Biến chứng của thở máy
lượt xem 69
download
Tổn thương nhu mô phổi do áp lực dương quá mức: Ap lực trung bình trong khí đạo cao làm giảm hồi lưu tĩnh mạch, tăng áp lực tĩnh mạch, giảm cung lượng tim.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biến chứng của thở máy
- Biến chứng của thở máy Liên quan đến bệnh nhân: Tổn thương nhu mô phổi do áp lực dương quá mức: Ap lực trung bình trong khí đạo cao làm giảm hồi lưu tĩnh mạch, tăng áp lực tĩnh mạch, giảm cung lượng tim. Hậu quả: 1. Giảm oxygen hóa mô do giảm phân phối oxy đến mô mặc dù PaO2 tăng. 2. Giảm tưới máu não gây rối loạn tri giác. Huyết áp tĩnh mạch tăng có thể gây tăng áp lực nội sọ 3. Giảm tưới máu thận: giảm lưu lượng nước tiểu 4. Rối loạn chức năng gan do tăng áp lực tĩnh mạch 5. Thiếu máu nuôi niêm mạc ruột làm giảm hấp thu dưỡng chất, tăng nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu tiêu hóa Do đó cần chú ý đảm bảo mức áp lực dương và PEEP thỏa đáng, không quá mức. Liên quan đến giao diện bệnh nhân-máy thở: 1. Tuột máy khỏi bệnh nhân: Khi nghe máy báo động cần kiểm tra ngay vấn đề này
- 2. Nhiễm trùng phổi: Viêm phổi liên quan máy thở (VAP) thường được định nghĩa là viêm phổi xảy ra 72 giờ sau khi đặt nội khí quản, đa số xảy ra sau 5 ngày thở máy. Cần đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn, khử khuẩn thích hợp và định kỳ thay thế hệ thống ống thở Liên quan máy thở: 1. Làm ẩm không thỏa đáng dẫn đến hình thành nút nhầy làm nghẹt khí đạo: Cần đảm bảo độ ẩm tương đối >70%, có thể đánh giá bằng cách thấy có những hạt nước đọng trên thành ống thở 2. Máy thở hỏng hóc: Thực tế đa số do lỗi người sử dụng 3. Lỗi người sử dụng máy thở 4. Tổn thương phổi do máy thở (VILI): - Chấn thương thể tích: Do dùng Vt quá cao gây dãn phổi quá mức. Phế nang bị tổn thương lan tỏa làm tăng tính thẩm của tế bào biểu mô và nội mạc mạch máu, dẫn đến phù phổi. Phản ứng viêm tại chỗ cũng bị kích hoạt, vi khuẩn có sẵn trong phế nang có thể xâm nhập hệ đại tuần hoàn gây hội chứng suy đa cơ quan (MODS). Ở bệnh nhân có Hội chứng nguy cấp hô hấp (ARDS), nghiên cứu cho thấy các thông số thở máy thỏa đáng là Vt=6 mL/kg, áp lực bình nguyên 25-30 cmH2O, PEEP=10 cmH2O. - Chấn thương áp lực: Liên quan mật thiết đến tình trạng dãn phổi khu trú hơn là sự gia tăng chỉ số tuyệt đối áp lực khí đạo. Chênh áp phế nang-màng phổi quá mức gây dò khí vào mô kẽ dẫn đến tràn khí trung thất, màng phổi, màng tim, dưới da, dãn mô kẽ phổi.
- Chỉ định thở máy không xâm nhập qua mask CHỈ ĐỊNH - Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Phù phổi cấp do tim/huyết động không đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường - Giảm oxy máu trơ là chính như trong HC nguy cấp hô hấp - Cai thở máy xâm nhập CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Rối loạn tri giác - Ngưng thở - Không hợp tác - Tăng tiết khí phế quản quá mức - Có vết thương ở mặt, gãy xương mặt - Quá suy kiệt mất khả năng khạc đàm 2 áp dụng cụ thể cho thở máy xâm nhập
- Thở máy thể tích - Máy thở Acoma ARF-1500E, Puritan-Bennett Companion 2801 1. Cài đặt các thông số ban đầu:- Mode: A/C, SIMV. Kết hợp PEEP nếu có chỉ định - Vt = 8 mL/kg, tần số thở = 15 lần/ph. Nếu độ dãn của phổi thấp như ở bệnh nhân ARDS, cài đặt Vt = 6 mL/kg, tần số 20/ph - Tỉ lệ I:E = 1:3-1:4
- - 35 cmH2O≤Ap lực đỉnh thở vào (PIP=peak inspiratory pressure) - Lưu lượng đỉnh thở vào= 50 Lpm, dạng sóng lưu lượng dốc xuống dần - Trigger/sensitivity = - 2 cmH2O - FIO2 thích hợp (tham khảo toán đồ). Nếu chưa rõ tình trạng oxygen hóa mô, cài đặt trị số ban đầu = 1 tức 100% - Cài đặt chế độ thông khí nền khi ngưng thở (apnea ventilation) nếu có - Mức báo động áp lực cao = 40 cmH2O, áp lực thấp = 10 cmH2O, thông khí phút = 100 mL/kg 2. Nối máy vào bệnh nhân kiểm tra lồng ngực phồng lên theo nhịp thở của máy, âm phế bào đều 2 bên. Đặt PEEP thích hợp, thường 5 cmH2O. Mức PEEP 5 cmH2O giúp duy trì dung tích cặn chức năng đối≥ kháng lại sự mất PEEP sinh lý do đặt NKQ. Cho thuốc an thần nếu cần 3. Điều chỉnh các thông số thở máy theo đáp ứng của BN, 35≤đảm bảo thông khí phút khoảng 100 mL/kg, áp lực đỉnh thở vào (PIP) cmH2O. Đối với ARDS, mức PEEP thích hợp thường là 10-15 cmH2O. Chỉnh mức báo động áp lực thấp 10 cmH2O dưới mức áp lực đỉnh thở vào.
