intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí mật của những tổ chức kinh doanh vĩ đại

Chia sẻ: Mon Ho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

55
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lãnh đạo cá nhân là một trong những chủ đề được nghiên cứu nhiều nhất ở Mỹ. Tôi đã cống hiến phần lớn cuộc đời mình để hiểu rõ hơn về chủ đề này. Một chủ đề khác ít được nghiên cứu hơn – nhưng có thể lại quan trọng hơn – là lãnh đạo nhóm. Sự khác biệt đáng quan tâm trong hai chủ đề lãnh đạo này khá logic vì chủ nghĩa cá nhân

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí mật của những tổ chức kinh doanh vĩ đại

  1. Bí mật của những tổ chức vĩ đại Là một giáo sư danh tiếng và là chủ tịch sáng lập Học viện Lãnh đạo tại trường đại học Nam California, Warren Bennis đã từng làm cố vấn cho bốn tổng thống Mỹ, nhiều CEO và là tác giả/ biên tập viên của hơn 20 cuốn sách về lãnh đạo, thay đổi, quản lý, tiêu biểu là Thiên tài Tổ chức (Organizing Genius – 12/1996). Lanhdao.net xin giới thiệu bài viết về Những tổ chức vĩ đại của ông .
  2. Lãnh đạo cá nhân là một trong những chủ đề được nghiên cứu nhiều nhất ở Mỹ. Tôi đã cống hiến phần lớn cuộc đời mình để hiểu rõ hơn về chủ đề này. Một chủ đề khác ít được nghiên cứu hơn – nhưng có thể lại quan trọng hơn – là lãnh đạo nhóm. Sự khác biệt đáng quan tâm trong hai chủ đề lãnh đạo này khá logic vì chủ nghĩa cá nhân mạnh mẽ trong văn hóa Mỹ. Nhưng khi càng nghiên cứu lịch sử kinh doanh, chính phủ, nghệ thuật và các môn khoa học, tôi càng thấy rằng có rất ít thành tựu vĩ đại đạt được bởi một cá nhân. Những huyền thoại của chúng ta không phù hợp với hiện thực. Cho dù vậy, chúng ta vẫn cứ bám vào huyền thoại về Lone Ranger (một nhân vật người hùng miền Viễn Tây trong loạt phim truyền hình cùng tên rất nổi tiếng của Mỹ), với ý tưởng lãng mạn rằng những điều vĩ đại thường đạt được bởi một cá nhân vĩ đại.
  3. Cho dù những bằng chứng là hoàn toàn trái ngược – bao gồm cả sự thật rằng Michelangelo đã làm việc với nhóm 16 người để sơn trần nhà nguyện Sistine Chapel – chúng ta vẫn cứ nghĩ rằng những thành tựu vĩ đại có được là do những con người vĩ đại, thay vì một tổ chức vĩ đại làm nên. Người ta thường nói “Không có ai trong chúng ta thông minh bằng tất cả chúng ta”. Tốt thôi, vì vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt là quá phức tạp để có thể được giải quyết bởi một cá nhân nào. Cơ hội duy nhất của chúng ta là tập hợp mọi người với các tiểu sử khác nhau, những người có thể giải quyết vấn đề thông qua làm việc theo nhóm vì mục đích chung. Tôi gọi sự tập hợp này là Những nhóm Vĩ đại Tài năng. Sự thiên tài của các nhóm vĩ đại là họ có được những người giỏi – những cá nhân mạnh mẽ - làm việc cùng nhau để tạo ra kết quả. Những nhóm này phục vụ cho một nhiệm vụ quan trọng – họ cung cấp sự hỗ trợ tâm lý và tinh thần đồng đội. Họ giúp tạo ra sự dũng cảm.
  4. Không có một nhóm giỏi với những ý tưởng độc đáo, không có sự khích lệ và các cách nhìn cá nhân, chúng ta sẽ thua. Để xem điều gì làm nên những tổ chức vĩ đại, tôi đã nghiên cứu một số công trình đáng kể nhất của thời đại chúng ta, như kế hoạch Mahattan – tổ chức vĩ đại đã tạo ra bom nguyên tử, các cuộc cách mạng máy tính ở Trung tâm Nghiên cứu Palo Alto của Xerox và Apple – đã tạo ra máy Macintosh và các đột phá công nghệ khác; Lockheed Skunk Works – tạo ra những máy bay có tốc độ nhanh và hiệu quả nhất; và cả những nhân vật hoạt hình của Walt Disney Studio. Và cuối cùng, một kết luận được rút ra là: mọi tổ chức vĩ đại đều có cách riêng của mình. Nhưng nghiên cứu của tôi đã chỉ ra 10 nguyên tắc chung nhất, áp dụng cho các tổ chức này: * Trung tâm của mọi tổ chức vĩ đại là một giấc mơ chung. Chỉ có tin tưởng rằng họ đang thực hiện một nhiệm vụ chung cùng nhau, họ mới có thể thay đổi thế giới, tạo ra một điều kì diệu trong vũ
  5. trụ này. Họ bị ám ảnh bởi công việc. Đó không chỉ là một công việc, đó là một sứ mạng. Niềm tin đó là điều mang lại một sự rõ ràng cần thiết và năng lượng cho họ làm việc. * Họ quản lý xung đột bằng cách ngăn các cá nhân tự rời bỏ giấc mơ. Tại một thời điểm quan trọng của kế hoạch Mahattan, George Kistiakowsky, một nhà hóa học tài năng, người từng làm trưởng cố vấn khoa học cho Dwight Eisenhower, đã đe dọa từ bỏ vì ông không thể làm việc cùng các đồng nghiệp. Trưởng nhóm dự án Robert Oppenheimer chỉ nói: “George, ông bỏ dự án này thế nào được? Thế giới tự do đang gặp nguy hiểm”. Những cuộc xung đột, thậm chí với cả những tài năng kiệt xuất, đều có thể được giải quyết bằng cách nhắc nhở cho họ về nhiệm vụ của công việc. * Họ được bảo vệ bởi “bộ áo giáp”. Mọi tổ chức vĩ đại đều hay có thái độ khinh thường những người giám sát họ và đều được bảo vệ bởi lãnh đạo. Ví dụ trong kế hoạch Mahattan, tướng Leslie Grove đã làm nhiệm vụ “bảo vệ” nhóm trước Lầu Năm Góc, còn
  6. Oppenheimer mới là người giúp cho nhóm tập trung vào nhiệm vụ. * Họ có một đối thủ thật sự hoặc tự sáng tạo ra. Thậm chí nhiệm vụ vẻ vang nhất cũng sẽ có thêm động lực khi có một đối thủ. Điều này rất đúng với kế hoạch Mahattan, khi nhóm này có những đối thủ thực sự - người Nhật và người Đức. Cho dù nhiệm vụ của họ là bí mật, nhưng điều đó thường lại tạo nên sự hứng khởi nhiều hơn các nhiệm vụ công khai. Trong những năm thành công nhất của sự nghiệp, nhiệm vụ bí mạt của Apple là đánh bại IBM (mục quảng cáo cho chiếc Macintosh TV năm 1984 nổi tiếng đã có đoạn: “Đừng mua một chiếc máy tính khi bạn không thể di chuyển nó”). Sự xuống dốc của Apple là hậu quả của việc coi nhẹ những nhiệm vụ tiếp theo của họ. * Họ tự coi bản thân là những người “cửa dưới” đang lên. Những tổ chức thay đổi thế giới thường tập hợp những trí thức “không bình thường”, những người tuân theo nguyên tắc riêng của họ. Những người này không tuân theo những chuẩn tắc chung của
  7. mọi người. Tuy vậy, họ có logic của riêng họ và đó là những người “cửa dưới” đang chiến thắng. * Các thành viên trả giá cá nhân. Làm thành viên của một nhóm vĩ đại không phải là công việc hàng ngày; đó là công việc hàng ngày và hàng đêm. Ly dị, ngoại tình và các xung đột cảm xúc khác là điển hình, ngay cả khi dự án đã kết thúc. Ví dụ, ở Skunk Works, nhân viên thậm chí còn không thể nói cho gia đình họ biết họ đang làm gì. Họ bị “giam” trong một tòa nhà tẻ nhạt ở Burbank, rất xa trụ sở chính Lockheed và các nhà máy lớn. Nhưng nhờ thế mà họ đã tạo ra được một sự tập trung và năng lượng cao độ cho dự án. * Những tổ chức vĩ đại có các nhà lãnh đạo mạnh mẽ. Một mặt, họ không tuân thủ các trình tự, cởi mở và rất công bằng. Mặt khác, họ là các nhà lãnh đạo mạnh mẽ. Đó là mâu thuẫn của lãnh đạo nhóm. Bạn không thể có một nhà lãnh đạo vĩ đại nếu không có một tổ chức vĩ đại - và ngược lại. Điều quan trọng là những tổ chức vĩ đại làm cho các nhà lãnh đạo trở nên vĩ đại. Những nhà
  8. lãnh đạo mà tôi nghiên cứu ít khi là người giỏi nhất trong tổ chức, nhưng họ cũng không phải là những người thụ động. Họ nhận biết được các tài năng, và họ giống như người phụ trách hơn là người sáng tạo. * Các tổ chức vĩ đại tuyển người rất khắt khe. Oppenheimer đã chọn được Kistiakowsky và Niels Bohr tại một đơn vị Mỹ ở sa mạc. Chọn được đúng người tài cho tổ chức của bạn có nghĩa là bạn biết bạn cần điều gì và có thể tìm ra nó ở người khác. Để làm được điều đó, cũng cần phải hiểu cơ chế hoạt động của tổ chức. Các ứng viên thường hoang mang, lo lắng trước các thành viên khác và cả lãnh đạo của tổ chức. Có thể thấy điều này ở các huấn luyện viên tài năng. Họ đặt đúng người vào đúng vị trí. Họ tạo được cả một chùm sao chứ không phải chỉ riêng một ngôi sao đơn lẻ. * Những tổ chức vĩ đại thường trẻ. Tuổi trung bình của các nhà vật lý ở Los Alamos là 25. Oppenheimer – “người già” – lúc đó cũng chỉ khoảng 30. Tuổi trẻ mang lại sức bật và năng lượng mà
  9. tổ chức cần. Nhưng những tổ chức vĩ đại cũng trẻ trung trong tinh thần, văn hóa và tính cách. Quan trọng nhất vì họ trẻ và ngây thơ, những thành viên không biết điều gì là không thể, và chính điều đó khiến họ làm được những điều tưởng chừng như không thể. Như Berlioz nói về Saint-Saens “Anh ấy biết mọi thứ, những gì mà anh ấy thiếu chỉ là kinh nghiệm”. Những tổ chức vĩ đại không thiếu kinh nghiệm về các khả năng. * Con tàu nghệ sĩ thực thụ. Steve Jobs luôn nhắc nhở các cộng sự của mình rằng công việc của họ chẳng có ý nghĩa gì cả cho đến khi nào họ mang lại được một sản phẩm tốt cho thị trường. Cuối cùng, các tổ chức vĩ đại phải tạo ra được các kết quả vĩ đại. Hầu hết các tổ chức đều giải tán sau khi sản phẩm được tạo ra, nhưng thiếu một điều chứng tỏ cho những nỗ lực của họ, những tổ chức tài năng sẽ trở thành một câu lạc bộ xã hội mà thôi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2