Bệnh xoắn khuẩn
lượt xem 58
download
Bệnh do xoắn khuẩn thuộc bộ Spirochaetales, họ Trepponemataceae, loài leptospira interrogans, giống leptospira
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh xoắn khuẩn
- I. BỆNH XOẮN KHUẨN (Leptospirosis) 1. Căn bệnh: - Bệnh do xoắn khuẩn thuộc bộ Spirochaetales, họ Trepponemataceae, loài Leptospira interrogans, giống Leptospira (L. interogans & L. biflexa) - Hiện nay đã biết có 212 serotypes trong lòai Leptospira interrogans được xếp và 6 seroguoups - Di động nhờ co rút thân và theo 3 hướng dọc-ngang- xoay tròn. - Hiếu khí, nhiệt độ nuôi cấy thích hớp 28-30 độ, pH = 7,2-7,4. - Trong nước tính bay hơi kiềm có thể sống lâu hàng tháng, pH acid bị tiêu diệt nhanh chóng, ở 56 độ bị giết trong 5 phút, 76-96 độ chết ngay. Bị giết nhanh chóng bởI các chất sát trùng formol 1%, acid fenic 5%. 2. Truyền nhiễm học: - Bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên, hầu hết các động vật có vú điều mẫn cảm với bệnh. - Chuột là nguồn bệnh. - Sau khi xâm nhập bằng cách xuyên qua da và niêm mạc, xoắn khuẩn phát tán theo máu đến các cơ quan như mô, gan, thận, lách, màng não… - Xoắn khuẩn có thể ở đó tới 16 ngày rồi di trú đến mạch máu ngoại biên gây nhiễm trùng huyết nhiều ngày đến khi sốt lắng xuống. Thời điểm này kháng thể bắt đầu xuất hiện trong máu nên vi khuẩn tồn tại trong thận và có mặt trong nước tiểu. 3. Triệu chứng: - Nhiễm trùng huyết, sốt, vàng da, niệu huyết sắc tố, viêm gan thận, rối loạn tiêu hóa và sảy thai. Sảy thai trên trâu bò thường phổ biến hơn dê cửu và ngựa. - Trâu bò tỷ lệ mắc bệnh 100%, chết < 5%, Sốt kéo dài 4-5 ngày, chán ăn, viêm kết mạc mắt, tiêu chảy, giảm sữa, viêm vú. Bệnh nặng có vàng da. - Heo tỷ lệ bệnh 20%, thiệt hại kinh tế chính là xảy thai, heo con mới đẻ yếu và chết. - Ngựa những ca bệnh nặng với hội chứng viêm gan, thận và tim mạch, tỷ lệ nhiễm 30%. - Dê và cừu tỷ lệ mắc bện cao, chết khoảng 20%. Chán ăn, vàng da, thiếu máu, sảy thai, vô sinh. - Chó mèo sốt vài ngày, suy yếu, bỏ ăn, viêm kết mạc mắt, đau cơ chi sau, viêm họng, viêm dạ dày ruột, xuất huyết, viêm thận cấp, vàng da. - Người ở thể vàng da sốt, nhứt đầu, đau cơ, viêm kết mạc mắt, nôn, tiêu chảy hoặc bón, viêm gan thận. Thể không vàng da sốt, đau cơ, viêm kết mạc mắt, cổ cứng, buồn nôn. 4. Bệnh tích: - Xuất huyết dưới da và niêm mạc, vàng da và niêm mạc. - Niệu huyết sắc tố. Mô liên kết dưới da vàng, keo nhày, thủy thủng. - Máu loảng, gan sưng, nát, vàng, có hoại tử ở vùng trung tâm. - Xoang ngực bụng có nước vàng. Lách sưng, túi mật teo, viêm thận kẽ. Loét xuất huyết dạ múi khế. - Thời kỳ phôi thai: Da vàng, phù, dịch trong xoang cơ thể nhuốm máu, viêm gan và phổi, nhau và màng thai dày phủ màu nâu hoại tử.
