intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguy cơ mờ mắt đột ngột vì căn bệnh võng mạc tiểu đường

Chia sẻ: Carol Carol | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

153
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh võng mạc tiểu đường có tổn thương ở võng mạc do bệnh tiểu đường gây ra. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa ở các nước công nghiệp hóa. Trên thế giới, bệnh võng mạc tiểu đường chiếm 90% những người bị tiểu đường trên 10 năm. Bất cứ ai bị bệnh tiểu đường đều có thể bị bệnh võng mạc tiểu đường. Nguy cơ mờ mắt đột ngột Trong bệnh võng mạc tiểu đường, các mao mạch nuôi dưỡng võng mạc dãn ra để cho máu, dịch, mỡ... thấm qua thành mao mạch và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguy cơ mờ mắt đột ngột vì căn bệnh võng mạc tiểu đường

  1. Nguy cơ mờ mắt đột ngột vì căn bệnh võng mạc tiểu đường Bệnh võng mạc tiểu đường có tổn thương ở võng mạc do bệnh tiểu đường gây ra. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa ở các nước công nghiệp hóa. Trên thế giới, bệnh võng mạc tiểu đường chiếm 90% những người bị tiểu đường trên 10 năm. Bất cứ ai bị bệnh tiểu đường đều có thể bị bệnh võng mạc tiểu đường.
  2. Nguy cơ mờ mắt đột ngột Trong bệnh võng mạc tiểu đường, các mao mạch nuôi dưỡng võng mạc dãn ra để cho máu, dịch, mỡ... thấm qua thành mao mạch và làm cho võng mạc bị phù. Nếu vùng này ở hoàng điểm sẽ làm cho mắt nhìn mờ. Bình thường, tại mao mạch, các dưỡng chất và ô xy được thấm qua thành mao mạch một cách chọn lọc để nuôi dưỡng võng mạc, còn các chất cặn bã được đưa vào hệ thống tĩnh mạch nhỏ rồi đến tĩnh mạch trung tâm võng mạc và dẫn lưu theo hệ tĩnh mạch của cơ thể. Bệnh võng mạc tiểu đường cũng làm giảm tốc độ hồng cầu, tăng khả năng kết tụ của tiểu cầu, tăng độ quánh của máu làm cho các mao mạch bị tắc, gây ra thiếu máu võng mạc. Võng mạc không được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ sinh ra những mạch máu mới, bất thường, còn gọi là tân mạch, có thể vỡ và gây chảy máu trong mắt. Tùy theo số lượng nhiều hay ít các mạch máu bị dãn ra mà chất dịch, máu, mỡ thoát ra khỏi mạch máu gây phù võng mạc nặng hay nhẹ và tùy theo có phù ở vùng hoàng điểm hay không mà mắt có biểu hiện bị mờ.
  3. Ở giai đoạn sớm, bệnh đã có tổn thương ở võng mạc, dù cho mắt không có biểu hiện mờ. Do đó người bệnh đừng chờ khi mắt mờ mới đi khám mắt mà nên đi khám định kỳ, nên khám ở bác sĩ chuyên khoa đáy mắt. Thầy thuốc sẽ soi đáy mắt, chụp hình màu võng mạc, chụp hình võng mạc có chích thuốc cản quang để phát hiện sớm các tổn thương trên võng mạc và sẽ quyết định có điều trị bằng tia laser hay không. Khi chuyển sang giai đoạn muộn sẽ có những mạch máu mới, bất thường, mọc ra trên bề mặt võng mạc (gọi là tân mạch). Chúng rất dễ bị vỡ và có thể gây ra chảy máu trong mắt và làm cho bệnh nhân bị mờ mắt đột ngột. Điều này nói lên tầm quan trọng của việc đi khám mắt đều đặn của người bệnh tiểu đường. Điều trị càng sớm càng tốt - Bệnh võng mạc tiểu đường có khả năng điều trị được. Nếu bệnh được điều trị ở giai đoạn sớm thì càng có nhiều cơ hội phòng ngừa được mù lòa. Việc điều trị bằng tia laser sẽ làm chậm sự tiến triển nặng hơn của bệnh, giúp bệnh nhân giữ được thị lực còn lại lâu hơn. Khi hoàng điểm bị phù, laser được dùng để bịt kín những mạch máu bị dãn ra. - Còn khi có những vùng võng mạc bị thiếu nuôi dưỡng do bị tắc mạch máu, laser được dùng để ngăn ngừa sự mọc ra của những mạch máu bất thường.
  4. Ngoài ra, bác sĩ cũng chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc nhằm tăng cường ô xy đến nuôi dưỡng võng mạc và làm thuận lợi cho sự tan máu ở võng mạc. Nếu những mạch máu bất thường ở võng mạc có thể bị vỡ ra, gây chảy máu trong mắt hoặc có biến chứng bong võng mạc, cần phải can thiệp bằng phẫu thuật. - Để phòng ngừa bệnh võng mạc tiểu đường, người bệnh cần phải tuân thủ điều trị và tái khám để ổn định lượng đường trong máu ở mức độ cho phép và ổn định huyết áp, nếu có cao huyết áp. Việc ổn định lượng đường trong máu và ổn định huyết áp sẽ làm chậm sự tiến triển của bệnh võng mạc tiểu đường. -
  5. Nên khám mắt định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Đặc biệt, bệnh nhân trên 30 tuổi nên khám mắt ngay khi phát hiện có bệnh tiểu đường. Còn bệnh nhân dưới 30 tuổi nên khám mắt sau 5 năm đầu phát hiện bị tiểu đường, sau đó khám mỗi 2 năm 1 lần. BS. TRẦN HUY HOÀNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0