intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh tiêu chảy trong mùa nắng nóng

Chia sẻ: Secrets_1 Secrets_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

83
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mùa nắng nóng, thức ăn dễ bị hư hỏng là môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn phát triển gây bệnh đường ruột, thường gặp nhất là tiêu chảy cấp ở trẻ em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh tiêu chảy trong mùa nắng nóng

  1. Bệnh tiêu chảy trong mùa nắng nóng
  2. Mùa nắng nóng, thức ăn dễ bị hư hỏng là môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn phát triển gây bệnh đường ruột, thường gặp nhất là tiêu chảy cấp ở trẻ em. Những hiểu biết dưới đây khi bé bị tiêu chảy là cần thiết cho các bậc cha mẹ. Nguyên nhân gây ra tiêu chảy Có rất nhiều nguyên nhân làm cho bé bị tiêu chảy: - Tình trạng dinh dưỡng kém dễ dẫn đến tiêu chảy và vì tiêu chảy nên bé lại càng dễ bị suy dinh dưỡng. - Nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn, siêu vi khuẩn hoặc ký sinh trùng như giun sán gây ra. - Đôi khi, nhiễm khuẩn ngoài đường ruột như nhiễm trùng tai, mũi, họng; nhiễm trùng đường tiết niệu... cũng gây nên tiêu chảy. - Thức ăn lạ khiến trẻ không tiêu hóa được. - Một số thuốc trị bệnh có tác dụng phụ gây tiêu chảy như Lincomycin, Tazocin... Tiêu chảy ở trẻ em có 2 dạng: tiêu chảy cấp tính xảy ra đột ngột và tiêu chảy mãn tính kéo dài nhiều ngày do hấp thu kém hay suy tụy tạng hoặc do chức năng ruột non bị biến đổi... Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy? Bù nước cho bé:
  3. Tình trạng nguy hiểm cho bé bị tiêu chảy là kiệt nước. Bé càng đi nhiều lần (4 đến 10 lần trong ngày) thì lượng nước sinh lý trong cơ thể mất đi càng nhiều kèm theo những dấu hiệu như sút cân, tiểu ít, miệng khô, mắt lõm, da không còn căng và kém đàn hồi, ngủ không yên, cáu gắt. Vì thế, cần phải bù ngay lượng nước đã mất cho trẻ bằng cách: Sử dụng gói Oresol: Oresol chứa muối natri, muối kali và đường glucoz. Có thể hòa tan 1 gói Oresol trong một lít nước đun sôi để nguội và cho trẻ uống liên tục trong ngày. Tùy theo tình trạng mất nước nhiều hay ít mà lượng nước uống vào trung bình như sau: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng: 250-500ml, từ 6 đến 24 tháng: 500-1.000ml, từ 2-5 tuổi: 750-1.500ml, trên 5 tuổi: từ 1.000-2.000ml. Tự chế dung dịch bù nước: Các bà mẹ có thể tự chế dung dịch bù nước bằng cách pha một lít nước đun sôi để nguội với một muỗng cà phê gạt muối ăn và 8 muỗng cà phê gạt đường cát. Nếu trong nhà có sẵn mật ong thì có thể thay đường cát bằng 8 muỗng cà phê mật ong, cũng có thể thêm nước cam hay nước chanh vào dung dịch này. Mật ong chứa lượng đường glucoz nên cơ thể dễ hấp thu hơn đường cát (saccharoz). Sau mỗi lần bé đi tiêu chảy thì cho bé uống một tách dung dịch đã pha. Tăng cường chất dinh dưỡng: Khi bé bị tiêu chảy, đối với trẻ còn đang bú sữa mẹ cần tiếp tục cho bé bú, tuy nhiên, trong chế độ ăn uống của người mẹ nên cẩn thận với những thực phẩm có tính nhuận tràng khiến bé khó dứt tiêu chảy. Cho bé ăn những thức ăn giàu đạm, nấu chín và nghiền nhuyễn như thịt, cá, đậu, lòng đỏ trứng, không nên ăn thức ăn có mỡ hay xào nấu với mỡ.
  4. Nên cho bé ăn súp cà rốt hoặc nước cháo hoặc bột Elonac, Caruba cho đến khi bé bình phục. Dùng thuốc như thế nào? Việc dùng thuốc sẽ khó khăn vì còn tùy thuộc nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Trẻ càng bé thì việc dùng thuốc càng phải thận trọng. Tốt nhất là đưa đi khám ở cơ sở y tế. Những thuốc thông thường có thể dùng: - Nhóm vi khuẩn hữu ích cho đường ruột: thường là các sản phẩm chuyển hóa của vi khuẩn Lactobacillus acidophilus đã được làm chết và đông khô dùng điều trị tiêu chảy, nhất là tiêu chảy nhiễm trùng khi dùng chung với kháng sinh đường ruột. Đó là các thuốc Lacteol fort, Antibio, Subtilac, Sublivina, Biolactyl, Ultra-Levure... - Nhóm bảo vệ niêm mạc đường ruột: giúp niêm mạc dạ dày, đường ruột giảm hấp thu độc chất vào cơ thể, giảm triệu chứng khó chịu khi tiêu chảy, làm đặc phân ( Actapulgite, Smecta, Sacolène...). - Nhóm sát trùng đường ruột: dùng trị tiêu chảy cấp do nguyên nhân vi trùng. Thường được dùng dưới dạng nhũ tương (suspention) như Ercefuryl, Ricridène, Panfurex... - Nhóm thuốc cần có chỉ định của thầy thuốc: Đó là những thuốc cầm tiêu chảy như Atropin, Diphenoxylat, Loperamide... - Không nên nhầm lẫn dạng thuốc dùng cho người lớn và dạng dùng cho trẻ em (thường là xi rô hay huyền dịch hoặc thuốc giọt). - Chú ý đến số tuổi và cân nặng khi dùng các loại thuốc như Diarsed chứa Diphenoxylat (không dùng cho trẻ dưới 30 tháng tuổi, phụ nữ mang thai
  5. hoặc cho con bú đồng thời theo dõi với trẻ trên 30 tháng tuổi khi dùng thuốc), hoặc Immodium (không nên dùng hoặc dùng thận trọng có chỉ định với trẻ từ 2 - 8 tuổi).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2