- II. XẢY THAI TRUYỀN NHIỄM (Brucellosis) 1. Căn bệnh: - Bệnh do vi khuẩn Brucella gây ra có 6 loài trong giống này đã được biết là: B. melitensis (dê, cừu, người). B. abortus (trâu, bò, cừu, ngựa, người). B. suis (heo, ngựa, người). B. canis (chó). B. ovis (cừu). B. neotomae (chuột). - VK G-, đa hình, hiếu khí, không di động, không nha bào. - Môi trừơng nuôi cấy cần có nhiều chất dd (thêm huyết thanh) - VK có thể trong quần áo trong 5 ngày ở nhiệt độ phòng. - Chết dướI ánh sáng trực tiếp trong 2-4 giờ. - Ở 63 độc chết trong 10’, 40 độ sống được 7 tháng. - Các chất sát trùng giết VK dễ dàng: HgCl 0,1%; formol 2%. 2. Truyền nhiễm học: - Bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên, hầu hết các động vật có vú điều mẫn cảm với bệnh. - Con non mẫn cảm hơn con lớn, thú lúc có thai mẫn cảm nhất. - Đường xâm nhập là đường sinh dục, tiêu hóa, tiếp xúc. - Vi khuẩn từ điểm xâm nhập qua mạch bạch huyết đến hạch lympho ngoại biên, sau đó sẽ nhân lên qua ống ngực, theo mạch máu đến cơ quan nhu mô và các cơ quan khác. - Những vi khuẩn có độc lực có thể tồn tại và nhân lên trong macrophage tốt hơn các chủng không độc lực, làm phát triển các điểm u hạt ở gan, lách, tủy… Những u hạt có thể trở thành abscess. 3. Triệu chứng: - Triệu chứng chính trên các loài động vật là xảy thai và đẽ non. - Trâu bò: Bò cái xảy thai, thai chết, bê yếu, sót nhau, viêm tử cung, vô sinh, viêm vú kẽ, giảm sữa. Bò đực dịch hoàng to lên, viêm bóng tinh hoàn, giảm ham muốn nhục dục, vô sinh, dịch hoàn có thể viêm dính, sơ hóa, viêm túi nang. - Heo: Triệu chứng chính trên heo là xảy thai, đẻ con yếu, vô sinh, sưng dịch hoàn, viêm mào tinh hoàn và viêm khớp. Heo con nhiễm bệnh qua sữa thường viêm đốt sống, liệt phần sau của cơ thể. - Dê: Xảy thai vào tháng 3-4 của thai kỳ. Viêm khớp, đốt sống, dịch hoàn và thường xuyên viêm vú. - Cừu: Nếu do B. ovis gây ra bệnh có thể xảy ra ở 1 hoặc 2 dịch hoàn. Đuôi mào dịch hoàn cũng bị ảnh hưởng, viêm dính màng bao dịch hoàn, có thể bị xơ hóa. - Người: Mẩn cảm với loài melitensis nhất rồi đến suis, abortus và canis, thời gian nung bệnh 1-3 tuần hay hơn. Sốt kéo dài, cảm lạnh, xuất mồ hôi nhiều, mệt mõi, mất ngũ, bất lực cơ quan sinh dục, đau đầu và khớp. 4. Bệnh tích: - Trên tử cung thường có abscess dẫn tới hoại tử và làm bong tróc màng niêm mạc tử cung. - Trên gan thường có các u hạt. - Abscess còn thấy ở phổi, thận, lách, não, buồng trứng… - Phổi & nhau thai viêm phù có những plaque giống như màu da bò trên bề mặt ngoài của màng nhau, trên nhau có thể viêm có mũ lan. - Trên con đực: Thành của dịch hoàn và tuyến sinh phụ dày lên, xuất huyết. Dịch hoàn và mào dịch hoàn viêm có ổ mũ, các tổ chức đệm & mô liên kết tăng sinh làm chèn ép ống sinh tinh dẫn đến giảm số lượng tinh trùng. 5. Phòng và điều trị bệnh: * Điều trị: - Người: Doxycycline 1 liều 200mg, chia 2 lần, IV, 3-6 tuần hoặc gentamycin, rifampin, strptomycine. - Động vật: Loại thải không điều trị. * Phòng bệnh: - Mua gia súc mới kiểm tra huyết thanh học nếu (-) mới cho nhập đàn. - Trại giống: 1 năm kiểm tra huyết thanh học 2-4 lần nếu (+) loại thải. - Dùng vaccine sống nhược độc B19 cho bò và cừu, chỉ dùng những nơi có nguy cơ mắc bệnh cao. - Chủng cho bê 3-8 tháng tuổi, miễn dịch 6-12 tháng, không tái chủng. - Chủng ngừa cho cừu 3-6 tháng, miễm dịch 1 năm. Heo và chó kiểm soát bằng - Chủng ngừa cho bò > 6 tháng vaccine chết 45/20 (Mac Even), 2 liều, SC, cách nhau 3-4 tuần, cho miễn dịch 1 năm. - B19 làm giảm sự lan truyền nhiễm trùng trong đàn, sau khi hết thời gian miễn dịch kiểm soát đàn bằng phản ứng huyết thanh học.
- III. LAO (Zoonotic tuberculosis) 1. Định nghĩa: - Là bệnh truyền nhiễm mãn tính của nhiều loài động vật và người với đặc điểm gây ra tong phủ tạng những hạt viêm đặc biệt gọi là hạt lao. - Bệnh do vi khuẩn thuộc giống Mycobacterium gồm: M. tuberculosis (người), M. bovis (bò), M. africamum (người ở châu Phi). - Là một trực khuẩn không di động, không nha bào, thành tb dày, kỵ nước, kháng toan, kháng kiềm. 2. Truyền nhiễm học: - Hầu hết các loài có vú và cả người đều bị bệnh. Con non cảm thụ với bệnh mạnh hơn. - Bò cảm thụ với type bò, rất đề kháng với type người. Người cảm thụ với type người rồi đến type bò. Heo cảm thụ với cả 2 type người và bò. - Trong cơ thể động vật bệnh, vi khuẩn có ở các chất tiết của đường hô hấp, các bệnh tích lao, phân cũng có vi khuẩn. - Sữa cũng có vi khuẩn mặc dù có hay không bệnh tích ở vú. - Bệnh lây qua đường hô hấp, tiêu hóa. - Động vật hoang dã là nguồn chứa của M. bovis. 3. Cơ chế sinh bệnh, Triệu chứng: - Thời gian nung bệnh ở trâu bò là 2-4 tuần. - Những hạt bụi nhỏ có đường kính 1-5nm mang vi khuẩn được hít vào phế nang, chúng bám và nhân lên ở đó hình thành những sơ nhiễm kèm với bệnh tích lao ở hạch lympho phế quản cùng bên tạo phức hệ sơ nhiễm. Tùy sức khỏe vật chủ mà bệnh phát triển xa hơn ở dạng tiềm tang. Nếu sức đề kháng giảm, vi khuẩn sẽ theo máu gây nhiễm trùng toàn thân. Tạo nốt lao mới ở thận, phổi, gan, lách, hạch lympho đưa đến tình trạng lao hạt kê cấp tính và vi khuẩn sinh sản và phát triển trong những hạt lao này. - Hầu hết bệnh lao trở thành mãn tính có bệnh tích giới hạn ở phổi với triệu chứng sốt nhẹ, kéo dài, lông dựng, da khô, sụt ký và giảm sữa. Nếu phế quản phổi viêm sẽ có ho, khi phổi bị tàn phá nặng nề sẽ gây khó thở. - Heo: Phúc hệ sơ nhiễm được tìm thấy ở hầu, hạch lympho dưới hàm trên, hạch ruột & màng treo ruột. - Chó, mèo: Chán ăn, sụt ký, hôn mê, ói, tăng bạch cầu, tràn dịch màng phổi, bao tim, cổ trướng. - Người: Sưng hạch cổ, lao xương, khớp, lao sinh dục, tiết niệu và màng não. 4. Bệnh tích: * Hạt lao: - Hạt nhỏ cứng, có giới hạn rõ rang, khó bóc, màu xám hay trắng, xung quanh hạt có tổ chức phổi vẫn co giãn được. - Nếu có hạt lao khi nắn lá phổi giống như có trộn cát, chỗ cắt kêu lạo xạo (hạt xám). - Các hạt này lớn dẩn lên bằng hạt đậu xanh, nhân thoái hóa biến thành bã đậu màu vàng hay trắng đục gọi là hạt vàng. - Một số hạt bị tổ chức xơ tăng sinh bao bọc gọi là hạt xơ. * Khối tăng sinh thượng bì: - Các hạt trên tăng sinh to bằng hạt dẻ hay quả ổi có khuynh hướng bã đậu hóa hay calci hóa. * Đám viêm bã đậu: - Đến giai đoạn sau các hạt vỡ ra biến tổ chức thành bã đậu, nát, thẩm dịch. 5. Phòng và kiểm soát bệnh: * Điều trị: - Người: Phối hợp 4 thuốc để điều trị ban đầu Isoniazid, rifampin, pyrazinamide và ethambutol điều trị từ 6-9 tháng (trừ pyrazinamid dùng trong 2 tháng). Nếu có kháng thuốc thì phải cho thuốc theo kháng sinh đồ. Nếu hóa trị liệu không có hiệu quả thì phải phẫu thuật cắt phổi. * Phòng bệnh: - Vaccine BCG chế từ vi khuẩn lao bò giảm độc từ năm 1920. - Vaccine đông khô tiêm trên da. - Khử trùng sữa bằng hấp Pasteur 65-75 độ. - Định kỳ kiểm tra tubereulin test cho bò 2 lần/ năm, nếu dương tính thì phải loại thải. Heo, dê, cừu kiểm tra 1 lần/ năm.
- IV. NHIỆT THÁN (Anthrax) 1. Căn bệnh: - Bệnh do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra, là trực khuẩn 2 đầu vuông, G+, kích thước 3-5 x1 – 1,2n. - VK hiếu hay yếm khí tùy nghi, không di động, có giáp mô, có nha bào. - Nhiệt độ nuôi cấy thích hớp 37 độ, pH = 7-7,4. - Nuôi cấy trong môi trừơng thạch có huyết thanh cho khuẩn lạc S hay M. Nếu nuôi cấy trên môi trường thạch thường khuẩn lac R - VK có sức đề kháng không cao lắm, nhưng bào tử có thể chịu sức nóng ẩm 100 độ trong 30’, hấp khô 120-140 độ trong 3 giờ. - Trong nước sống được 17 tháng, trong phân 15 tháng. 2. Truyền nhiễm học: - Trong điều kiện tự nhiên, hầu hết tất cả động vật có vú đều mắc bệnh, chim có sức đề kháng với bệnh mạnh hơn, loài ăn cỏ cảm thụ với bệnh mạnh nhất. - Ở động vật đường xâm nhập qua tiêu hóa là chủ yếu, ở người tiếp xúc vật bệnh, hô hấp, tiêu hóa. - Động vật hình thành bào tử làm ô nhiễm môi trường làm lây lan bệnh. - Động vật ăn thịt thối, chim cũng làm lây lan bệnh. - Hầu hết các dịch thường xảy ra vào mùa hè, sau các cơn mưa rào. Nước mưa rửa trôi và tập trung bào tử lại ở những chổ đất trũng, ẩm ướt, trâu bò lại đó ăn cỏ sẽ bị lây bệnh. - Bột xương, bột huyết để bổ sung thức ăn cũng làm bệnh đi xa. 3. Triệu chứng: * Động vật: - Thời gian nung bệnh từ 3-7 ngày, tỷ lệ chết 90%. Gồm 4 thể bệnh: - Thể ngập máu: Tiến trình của bệnh 1-2 giờ thường thấy trên trâu, bò, dê, cừu. Bệnh xảy ra bất thình lình với nhiễm trùng huyết và ngập máu não, sốt, run cơ, khó thở, sung huyết ở niêm mạc, trụy tim mạch, co giật rồi chết. - Thể cấp: Tiến trình của bệnh khoảng 48 giờ, bệnh thường thấy trên trâu, bò, ngựa, cừu. Thú sốt, ngừng nhai lại. Lúc đầu kích thích sau đó trở nên suy yếu với khó thở, nhanh, sâu. Di chuyển rời rạc, co giật, tiêu chảy hay lỵ, bò xảy thai và giảm sữa. phù ở cổ, ức, sườn và các phần khác của cơ thể. - Thể mãn: Thường xảy ra trên các loài ít cảm thụ như heo. Triêu chứng chính là phù đầu, cổ, lưỡi và mặt nên khó nuốt và thở. Chất tiết vấy máu, nổi bọt chảy ra từ miệng thì thường xuyên được thấy. - Thể ngoại: Trâu bò sưng ở ngoài da, chổ sưng ở hông trái hay phải sau đó sưng to lan xuống bụng, chổ sưng đau, nóng, mềm, sờ vào thấy bùng nhùng, ấn ngón tay không giữ vết, không có tiệng kêu lạo xạo, chích ra không có nước, nếu không can thiệp kịp thú chết. * Người: - Thời gian nung bệnh từ 2-5 ngày. Gồm 3 thể. - Thể da: Ngứa, mụn nhỏ xuất hiện tại vùng lây nhiễm, sau đó thành mụn nước sau đó vỡ ra bên trong lõm, loét hoại tử màu đen gọi là loét ác tính. Bệnh nhẹ không đau nhưng không can thiệp sẽ nhiễm trùng huyết và chết. - Thể phổi: Chóng mặt, buồn nôn, đau ngực, khó thở, viêm phổi và cuống phổi, 3-4 ngày sau trở nên nặng với sốt, shock rồi chết. - Thể dạ dày ruột: Viêm dạ dày và ruột, ói mữa, phân vấy máu. Tỷ lệ chết 25-75%/ 4. Bệnh tích: - Xác chết căng phồng, đầy hơi, có chất tiết nhuộm máu ở các lỗ tự nhiên. - Xuất huyết nội quan, Lách phì đại, tủy đỏ sẫm hoặc hơi đen. - Gan, thận, hạch lympho tụ máu, sung lớn. Máu hơi đen có khuynh hướng ít đông. 5. Phòng và trị bệnh: * Điều trị: - Kháng sinh có hiệu quả nhất đối với Bacillus anthracis là penicilline. - Penicilline 10.000UI/ngày tiêm hai lần. Liệu trình ít nhất là 5 ngày. Hoặc dùng Tetracycline. * Phòng bệnh: - Trên động vật: Kiểm soát nhiệt thán dựa trên căn bản là chủng ngừa vaccine một cách có hệ thống ở vùng có dịch. Một năm/lần. Tuy nhiên ở những vùng thường có dịch thì chủng ngừa 6 tháng/ lần. Ở những nơi có dịch lẻ tẻ thì không chúng ngừa đại trà mà chủng ngừa những đàn bị ảnh hưởng. Chủng ngừa trước mùa phát bệnh 2-4 tuẩn. - Vaccine: Hiện nay vaccine được sử dụng rộng rãi là chủng B hay 34F2. Mỗi liều cho trâu bò chứa 10 triệu nha bào, cỏn cho dê, heo, cừu thì 5 triệu nha bào. - Đối tượng chủng ngửa: Trâu bò trên 4 tháng tuổi, dê cừu và heo trên 3 tháng tuổi, đường tiem S/C, độ dài miễn dịch 1 năm. Vaccine này hoàn toàn vô độc với gia súc và người, ổn định, không gây phản ứng nặng. * Chú ý: - Không tiêm phòng cho gia súc đang có chữa, đang nghi mắc bệnh truyển nhiễm. - Phải lắc kỷ trước khi sử dụng. - Vaccine pha xong chỉ được sử dụng trong ngày.
- - Sau khi chích ngừa tất cả chai lọ, dung cụ đã được dùng để tiêm phải dun sôi 30 phút để tiêu độc. - Nơi tiêm có thể tấy nhẹ, sau 2-3 ngày sẽ khỏi.
- V. BỆNH ĐỘC THỊT (Botulism) 1. Định nghĩa: - Là bệnh nhiễm trùng gây liệt vận động và làm chết nhanh chóng do độc tố của Clostridium botulinum. - Clostridium botulinum là trực khuẩn 2 đầu tròn, G+, di động, không có capsul, thủy phân gelatin và có bào tử gần đầu. - Động vật cảm thụ gồm động vật có vú như bò, ngựa, cừu, mink, gia cầm, thủy cầm & người - Heo không bị vì có sức đề kháng tự nhiên. - Đường xâm nhập qua đường tiêu hóa và vết thương. 2. Cách sinh bệnh: - Tiền độc tố được sản xuất trong thức ăn, vào cơ thể được proteinase phân giải thành độc tố là 1 chuỗi đơn polypeptide có 2 thành phần A & B. - Sau khi được hấp thu ở ruột, theo máu chúng đến neuron thần kinh mẫn cảm gây ảnh hưởng trực tiểp đến thần kinh ngoại biên mà không ảnh hưởng đến tế bào khác của cơ thể kể cả tế bào của não. - Ngăn những xung động từ thần kinh đến cơ bằng cách ngăn cản sự giải phóng acetylcholine. Do đó, sự co cứng cơ bị ức chế và gây liệt mềm. - Bại liệt đi ngược lên và chết là do suy năng tuần hoàn, liệt hô hấp và sự hoạt động của độc tố trên thần kinh vận động. 3. Triệu chứng: * Người: - Ăn phải độc tố type A, B, E, F, G. Thời gian nung bệnh từ 18-36 giờ tùy vào độc tố nhiều hay ít. - Không sốt, có triệu chứng trên đường tiêu hóa trước khi có triệu chứng thần kinh như nôn, đau bụng. - Triệu chứng thần kinh thường đi kèm với sự yếu ớt và liệt. Song thị, loạn vận ngôn, khó nuốt, nhưng ý thức và nhạy cảm vẫn còn cho đến chết. - Chết là do liệt hô hấp. Những ngưởi còn sống thì hồi phục hoàn toàn trong 6-8 tháng. * Độc thịt trên trẻ em: - Do ăn phải bào tử của C. botulinum, độ độc tố thuộc type A, B, F. - Bệnh bắt đầu bằng táo bón, ngũ lịm, ăn không ngon, sa mí mắt, khó nuốt, yếu cơ, không kiểm soát được cơ đầu. Liệt cơ thần kinh từ phía trước cơ thể đến thần kinh ngoại biên và cơ hô hấp cuối cùng là chết. * Vết thương: - Độc tố thuộc type D, C. - Bệnh xảy ra trên bò, cừu thường liên quan đến chứng Pica, do ăn xác chết đã thối rữa chứa độc tố. - Bò: Liệt một phần hay toàn phần của các cơ nhai, cơ vận động, cơ nuốt do đó di chuyển khó khăn, bất động hay nằm một chổ trong thời gian dài. Không thể ngẩn đầu lên được, cổ cong một bên rồi chết. - Cừu: Lơ mơ, loạng choạng, chảy nước miếng, vặn vẹo lổ tai, liệt, không ăn không nuốt được. Thân nhiệt giảm rớt phịt người xuống rồi chết. - Vịt: Độc tố thuộc Cα, liệt cánh, các cơ thân và cuối cùng là cơ cổ nên chết đuối. 5. Phòng và trị bệnh: * Điều trị: - Người: Kháng độc tố chỉ hiệu quả ở giai đoạn sớm. Rửa dạ dày và ruột để loại bỏ độc tố còn tự do, than hoạt tính… Dùng kháng sinh để diệt khuẩn. - Cừu: Rữa dạ dày, cấp 2-3 lít nước/2 lần/ ngày cho đến khi cừu có thể đi lại được và tự uống nước được nên thời gian có thể kéo dài trên 2 tuần. Kết hợp antihistamin, adrenalin… Truyền dd muối đường (I/V). * Phòng bệnh: - Người: Biết cách chọn đồ hộp đủ nhãn hiệu, không móp méo, không bị phồng, còn hạn sử dụng. Khử trùng đồ hộp ở 121 độ C/ 20 phút. - Động vật: Chống Pica. Úc đã sản xuất vaccine (toxoid), các type vaccine phải phù hợp từng vùng. Vd: Tây Úc dùng type C & D. Chủng 2 liều cách nhau 1 tháng, 2ml/ liều, S/C, tái chủng mỗi 12 tháng.
- VI. BỆNH UỐN VÁN (Tetanus) 1. Định nghĩa: - Là bệnh nhiễm trùng, tiến triển nhanh, nguy hiểm đến tính mạng. Gây cho người và gia súc phản xạ một cách thái quá khi bị kích thích và sự co cứng cơ do ảnh hưởng của ngoại độc tố. Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới. - Bệnh do độc tố của Clostridium tetani gây ra. Là một trực khuẩn G+, có bào tử ở đầu nên có hình dùi trống, không giáp mô, di động, yếm khí tùy nghi. - Hầu hết các loài có vú đều mắc bệnh (trừ mèo), loài ăn thịt ít bị bệnh, loài chim không cảm thụ. 2. Cách sinh bệnh: - Xâm nhập qua vết thương ở trên da nhất là những bộ phận dễ tiếp xúc với đất, qua các vết thương như thiến, cắt duôi, cuống rốn, cắt lông, đóng móng. Ở người do phẩu thuật, nạo thai, cắt rốn… - Khi bào tử xâm nhập qua vết thương, gặp điều kiện yếm khí triệt để và không bị thực bào sẽ phát triển thành vi khuẩn, sinh sản tại chổ và sản sinh ra ngoại độc tố. - Haemolysin chỉ gây hoại tử nhỏ ở chỗ vết thương. - Tetanospasmin theo máu đến thần kinh bằng cách chuyền ngược theo mấu sợi trục đến tủy sống và gắn vào hạch thần kinh của tb thần kinh. Nó phong tỏa dẫn truyền thần kinh bằng cách ngăn giải phóng chất trung gian ức chế neuron vận động làm mất căn bằng giữa kích thích và ức chế nên thú có phản xạ gập cơ quá mức với các cơn co cứng cơ. 3. Triệu chứng: * Người: - Thời gian nung bệnh trung bình 7-8 ngày. - Sự trương lực, đau đớn và co quắp của cơ nhai, cơ cổ và các phần khác của cơ thể. - Phản xạ thái quá, cơ bụng cứng đơ, nên nước tiểu bị ứ đọng và thường xuyên bị táo bón. * Động vật: - Thời gian nung bệnh phụ thuộc vào kích thước, mức độ yếm khí của vết thương & sức đề kháng của cơ thể. - Bệnh ảnh hưởng đến thần kinh đầu và cổ trước, sau đó biểu hiện đau bụng, dạ cỏ phồng lên & ảnh hưởng đến các chi. - Heo đi bộ khó khăn, tai dựng đứng, đuôi duỗi thẳng ra phía sau, đầu nâng cao, mắt lồi, co giật mí mắt, cơ thân. - Bò cái thường có hàm lượng kháng thể trung hòa chống lại neurotoxin cao nhưng sau khi đẻ hàm lượng kháng thể này giảm đi nên rất mẫn cảm với bệnh. 5. Phòng và trị bệnh: * Người: - Tạo miễn dịch chủ động chống lại độc tố với Toxoid = VAT (vaccine antitetanus). - SAT : Serum antitetanus kháng thể chống lại độc tố. - Trẻ em 2-3 tháng tuổi nên nhận 2-3 liều toxoid, khoảng cách giữa các liều là sáu tuần. Sau đó 12-18 tháng tái chủng 1 liều. Đến 5 tuổi tái chủng một liều nữa, sau đó cứ 10 năm tái chủng một liều. - Để phòng ngừa cho trẻ sơ sinh, chủng ngừa cho các bà mẹ mang thai gồm 3 liều biến độc tố, mỗi liều cách nhau 4-6 tuần, bắt đầu chủng ngừa vào tháng thứ tư của thai kỳ. - Người có vết thương phải được rửa sạch, sát trùng mở rộng vết thương. Cắt bỏ các mô bị hoại tử sau đó nên được chủng ngừa VAT 3 liều (1-1 tháng- 1 năm). * Động vật: - Vaccine (veterinary tetanus toxoid) dùng cho mọi lứa tuổi. Thường được dùng chó thú quý hiếm. Chủng ngừa 2 liều cách nhau 1 tháng. Liều thứ 3 tái chủng một năm sau đó, và tái chủng mỗi 5 năm. Tạo miễn dịch cho con non qua sữa đầu bằng cách chủng ngừa con mẹ 2 mũi lúc 8 tuần và 4 tuần trước khi sanh.
- VII. BỆNH DẠI (Rabies) 1. Căn bệnh: - Do 1 ARN virus có hình viên đạn, thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus, có vỏ bọc lipid, virus có hướng thần kinh, kích thứơc 100-150nm. - Virus có 5 protein, quan trọng nhất là protein G. - Nuôi cấy trên phôi vịt, môi trường tb thận, bệnh tích tb đặc hiệu CPE. - Để khô thì virus yếu đi và mất độc lực trong 14 ngày, trong nước bọt giữ ở phòng thí nghiệm sau 14 ngày vẫn còn độc lực. Virus sống lâu trong môi trường lạnh. 52-58 độ chết sau 30’. Trong dd formol 1%, HCl 5% chết trong vài phút. 2. Truyền nhiễm học: - Trong thiên nhiên tất cả các động vật máu nóng đều cảm thụ với bệnh, bệnh chủ yếu ở loài có vú, hiếm khi ở loài chim. Lòai có vú thì loài ăn thịt mắc bệnh nhiều nhất, lứa tuổI 3-12 tháng tuổI mắc bệnh cao. - Dơi là nguồn bệnh chính. - Virus xâm nhập qua vết cắn, vết thương, trầy xướt trên da, niêm mạc mắt. Sự phát bệnh nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào vị trí vết cắn có gần TWTK hay không. - Sau khi xâm nhập qua vết cắn ở da, vết xây sát trên niêm mạc, virus nhân lên trong tb cơ hay tổ chức dưới thượng bì tại vị trí vết cắn. - Sau đó virus tập hợp quanh đĩa thần kinh vận động rồi gắn vào thể thụ cảm của acetycholine, xâm nhập vào đầu mút dây thần kinh vận động, cảm giác của thần kinh ngoại biên. - Thông qua bào tương của sợi trục, virus đi vào trung tâm của hệ thống thần kinh. Sau khi đi vào tủy sống, virus đi ngược lên vào TWTK cảm giác gây rối loạn chức năng là: Thay đổi hành vi, điên cuồng, sợ ánh sáng… 3. Triệu chứng: - Động vật có 2 thể: Thể hung dữ, thể bại liệt câm lặng. - Chó: Thời gian nung bệnh từ 10 ngày đến 2 tháng hoặc lâu hơn nữa. Thay đổi thói quen, trốn trốn trong bóng tối, đi vòng vòng không yên. Trở nên hốt hoảng khi bị kích thích nhỏ nhất. 1-3 ngày sau rối loạn gia tăng, chó cắn mọi vật, cả chủ và tự cắn nó nên cơ thể nhiều vết thương. Tiết nhiều nước bọt, co giật toàn thân, không điều hòa được cơ rồi chết. Ở thê bại liệt, liệt bắt đầu ở cơ vùng đầu cổ, nuốt khó, liệt chi, toàn thân rồi chết. - Mèo: Thường ở thể hung dữ, nguy hiểm vì gần gũi người, vết cắn sâu. Liệt ở 1/3 phía sau cơ thể sau khi có triệu chứng hung dữ 2-4 ngày. - Trâu bò: Thời gian nung bệnh 25-150 ngày hoặc lâu hơn. Triệu chứng chính là bại liệt. Tách xa đàn, dãn đồng tử, lông dựng, suy yếu, chân sau di chuyển không bình thường, chảy nước mắt nước mũi, run cơ, cương đau dương vật và nhạy cảm với cao độ tại vết cắn nên thú chà sát tạo thành vết loét, không phối hợp được cơ, co cứng, giật run ở các cơ cổ, chân, khó nuốt, ngừng nhai lại, ngã xuống chết. Đặc điểm nổi bật là mũi, miệng đầy nước miếng có bọt hơi vàng. - Người: Tỷ lệ chết mắc là 100%, thời gian nung bệnh 2-8 tuần hay lâu hơn. Bắt đầu bằng đau đầu, bồn chồn, thân nhiệt hơi tăng, khó chịu, bị đau và kích thích tại vùng bị cắn. Tăng cảm giác và nhạy cảm cực độ với ánh sáng và âm thanh. Giãn đồng tự, tiết nước bọt nhiều nhưng không nuốt được. Co thắt cơ hô hấp, co giật toàn thân, liệt toàn thân và cuối cùng là chết. 4. Bệnh tích: - Không có bệnh tích đặc trưng. Xác chết ốm, trên người có nhiều vết thương - Dạ dày, ruột trống rỗng, dạ dày có vật lạ. Bàng quang trống rỗng do liệt cơ vòng. 5. Phòng và kiểm soát bệnh: * Cho chó: Vaccine sống nhược độc. - Flury – LEP: Giảm độc qua phôi trứng 40-50 đời, chỉ chủng ngừa cho chó. - Flury – HEP: Giảm độc qua phôi trứng 180 đời, dùng để chủng ngừa cho mèo, bò, chó - Chủng ngừa cho chó > 3 tháng tuổi. Miễn dịch 1 năm. Khu vực có nguy cơ mắc bệnh cao 1 năm chủng ngừa 2 lần. * Cho người: - Vaccine chết, chủng Fuenzalida, tiêm trong da 0,2ml tiêm đủ 9 mũi (nay còn 6 mũi). - Verorad: Chủng virus dại, tiêm phòng cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao. Tiêm cơ bản 3 mũi vào ngày 0, 7, 21, nhắc lại 1 năm sau, 5 năm sau. * Điều trị: - Khi bị chó cắn phải rữa vết thương bằng xà phòng, sát trùng bằng cồn hay Iod. - Tiêm chủng đủ liều: Ngày 0, 3, 7, 14, 28. - Nếu nghi nhiễm virus dại thì nên bổ sung immunoglobulin (20UI/kg hoặc 40UI/kg) vào ngày 0. - Pháp: Bác sĩ thú y phải theo dõi chó sau khi cắn người và phải có 3 giấy chứng nhận vào ngày 0, 7, 14. - Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới: Chó hay mèo phải được bác sĩ thú y theo dõi tối thiểu 10 ngày.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Truyền nhiễm chung
8 p | 231 | 72
-
Đề tài: Bệnh héo xanh vi khuẩn (HXVK) hại cà chua và biện pháp phòng chống
19 p | 285 | 46
-
Bài giảng Leptospira (leptospirosis) - ThS.BS. Dương Hồng Phúc
19 p | 205 | 24
-
Bệnh giang mai (Syphillis) (Kỳ 3)
5 p | 119 | 24
-
Vai trò vi khuẩn Helicobarterpylori trong bệnh lý dạ dày tá tràng Viêm loét dạ dày
4 p | 144 | 23
-
Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bị sốt nhiễm khuẩn – Kỳ 2
6 p | 125 | 15
-
BỆNH XOẮN KHUẨN VÀNG DA (Leptospirosis)
12 p | 161 | 15
-
Bệnh Leptospirosis
12 p | 149 | 13
-
BỆNH LYME DO BORRELIA
6 p | 142 | 12
-
Vi khuẩn gây ung thư dạ dày truyền từ mẹ sang con
5 p | 102 | 12
-
Bệnh lyme ( lyme borreliosis ) (Kỳ 1)
6 p | 95 | 11
-
Bệnh giang mai (Syphillis) (Kỳ 5)
6 p | 148 | 11
-
Tổng quan Bệnh Lyme và Xoắn khuẩn Borrelia burgdoferi
7 p | 133 | 9
-
Bệnh Lyme và Xoắn khuẩn Borrelia burgdoferi
8 p | 173 | 8
-
Những điều cần biết về bệnh giang mai
3 p | 92 | 7
-
Bệnh giang mai – Phần 2 (Syphillis)
14 p | 104 | 7
-
Bài giảng Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai
36 p | 47 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn