intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí ẩn Hoa Lâm Viên

Chia sẻ: Nguyễn Thị Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

86
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tương truyền, gần 1.000 năm trước, trên mảnh đất Hoa Lâm phủ Đông Ngàn (nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh) từng tồn tại một hành cung thời Lý, đến năm 1232, tại địa danh này được cho là nơi chứng kiến nghi án “Trần Thủ Độ lập mưu giết hết tôn thất nhà Lý”. Gần 1.000 năm sau, giả thiết về Hoa Lâm là quê ngoại của Lý Thái Tổ được đưa ra… Và những điều bí ẩn mà Hoa Lâm đang mang trong mình như một sức hút để các nhà nghiên cứu tìm kiếm sự thật...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí ẩn Hoa Lâm Viên

  1. Bí ẩn Hoa Lâm Viên Tương truyền, gần 1.000 năm trước, trên mảnh đất Hoa Lâm phủ Đông Ngàn (nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh) từng tồn tại một hành cung thời Lý, đến năm 1232, tại địa danh này được cho là nơi chứng kiến nghi án “Trần Thủ Độ lập mưu giết hết tôn thất nhà Lý”. Gần 1.000 năm sau, giả thiết về Hoa Lâm là quê ngoại của Lý Thái Tổ được đưa ra… Và những điều bí ẩn mà Hoa Lâm đang mang trong mình như một sức hút để các nhà nghiên cứu tìm kiếm sự thật lịch sử. Không chỉ có “Đại Việt sử ký toàn thư” mà nhiều bộ chính sử khác như “Việt sử thông giám cương mục” cũng đề cập tới chuyện “Mùa đông năm ấy (năm Kiến Trung thứ 8 – 1232) nhân người họ Lý làm lễ tế các vua Lý ở Thái Đường – Hoa Lâm, Thủ Độ (Trần Thủ Độ – PV) ngầm đào hố sâu, làm nhà lên trên đợi khi mọi người uống rượu say, giật máy chôn sống. Xét thời Trần Anh Tông còn có người họ Lý làm tướng, hơn nữa Phan Phu Tiên không ghi lại, việc này chưa chắc đã có thực, tạm chép vào đây”. Chính những dòng ít ỏi và đầy nghi hoặc được chép vắn tắt trong chính sử đã gợi cho các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học KHXH&NV những cơ sở bước đầu trong việc nghiên cứu những bí ẩn của mảnh đất Hoa Lâm. Sự việc khiến cho Hoa Lâm Viên trở thành “địa chỉ đỏ” trên bản đồ khảo cổ học ngoại thành Hà Nội bắt nguồn từ năm 1999. Trong quá trình lấy đất bán cho các nhà máy gạch, người dân trong làng đã phát hiện một thành bậc tam cấp điêu khắc hình sấu đá. Đoán chừng là hiện vật quý, người dân trong làng đưa về cất giữ tại chùa Phúc Lâm gần đó. Con sấu này được tạc liền khối với bệ trang trí, thân uốn lượn mềm mại. PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung (trường Đại học KHXH&NV) cho biết, toàn bộ thành bậc này mang phong cách nghệ thuật thời Lý và khá giống với hiện vật đang được đặt tại sân Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và giống với những mảnh thân rồng trên lan can thành bậc đá thời Lý mới
  2. được tìm thấy tại Hoàng thành. Sự phát hiện vết tích kiến trúc cung đình tại Hoa Lâm Viên càng làm dày thêm những nhận định về sự tồn tại của một công trình kiến trúc quan trọng thời Lý tại đây. Liên tục từ năm 2002 đến nay, công tác điều tra, khai quật được tiến hành thường xuyên không chỉ ở Hoa Lâm Viên mà còn mở rộng ra các địa danh quanh vùng như Bến Long Tửu, Đầu Vè, gò Mả Thậm, gò Cống Sứ… Việc phát hiện số lượng lớn các vật liệu kiến trúc, đồ gốm sứ cao cấp có niên đại Lý – Trần, cùng nhiều loại tiền đồng đã mở ra cho các nhà nghiên cứu một cái nhìn khách quan về các sự kiện, địa danh xưa mà sử cũ đã từng ghi về một Bãi Sập, về Hoa Lâm và về quê hương nhà Lý. Sự có mặt của các hiện vật này cũng góp phần khẳng định nơi đây gần 1.000 năm trước là địa điểm cư trú của cư dân Lý-Trần và đây cũng có thể là cửa ngõ của Thăng Long nối liền với xứ Kinh Bắc.
  3. Những giả thiết mới về quê hương nhà Lý “Quê ngoại Lý Thái Tổ ở đâu Dương Lôi hay Hoa Lâm”, “Đình Bảng hay Dương Lôi là quê nội Lý Thái Tổ”. Đó là những giả thiết vừa được đưa ra trong cuộc tọa đàm sáng 27- 12-2008 về “Những phát hiện khảo cổ học Đông Anh và những vấn đề về quê hương nhà Lý” do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Hội Sử học Hà Nội tổ chức. Từ trước tới nay, Dương Lôi (Bắc Ninh) vẫn được coi là quê ngoại của Lý Thái Tổ, nhưng GS.TS Nguyễn Quang Ngọc – Viện trưởng Viện Việt Nam học và khoa học phát triển đã “lật lại vấn đề” và khẳng định Hoa Lâm mới thực sự là quê ngoại của Lý Thái Tổ. Bằng chứng mà ông đưa ra tại cuộc tọa đàm chính là nội dung khắc trên tấm bia “Lý gia linh thạch” ở chùa Tiêu Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh. Bia ghi rằng: “Bấy giờ có Phạm mẫu người Hoa Lâm, Đông Ngàn hay qua vãn cảnh chùa”. Điều đặc biệt, chùa chính là nơi Thiền sư Vạn Hạnh (người nuôi Lý Công Uẩn) trụ trì. Thêm những khẳng định cho giả thiết của mình, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc cho biết, trong câu đối thờ ở hậu cung đình thôn Thái Đường nay là Thái Bình, xã Mai Lâm, Đông Anh cũng ghi rõ ràng rằng “Lý triều quốc mẫu cố hương tại”. Địa danh mang đầy ý nghĩa – thôn Thái Đường này giờ vẫn còn tồn tại. Theotruyền thống, Thái Đường xưa kia là nơi thờ tổ ngoại của nhà vua. Trong Việt sử thông giám cương mục đã từng giải thích rõ rằng “Thái Đường: Tên thôn thuộc huyện Đông Ngàn tỉnh Bắc Ninh; chỗ này là hành cung nhà Lý trước”. Bên cạnh việc đưa ra những giả thiết mới về quê ngoại của vua Lý Công Uẩn, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc cũng đã công bố những nghiên cứu riêng về quê nội của vị vua nổi tiếng trong lịch sử này. Ông nhấn mạnh, địa danh hương Cổ Pháp thời Lý không chỉ có một làng Đình Bảng, vì thế, không nên đồng nhất hương Cổ Pháp với làng Cổ Pháp và làng Đình Bảng. Về điều này, lúc sinh thời, cố G.S Trần Quốc Vượng đã từng thừa nhận “Sai lầm lớn nhất của tôi trước năm 1994 khi bàn về quê hương nhà Lý là quá chú trọng đến Đình Bảng – và cũng ngây thơ khi chuyển “Dịch Bảng” thành “Đình Bảng”. GS.TS Nguyễn Quang
  4. Ngọc cho biết thêm, sở dĩ nói Đình Bảng (Bắc Ninh) là quê cha là muốn ám chỉ Thiền sư Vạn Hạnh là cha đẻ Lý Thái Tổ mặc dù vẫn biết Vạn Hạnh không phải là Hiển Khánh Vương (sau khi lên ngôi Lý Thái Tổ đã phong cha mình là Hiển Khánh Vương – PV). Hoàn toàn không có cơ sở chứng minh Thiền sư Vạn Hạnh là cha đẻ của Lý Thái Tổ bởi, đã từng có nhiều nghiên cứu khảo sát tại đây, nhưng không phát hiện ra dấu tích nào về gia đình, dòng họ. Bản thân Đình Bảng cũng chưa bao giờ thờ các vị vua Lý làm Thành hoàng làng. Đền Đô là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý – nhưng đây là người địa phương phụng sự theo quy định của Nhà nước chứ nguyên bản không phải là đền, miếu của làng Đình Bảng. Căn cứ vào các tư liệu như Đại Việt sử ký tiền biên, Đại Nam nhất thống chí, cùng bia “Cổ Pháp điện tạo bia”, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc đưa ra đoán định có thể quê nội Lý Công Uẩn ở Dương Lôi bởi đây là nơi bà Phạm Thị – mẹ vua Lý Công Uẩn sinh sống và được chôn cất khi chết (phù hợp với tập tục của người Việt “Sinh quê cha thác ma quê chồng”). Đây cũng là nơi bà sinh ra Lý Công Uẩn và cũng là nơi Lý Công Uẩn chọn để an nghỉ khi trở về cõi vĩnh hằng. Dù dựng lên một giả thiết mới về quê hương nhà Lý nhưng GS.TS Nguyễn Quang Ngọc vẫn cho rằng, đó cũng chỉ là những giả thiết gợi mở và hoàn toàn không có ý định muốn khoanh gọn toàn bộ quê hương nhà Lý vào hai làng cụ thể này. Vùng đất cửa sông Thiên Đức và dòng Tiêu Tương nối dài từ Hoa Lâm, Phù Đổng, Phù Ninh, cho đến Đình Bảng, Dương Lôi, Đại Đình, Tiêu Sơn… đã chung đúc, sản sinh ra Lý Thái Tổ. Quê hương nhà Lý, dù có xác định được một cách thật chính xác các làng quê nội và ngoại thì trước sau vẫn là cả một vùng quê huyền thoại, nghìn năm qua đã thế và nghìn năm sau hẳn vẫn còn như thế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2