được nghĩ đến gây STTTN gấp 2 lần hơn nhóm AKD-Non AKI (16%). Viêm nhiều nhất là bệnh vi mạch huyết khối (TMA) thận kẽ cấp gặp ở nhóm AKD-Non AKI (52%) (26%), ít hơn là VCT liềm (13,5%) và hoại tử ống nhiều hơn nhóm AKI (30,8%). Viêm cầu thận thận cấp (15%)(10). Trần Hiệp Đức Thắng, khi liềm (VCT liềm) gặp đều ở cả 2 nhóm AKI phân tích 33 BN TMA ở 133 BN STTTN, ghi (28,8%) và AKD-Non AKI (29,3%). Bệnh vi mạch nhận chủ yếu TMA cấp (45%), kế tiếp TMA mạn huyết khối (Thrombotic microangiopathy, TMA) hoạt động (32%), và TMA mạn (23%)(11). hiếm gặp ở cả 2 nhóm (7,3% chung). Tuy nhiên, A B C D Hình 4: (A) Hoại tử ống thận cấp đặc trưng bởi mất bờ bàn chải của tế bào biểu mô ống thận; (B) Viêm thận kẽ cấp đặc trưng bởi hình ảnh thấm nhập tế bào viêm ở vùng mô kẽ thận; (C) Thuyên tắc vi mạch huyết khối cấp; (D) Viêm cầu thận liềm với liềm > 50% số cầu thận trên mẫu sinh thiết thận Chuyên Đề Nội Khoa – Lão Khoa 5
- Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 DIỄN TIẾN VÀ KẾT CỤC CỦA BỆNH Nghiên cứu ASSESS-AKI(13) ghi nhận THẬN CẤP 294/1538 (19%) BN AKI lúc nhập viện và không hồi phục chức năng thận, chỉ có 46 BN (16%) có Tùy theo GFR nền, độ nặng của AKI, chức Creatinine HT giảm về mức nền khi xuất viện, năng thận của BN sau 1 đợt AKI có thể dẫn đến và 111 BN (38%) có Creatinine HT giảm về mức các kết cục khác nhau. Với GFR nền bình nền sau 3 tháng. Nhóm không hồi phục chức thường, chức năng thận có thể: năng thận tăng 51% nguy cơ xuất hiện các biến (1) hồi phục hoàn toàn; cố chính về thận (Major adverse kidney events, (2) hồi phục không hoàn toàn và tiến triển MAKE) bao gồm tiến triển đến CKD, CTNT định đến AKD và CKD. Với bn có giảm GFR nền, kỳ và tử vong (aHR=1,52; 95% CI 1,01-2,29, chức năng thận sẽ p=0,04). Các nghiên cứu khác cho thấy mặc dù (3) hồi phục không hoàn toàn và tiến đến AKD ở giai đoạn nhẹ nhất (giai đoạn 0C), BN AKD và CKD; vẫn có nguy cơ tử vong(14,15). Pannu ghi nhận nguy cơ tử vong tăng đáng kể khi hồi phục về (4) không hồi phục chức năng thận và dẫn >55% so với mức nền và nguy cơ tiến triển đến đến suy thận mạn giai đoạn cuối (Hình 5). suy thận mạn giai đoạn cuối tăng khi hồi phục về mức >25% so với mức nền(15). Trần Thị Bích Hương ghi nhận trên 66 BN suy thận tiến triển nhanh (hoặc AKD-Non AKI) CTNT lúc nhập viện. Sau theo dõi trung vị 10 tháng, nếu loại trừ BN tử vong hoặc mất dấu, tỷ lệ ngưng chạy TNT kéo dài >3 tháng là 36/55 (65,5%) BN(16). ĐIỀU TRỊ AKD Theo ADQI 2017, các BN sau hồi phục AKI cần được đánh giá sau 3 tháng về sự hồi phục tiếp diễn, đợt bệnh mới hoặc chức năng thận diễn tiến đến bệnh thận mạn (Hình 6)(3). Hình 5: Diễn tiến tự nhiên của tổn thương thận cấp(12) Theo KDIGO và ADQI, hồi phục chức năng thận được đánh giá tại thời điểm xuất viện và tiêu chuẩn thường dùng là ngưng chạy thận nhân tạo (CTNT), giảm Creatinine HT về bình thường hoặc về giá trị nền (Bảng 5). Bảng 5: Tiêu chuẩn đánh giá hồi phục chức năng thận trong tổn thương thận cấp Kiểu hồi (2) ADQI năm KDIGO năm 2012 (3) Hình 6: Theo dõi AKD theo giai đoạn(3) phục 2017 Hồi phục GFR ≥ 60 ml/phút/1,73m da 2 Cụ thể hóa những việc làm cần chăm sóc BN hoàn toàn Ngưng CTNT AKI và AKD sau xuất viện, ADQI năm 2020, đưa Hồi phục Ngưng CTNT nhưng GFR 14 ngày ra 2 từ viết tắt: (1) KAMPS dành cho BN sau AKI một phần ml/phút/1,73m da trong