- Thở máy áp lực - Máy thở BiPAP-Vision mode S/T có thể tạm dùng để thở máy xâm nhập qua NKQ nhưng không phải là tối ưu vì máy được thiết kế chủ yếu cho thở máy không xâm nhập qua mask cho BN suy hô hấp nhưng còn tỉnh, còn tự thở. Trong quá trình thở máy xâm nhập, nếu thấy hiệu quả kém cần đổi sang máy thở khác.
- 1. Cài đặt các thông số ban đầu: - Mode: S/T - IPAP = 15 cmH2O, EPAP = 5 cmH2O, tần số thở = 15/ph (20 đối với bệnh nhân ARDS) - Thời gian thở vào = 1s - FIO2 thích hợp. Nếu chưa rõ tình trạng oxygen hóa mô, cài đặt trị số ban đầu = 1 tức 100% - IPAP Rise Time = 0,1
- - Mức báo động áp lực cao (Hi P) = 40 cmH2O, áp lực thấp (Lo P) = 10 cmH2O, Lo P Delay = 20s, Apnea = Disabled, Lo MintVent = Disabled, Hi Rate = 40, Lo Rate = 10 2. Nối máy vào bệnh nhân, kiểm tra lồng ngực phồng lên theo nhịp thở của máy, âm phế bào đều 2 bên. Cho thuốc an thần nếu cần 3. Điều chỉnh các thông số thở máy theo đáp ứng của BN. Điều chỉnh IPAP tăng dần (kết hợp tăng dần EPAP với mức độ ít hơn), để đạt Vt = 8 mL/kg, thông khí phút khoảng 120 mL/kg. Mức IPAP không được vượt quá 30 cmH2O. Tăng EPAP lên một mức nếu có hiện tượng tần số thở quá nhanh do khí dò kích hoạt máy thở. Mức chênh lệch IPAP-EPAP (= PS = mức hỗ trợ áp lực) giúp tăng Vt, thải trừ CO2 tốt hơn. Đối với ARDS, mức EPAP thích hợp thường là 10-15 cmH2O, Vt = 6 mL/kg. Chỉnh mức báo động Lo MinVent = 4, mức báo động áp lực thấp 10 cmH2O dưới mức áp lực đỉnh thở vào (PIP).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thiết lập đường thở cấp cứu (Phần 5)
6 p | 126 | 26
-
XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG CỦA NHỒI MÁU CƠ TIM VÀ PHÒNG BỆNH THỨ PHÁT NHỒI MÁU CƠ TIM (Kỳ 2)
5 p | 109 | 18
-
Bài giảng Chăm sóc bệnh nhân thở máy
22 p | 221 | 17
-
Bài giảng Đại cương về máy thở (Thông khí áp lực dương)
31 p | 24 | 3
-
Kết cục của mở khí quản bằng phương pháp nong qua da so với phẫu thuật ở bệnh nhân thở máy tại khoa Hồi sức cấp cứu
5 p | 8 | 3
-
Yếu tố liên quan và biến chứng sớm của vị trí ống nội khí quản không thích hợp ở trẻ thở máy tại Bệnh viện Nhi Trung ương
6 p | 5 | 3
-
Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi trên bệnh nhân thở máy tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang
7 p | 54 | 3
-
Ảnh hưởng của kỹ thuật hút đàm lên chỉ số áp lực trong sọ trên người bệnh tổn thương não cấp thở máy tại đơn vị Hồi sức Ngoại Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 4 | 2
-
Kết quả tập vận động sớm cho người bệnh thở máy tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 7 | 2
-
Kiến thức và những rào cản về gói dự phòng viêm phổi liên quan thở máy của nhân viên y tế tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai
6 p | 15 | 2
-
Bài giảng Vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc thở máy tại nhà ở trẻ em - ĐDCK1. Lê Thị Uyên Ly
43 p | 23 | 2
-
Bài giảng Thông khí nhân tạo không xâm nhập và thở oxy dài hạn tại nhà trong điều trị COPD giai đoạn ổn định - Bs. Nguyễn Ngọc Dư
48 p | 38 | 2
-
Một số yếu tố nguy cơ của biến cố liên quan thở máy ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim mở tại Bệnh viện Nhi Trung ương
6 p | 28 | 2
-
Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ở trẻ sơ sinh thở máy tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
7 p | 5 | 1
-
Chỉ định hiệu quả và biến chứng của thở máy rung tần số cao trong điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 04/2006 đến tháng 04/2008
8 p | 56 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân biến chứng hô hấp sau phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
4 p | 1 | 1
-
Phân tích việc sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện và viêm phổi thở máy tại Bệnh viện Hữu nghị
5 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn