intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh võng mạc tiểu đường

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

127
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh võng mạc tiểu đường là một bệnh gây nhìn mờ, nhìn hình bị biến dạng và đưa đến mù lòa. Bệnh này là một biến chứng của bệnh chính là tiểu đường, làm suy yếu các mạch máu ở bên trong mắt. Những mạch máu suy yếu gây thoát dịch chảy vào trong một cơ cấu của mắt được gọi là võng mạc. Những mạch máu mới được sinh ra (tân mạch) bị biến dạng, không giống như những mạch máu thông thường, có thể phát triển sau đó bị vỡ và gây xuất huyết, thương tổn võng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh võng mạc tiểu đường

  1. Bệnh võng mạc tiểu đường BỆNH VÕNG MẠC TIỂU ĐƯỜNG LÀ GÌ? Bệnh võng mạc tiểu đường là một bệnh gây nhìn mờ, nhìn hình bị biến dạng và đưa đến mù lòa. Bệnh này là một biến chứng của bệnh chính là tiểu đường, làm suy yếu các mạch máu ở bên trong mắt. Những mạch máu suy yếu gây thoát dịch chảy vào trong một cơ cấu của mắt được gọi là võng mạc. Những mạch máu mới được sinh ra (tân mạch) bị biến dạng, không giống như những mạch máu thông thường, có thể phát triển sau đó bị vỡ và gây xuất huyết, thương tổn võng mạc dẫn tới mắt nhìn mờ.
  2. Nguyên nhân gây bệnh võng mạc tiểu đường: Tiểu đường là nguyên nhân gây ra bệnh này. Khi bị tiểu đường lâu ngày, không được chữa trị sẽ làm suy yếu các mạch máu ở toàn bộ cơ thể, trong đó có mạch máu ở mắt. Những tình trạng khác của cơ thể có thể phối hợp với bệnh tiểu đường làm cho bệnh ở võng mạc nặng thêm như: khi có thai, huyết áp cao, hút thuốc… Triệu chứng của bệnh là gì? Bạn có thể bị bệnh võng mạc tiểu đường mà không biết. Thường bệnh không gây đau nhức và không có dấu hiệu gì ở bên ngoài mắt. Qua thời gian bị tiểu đường lâu ngày, bạn có thể thấy mắt mờ dần, đến một lúc nào đó thì mờ hẳn. Những triệu chứng có thể xuất hiện như nhìn thấy như ruồi bay trước mắt rồi lại biến mất. Khi bệnh nặng, lúc đó mắt mờ vĩnh viễn hay bị mù. PHẢI LÀM GÌ? Bạn hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám thường xuyên. Bác sĩ sẽ theo dõi những thay đổi ở trong mắt trước khi thị lực bị suy giảm. Bạn cũng có thể chú ý từng giai đoạn để phòng ngừa hay kiểm soát bệnh, như chế ngự tình trạng tiểu đường (thăm khám ở bác sĩ nội khoa), không hút thuốc, không để huyết áp cao. Thăm khám thường xuyên:
  3. Mỗi năm khám một lần hay có thể nhiều hơn theo chỉ định của bác sĩ nội khoa chữa tiểu đường. Trong lúc thăm khám, bác sĩ mắt sẽ hỏi về sức khỏe và tiền căn gia đình bạn. Điều này giúp họ biết nguy cơ có thể bị bệnh võng mạc tiểu đường. Bác sĩ sẽ đo thị lực và dùng dụng cụ đặc biệt để nhìn vào trong mắt (soi đáy mắt) để biết tình trạng về võng mạc bình thường hay đã bị bệnh. Kiểm soát tiểu đường và các yếu tố nguy cơ khác: Kiểm soát được bệnh tiểu đường, tức là uống thuốc để không cho lượng đường trong máu cao và các yếu tố nguy cơ khác, có thể tránh hay giới hạn bệnh võng mạc tiểu đường. Kế hoạch để điều trị bệnh võng mạc tiểu đường là: - Chế độ ăn kiêng. - Tập thể dục thường xuyên. - Tuân thủ uống thuốc và thử máu theo lời dặn của bác sĩ nội khoa. - Ngưng hút thuốc lá (nếu có hút). - Nếu bị huyết áp cao, đi bác sĩ chữa. ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC TIỂU ĐƯỜNG Khi bị tiểu đường, cần phải điều trị để làm chậm phát triển bệnh, đôi khi cũng có thể tái tạo lại thị lực đã mất, tức có thể làm mắt sáng trở lại tuy rằng
  4. không nhiều. Việc điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh ở mắt. Cần phải đi khám thường xuyên để kiểm soát tình trạng bệnh như theo dõi, chữa bằng laser hay các phương pháp khác. Kiểm soát thị lực: Thoạt đầu, bác sĩ theo dõi tình trạng của mắt. Đôi khi phải chụp hình đáy mắt của bạn hay chụp mạch võng mạc, các hình ảnh này sẽ giúp bác sĩ quyết định cần phải dùng phương pháp điều trị nào. Nếu thị lực xấu dần, đôi khi phải phẫu thuật. Các phương pháp điều trị: Những phương pháp điều trị có thể giúp ngăn không cho xuất huyết ở trong mắt, làm các tân mạch chậm phát triển và duy trì được thị lực. Dùng phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào trình trạng bệnh của mắt. - Điều trị laser: Có thể làm ngưng thoát dịch qua mạch và giới hạn các tân mạch phát triển. - Điều trị phẫu thuật: Có thể sửa lại vùng võng mạc bị thương tổn hay có thể hút máu trong mắt khi bị xuất huyết trong pha lê thể để mắt nhìn sáng trở lại. Bệnh tiến triển ra sao tùy thuộc vào bạn
  5. Bạn có thể chế ngự được bệnh tiểu đường qua chế độ ăn kiêng theo lời dặn của bác sĩ nội khoa, tập thể dục và uống thuốc. Những điều này có thể giúp kiểm soát được bệnh võng mạc tiểu đường. Ngoài ra, bạn cần phải trị các bệnh khác đi kèm làm bệnh võng mạc tiểu đường nặng thêm. Hãy tuân thủ những lời dặn của bác sĩ nội khoa. Nếu thấy mắt mờ hay triệu chứng gì khác, hãy khám bác sĩ mắt ngay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2