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Tổng Quan Bảng 6: Những việc cần làm (KAMPS) để chăm sóc thận sau AKI và AKD KAMPS Nội dung Kidney Function Check Đánh giá chức năng thận bằng Creatinine HT hoặc Cystatin C; đánh giá độ lọc cầu thận ước đoán, protein niệu hoặc albumin niệu. Xem xét các dấu ấn sinh học, hình ảnh học, hoặc xét (Kiểm tra chức năng thận) nghiệm khác khi có thể và có chỉ định. Advocacy Giáo dục BN và thân nhân BN về AKI và CKD. Kết nối với các nhân viên y tế khác như BS (Hỗ trợ của cộng đồng) gia đình, chuyên viên dinh dưỡng, điều dưỡng, dược sỹ, nhân viên y xã hội. Kiểm tra việc dùng thuốc và các biện pháp điều trị. Cần thảo luận nguy cơ và lợi ích của Medications (Thuốc) thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể. Xem xét các thuốc độc cho thận và các thuốc không kê toa khác Đảm bảo BN hiểu về mục tiêu huyết áp. Thảo luận về tình trạng dịch của cơ thể, cân nặng lý Pressure (Huyết áp) tưởng và vai trò của thuốc lợi tiểu. Sick Day Protocols Giáo dục BN về cách sử dụng thuốc mỗi khi có bệnh lý cấp tính khác, xem xét ngưng các (Bảng ghi nhận ngày bị bệnh) thuốc độc cho thận. Bảng 7: Những việc cần làm (WATCH-ME) với BN AKI và AKD đang CTNT WATCH-ME Nội dung Weight Assessment (Đánh giá Thảo luận về theo dõi cân nặng khô và tình trạng dư dịch có thể chấp nhận được. Thảo luận cân nặng) về vai trò của lợi tiểu nhằm duy trì thể tích nước tiểu và thể tích dịch lý tưởng của cơ thể. Access Giáo dục BN về chăm sóc catheter tĩnh mạch trung tâm. Nhận thức quy trình bảo tồn đường mạch máu. Lên kế hoạch và giáo dục về vai trò của đường mạch máu và các phương thức (Đường mạch máu) điều trị thay thế thận. Giáo dục BN và thân nhân BN về AKD cần CTNT, nguy cơ ngắn hạn và nguy cơ dài hạn. Kết nối với các nhân viên y tế khác như BS gia đình, chuyên viên dinh dưỡng, điều dưỡng, dược Teaching (Giáo dục) sỹ, nhân viên y xã hội về nhu cầu chăm sóc của BN (như thay đổi thuốc khi bắt đầu điều trị thay thế thận). Clearance Đánh giá thường xuyên chức năng thận (bằng xét nghiệm trước CTNT hoặc dựa vào Clearance 24 giờ). Đánh giá thường xuyên hiệu quả lọc máu để đảm bảo chất lượng của (Độ thanh thải) CTNT. Hypotension Giáo dục BN và tối ưu hóa chăm sóc BN để tránh tụt huyết áp trong CTNT. Giáo dục BN cách (Tụt huyết áp) dùng thuốc huyết áp trong quá trình CTNT. Kiểm tra việc dùng thuốc và các biện pháp điều trị khác. Cần thảo luận nguy cơ và lợi ích của Medications (Thuốc) thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể. Xem xét các thuốc độc cho thận và các thuốc không kê toa. Các khuyến cáo về dùng thuốc ở BN AKD(3) thận, nhưng nghiên cứu tại Anh ghi nhận khi gia - Cần cá thể hóa điều trị BN dựa vào việc chọn tăng dùng 2 nhóm thuốc này lên 16% trong 5 thuốc, chọn liều thuốc và theo dõi đáp ứng và tác năm, đồng thời cũng gia tăng 50% số BN nhập dụng phụ ở BN AKD theo giai đoạn của AKD. viện vì AKI trong cùng thời gian(18). Việc ngưng nhóm thuốc này khi BN có chẩn đoán AKI hoặc - Cần cân nhắc khi chọn lựa thuốc điều trị về AKD nằm trong khuyến cáo của ADQI, nhưng đường thải thuốc, nguy cơ độc thận, ảnh hưởng còn ít chứng cứ cho khuyến cáo này. Hai thuốc của AKD lên chuyển hóa thuốc, chỉ định dùng này chỉ được tái sử dụng khi GFR và tình trạng thuốc và/hoặc mức độ khẩn cấp khi dùng thuốc, huyết động học đã ổn định. Hạ huyết áp và giảm khả năng đổi qua dùng thuốc khác. phân suất lọc là 2 tác dụng phụ thường gặp liên - Tránh dùng các thuốc độc thận hoặc tránh quan đến UCMC và UCTT, và có thể làm tái xuất dùng phối hợp với các thuốc độc thận ở BN hiện AKI. Do vậy, cần cân nhắc tùy từng BN về AKD. Nếu cần dùng các thuốc này, cần có lý do lợi ích và tác hại khi dùng 2 thuốc này(3). dùng chính đáng, và cố gắng giảm thiểu tác KẾT LUẬN dụng độc lên thận bằng cách tránh phối hợp đồng thời nhiều thuốc độc thận. Bệnh thận cấp (AKD) là nhóm suy thận - Thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ trung gian giữa tổn thương thận cấp (AKI) và thể: Mặc dù đây là thuốc có lợi trong bảo vệ bệnh thận mạn (CKD). Trong 1 số trường hợp, Chuyên Đề Nội Khoa – Lão Khoa 7
- Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 AKD là dạng chuyển tiếp của AKI. KDIGO và thận ở bệnh nhân suy thận tiến triển nhanh. Đề tài nghiệm thu cấp Sở Khoa Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh. ADQI nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo 11. Trần Hiệp Đức Thắng, Trần Thị Bích Hương và Nguyễn Sào dõi sau xuất viện ở mọi BN AKI để phát hiện Trung (2019). Chẩn đoán thuyên tắc vi mạch huyết khối ở thận bằng mô bệnh học ở bệnh nhân suy thận tiến triển nhanh. Y học sớm AKD. Từ đó, có chiến lược điều trị thích Thành phố Hồ Chí Minh, 23(3):300-308. hợp và phòng ngừa bệnh diễn tiến đến suy thận 12. Okusa MD, Chertow GM, Portilla D and for the Acute Kidney mạn giai đoạn cuối. Injury Advisory Group of the American Society of Nephrology (2009). The Nexus of Acute Kidney Injury, Chronic Kidney TÀI LIỆU THAM KHẢO Disease, and World Kidney Day 2009. Clin J Am Soc Nephrol, 4(3):520-522. 1. Moroni G, Ponticelli C (2014). Rapidly progressive crescentic 13. Bhatraju PK, Zelnick LR, Chinchilli VM, et al (2020). Association glomerulonephritis: Early treatment is a must. Autoimmun Rev, Between Early Recovery of Kidney Function After Acute Kidney 13(7):723-729. Injury and Long-term Clinical Outcomes. JAMA Network Open, 2. Kidney Disease (2012). KDIGO clinical practice guideline for 3(4):e202682. acute kidney injury. Kidney Int, 2:19-36. 14. Kellum JA, Chawla LS, Keener C, et al (2016). The effects of 3. Chawla LS, Bellomo R, Bihorac A, et al (2017). Acute kidney alternative resuscitation strategies on acute kidney injury in disease and renal recovery: consensus report of the Acute patients with septic shock. Am J Respir Crit Care Med, 193(3):281- Disease Quality Initiative (ADQI) 16 Workgroup. Nat Rev 287. Nephrol, 13(4):241-257. 15. Pannu S, James M, Hemmelgarn B, et al (2013). Association 4. Chu R, Li C, Wang S, et al (2014). Assessment of KDIGO between AKI, Recovery of Renal Function, and Long-Term Definitions in Patients with Histopathologic Evidence of Acute Outcomes after Hospital Discharge. Clin J Am Soc Nephrol, 8:194- Renal Disease. Clin J Am Soc Nephrol, 9:1175-1182. 202. 5. James MT, Levey AS, Tonelli M & et al (2019). Incidence and 16. Trần Thị Bích Hương, Nguyễn Ngọc Lan Anh, Nguyễn Minh Prognosis of Acute Kidney Diseases and Disorders Using an Tuấn, cs (2019). Hồi phục chức năng thận ở bn suy thận tiến Integrated Approach to Laboratory Measurements in a triển nhanh do viêm cầu thận tại bệnh viện Chợ Rẫy, 23(3):336- Universal Health Care System. JAMA Netw Open, 2(4):e191795. 343. 6. Fujii T, Uchino S, Takinami M, et al (2014). Subacute kidney 17. Noble RA, Lucas BJ, Selby NM (2020). Long term Outcomes in injury in hospitalized patients. Clinical journal of the American Patients with Acute Kidney Injury. Clin J Am Soc Nephrol, 5:423- Society of Nephrology, 9(3):457-461. 429. 7. Hilton R (2006). Acute renal failure. BMJ, 333:786-790. 18. Liu KD, Forni LG, Heung M, et al (2020). Quality of Care for 8. Bhowmik D, Sinha S, Gupta A, et al (2011). Clinical Approach to Acute Kidney Disease: Current Knowledge Gaps and Future Rapidly Progressive Renal Failure. J Assoc Physicians India, 59:38- Directions. Kidney Int Rep, 5:1634-1642. 41. 9. Barry R, James MT (2015). Guidelines for Classification of Acute Kidney Diseases and Disorders. Nephron, 131:221-226. Ngày nhận bài báo: 10/11/2020 10. Trần Thị Bích Hương, Trần Văn Vũ, Nguyễn Minh Tuấn, et al Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021 (2018). Chẩn đoán nguyên nhân và điều trị hồi phục chức năng 8 Chuyên Đề Nội Khoa – Lão Khoa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Bệnh nhiệt thán (Anthrax)
57 p | 267 | 32
-
Chuyên đề Bệnh học nội khoa (Tập 1): Phần 2
77 p | 117 | 12
-
Tài liệu Tổn thương thận cấp trước thận - Tiếp cận chẩn đoán và điều trị - BS. Nguyễn Ngọc Lan Anh, PGS. TS. BS Trần Thị Bích Phương
46 p | 117 | 12
-
Bài giảng Tổn thương thận cấp trước thận tiếp cận chẩn đoán và điều trị
46 p | 110 | 11
-
Lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi - Nguyên tắc điều trị lao - Phác đồ điều trị lao mới
6 p | 110 | 8
-
Khoa học thần kinh (Tái bản lần 4): Phần 1
207 p | 10 | 7
-
Thế nào là... nghiện rượu?
3 p | 103 | 5
-
Bài giảng Tổn thương thận cấp ở trẻ em – ThS. BS. Nguyễn Đức Quang
30 p | 33 | 5
-
Giáo trình giảng dạy Tiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa: Phần 2
193 p | 21 | 4
-
Tiếp cận và xử trí bệnh nhân đột quỵ não cấp
8 p | 56 | 4
-
Cập nhật hội chứng truyền máu cho nhận và thiếu máu - đa hồng cầu trong song thai: Tiếp cận sàng lọc, dịch tễ, sinh lý bệnh và chẩn đoán
8 p | 29 | 4
-
Hội chứng thận hư khó điều trị ở trẻ em: Cập nhật và thực tiễn lâm sàng
7 p | 61 | 4
-
Giáo trình giảng dạy Tiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa (tái bản lần 2): Phần 2
180 p | 10 | 3
-
Đề cương học phần Ngoại bệnh lý 2 (Mã học phần: SUR 322)
23 p | 5 | 3
-
Bài giảng Nội bệnh lý 4: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
98 p | 5 | 2
-
Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán bệnh thận mạn - TS.BS Nguyễn Bách
20 p | 4 | 2
-
Nghiên cứu Thần kinh học: Phần 1 (Tái bản lần 4)
207 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn