intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảnh giác với bệnh tiêu chảy trong mùa nắng nóng

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

81
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến thức ăn dễ bị hư hỏng, tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi sinh vật phát triển và gây bệnh đường ruột, thường gặp nhất là tiêu chảy. Vi khuẩn Tiêu chảy do vi khuẩn thường xảy ra trong các trường hợp ngộ độc thức ăn, nhất là trong điều kiện thời tiết mùa Hè nóng bức, dẫn đến việc nhiều người uống nước lã, nước đá bị nhiễm khuẩn, ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn để lâu ngày, ăn rau sống… và bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn tả một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảnh giác với bệnh tiêu chảy trong mùa nắng nóng

  1. Cảnh giác với bệnh tiêu chảy trong mùa nắng nóng Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến thức ăn dễ bị hư hỏng, tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi sinh vật phát triển và gây bệnh đường ruột, thường gặp nhất là tiêu chảy. Vi khuẩn Tiêu chảy do vi khuẩn thường xảy ra trong các trường hợp ngộ độc thức ăn, nhất là trong điều kiện thời tiết mùa Hè nóng bức, dẫn đến việc nhiều người uống nước lã, nước đá bị nhiễm khuẩn, ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn để lâu ngày, ăn rau sống… và bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn tả một loại vi khuẩn có độc lực rất mạnh. Cùng một lúc, có thể có nhiều người cùng mắc bệnh trên cùng một địa phương. Chúng lây lan qua tay con người, đi vào thực phẩm và nước uống. Triệu chứng của bệnh tiêu chảy do vi khuẩn tả rất rầm rộ, diễn biến phức tạp, người bệnh bị mất nhiều nước và chất điện giải trong thời gian ngắn, nên rất dễ dẫn đến trụy tim mạch và có nguy cơ tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
  2. Vi khuẩn lan qua tay con người, đi vào thực phẩm và nước uống Bệnh tiêu chảy thường xảy ra vào mùa nóng nực do nhiều người ăn hoặc uống phải các thức ăn, nước uống bị nhiễm trực khuẩn lỵ. Nếu không phát hiện sớm và có hướng xử lý kịp thời, bệnh có nguy cơ diễn tiến ngày càng trầm trọng hơn, đe dọa sức khóe và thậm chí là tính mạng của trẻ. Virus Trong số các loại virus gây tiêu chảy, thường gặp nhất là Enterovirus, nhưng đáng lưu ý hơn cả là loại Ro-tavirus. Mặc dù Ro-tavirus thường gây bệnh tiêu chảy vào mùa Đông – Xuân, nhưng không loại trừ chúng vẫn có khả năng gây bệnh vào mùa Hè, nhất là ở trẻ nhỏ. Khi bị nhiễm loại virus này, người bệnh thường bị nôn ói (triệu chứng này có thể xuất hiện ngay sau khi ăn thức ăn bị biến chất hoặc một vài ngày sau đó và kéo dài trong vài ngày liên tục), đau bụng, mất nước… Bên cạnh đó, trong thời gian đầu của bệnh, Ro-tavirus cũng gây ra các biểu hiện như: sốt (gặp ở một tỷ lệ nhất định),
  3. viêm đường hô hấp trên biểu hiện qua các triệu chứng như ho, sổ mũi… kèm theo tiêu chảy. Trong thời gian đầu Ro-tavirus gây ra các biểu hiện sốt, ho, sổ mũi… kèm theo tiêu chảy Tác nhân khác Đối với ký sinh trùng đường ruột thì có một số loài giun sán gây bệnh tiêu chảy cần được quan tâm để cảnh giác, thường gặp nhất là giun đũa và giun kim. Ngoài ra, một số loại vi nấm cũng có khả năng gây ra tiêu chảy, điển hình là nấm Candida Albicans. Sau khi đã nhận diện được các kẻ thù gây bệnh tiêu chảy trong mùa Hè, chúng ta cần hết sức cảnh giác và lựa chọn cho gia đình mình các biện pháp nhằm ngăn chặn và hạn chế đến mức tối đa các tác nhân gây bệnh. Song quan trọng nhất vẫn là phải giữ cho khâu ăn uống thật đảm bảo vệ sinh, nhất là trong mùa nắng nóng. Giải pháp hữu hiệu để trị triệu chứng Tiêu chảy
  4. Hoạt chất chính của Smecta: Diosmectite: 3g (cho một gói 3,760g). Chỉ định: Thuốc được chỉ định điều trị tiêu chảy và các chứng đau Thực quản – Dạ dày và Ruột. Cách dùng và liều dùng: - Trẻ em (dùng đường uống): Dưới 1 tuổi: 1 gói/ngày. Từ 1-2 tuổi: 1-2 gói/ngày. Trên 2 tuổi: 2 đến 3 gói/ngày. Thuốc có thể hòa trong bình nước 50ml, chia ra uống trong ngày hay trộn đều vào thức ăn sệt: bột, trái cây hầm nhừ, rau nghiền, thức ăn của trẻ em. - Người lớn: Trung bình 3 gói mỗi ngày, mỗi gói hòa trong nửa ly nước. Trong tiêu chảy cấp tính, liều dùng hằng ngày có thể tăng gấp đôi khi khởi đầu điều trị. Thời điểm dùng thuốc: Nên sử dụng sau bữa ăn đối với viêm thực quản; xa bữa ăn trong các bệnh khác. Thời gian điều trị: Nếu triệu chứng không cải thiện trong 7 ngày điều
  5. trị, nên tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2