BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG LĨNH HỘI KHÁI NIỆM<br />
CHO TRẺ EM CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ<br />
NGUYỄN BÁ PHU - HỒ VĂN DŨNG<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Hình thành khái niệm là một nhiệm vụ cơ bản của hoạt động dạy<br />
học. Kết quả quá trình này đạt mức độ nào phụ thuộc vào cả hai chủ thể:<br />
người dạy và người học. Thực tế, việc hình thành khái niệm cho trẻ chậm<br />
phát triển trí tuệ gặp rất nhiều khó khăn do khả năng nhận thức của trẻ hạn<br />
chế, trẻ không có khả năng xử lý khi gặp tình huống mới lạ, cách học của trẻ<br />
không có kết cấu rõ ràng... Vấn đề này có thể khắc phục được nếu chúng ta<br />
có một chiến lược giáo dục phù hợp. Từ những kết quả nghiên cứu thực<br />
trạng chúng tôi xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng lĩnh hội<br />
khái niệm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ trong dạy học.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Theo quan điểm của lý thuyết hoạt động: “Khái niệm là một năng lực thực tiễn” [1,<br />
102]. Bởi vì, khi con người lĩnh hội một khái niệm nào đó cũng đồng nghĩa với việc con<br />
người có thêm một năng lực mới. Khái niệm là sản phẩm, đồng thời cũng là phương tiện<br />
không thể thiếu để đảm bảo cho hoạt động trí tuệ của con người có hiệu quả.<br />
Đối với trẻ khuyết tật nói chung, trẻ chậm phát triển trí tuệ nói riêng, việc lĩnh hội được<br />
các khái niệm phù hợp có ý nghĩa hết sức to lớn, giúp trẻ có cơ hội có một cuộc sống<br />
độc lập, tự chủ và hòa nhập xã hội.<br />
Thực chất của quá trình dạy học là quá trình tổ chức hình thành hệ thống khái niệm cho<br />
người học. Lĩnh hội khái niệm là một quá trình khó khăn, phức tạp đối với mọi người.<br />
Điều này càng khó khăn hơn đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, trong thực tế<br />
giáo dục đặc biệt hiện nay, những vấn đề lý luận như nội dung, chương trình, phương<br />
pháp, phương tiện dạy học... chưa được quan tâm một cách đúng mức; đội ngũ giáo<br />
viên vừa thiếu, vừa chưa được đào tạo nghiệp vụ một cách chính quy nên hiệu quả còn<br />
chưa cao.<br />
Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng quá trình tổ<br />
chức hình thành khái niệm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại 2 trường giáo dục đặc biệt:<br />
Thủy Biều và Tương Lai ở thành phố Huế, từ đó xây dựng một số biện pháp nhằm giúp<br />
trẻ lĩnh hội khái niệm một cách có hiệu quả.<br />
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Để nghiên cứu thực trạng quá trình tổ chức hình thành khái niệm cho trẻ chậm phát triển<br />
trí tuệ, chúng tôi tiến hành khảo sát 12 cán bộ giảng dạy và phục vụ tại 2 trường giáo<br />
dục đặc biệt Thủy Biều và Tương Lai ở Thành phố Huế về những vấn đề sau:<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(12)/2009: tr. 157-165<br />
<br />
158<br />
<br />
NGUYỄN BÁ PHU - HỒ VĂN DŨNG<br />
<br />
2.1. Những hình thức hình thành khái niệm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ<br />
Bảng 1. Những hình thức hình thành khái niệm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ<br />
Thứ tự<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Hình thức<br />
Dạy - học: một thầy - một trò<br />
Dạy - học: nhóm nhỏ (3 - 5 em)<br />
Dạy - học: nhóm lớn (lớp - bài)<br />
Tổ chức trò chơi<br />
Tổ chức tham quan, thực tế<br />
<br />
Số lượng ý kiến<br />
5<br />
8<br />
10<br />
3<br />
0<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
41,6<br />
66,7<br />
83,3<br />
25,0<br />
0,0<br />
<br />
Thứ bậc<br />
3<br />
2<br />
1<br />
4<br />
5<br />
<br />
Dạy học là hình thức cơ bản được giáo viên sử dụng để hình thành khái niệm cho trẻ<br />
chậm phát triển trí tuệ. Trong đó phổ biến hơn cả là dạy - học theo nhóm lớn, tiếp theo<br />
là dạy - học theo nhóm nhỏ, dạy - học một thầy - một trò chưa được sử dụng nhiều.<br />
Hình thức tổ chức trò chơi còn sử dụng quá ít, tổ chức tham quan thực tế hoàn toàn<br />
không được sử dụng.<br />
Có thể thấy rằng hình thức tổ chức dạy học như trên không thực sự phù hợp với loại<br />
hình trường chuyên biệt. Bởi vì đây là đối tượng đặc biệt, trình độ của các em trong một<br />
lớp không có sự tương đồng, trẻ có nhiều dạng khuyết tật khác nhau, yêu cầu trang bị tri<br />
thức của mỗi trẻ cũng sẽ khác nhau... Nếu như chúng ta tăng cường sử dụng hình thức<br />
dạy học một thầy - một trò thì có thể mang lại hiệu quả hơn. Với hình thức này, giáo<br />
viên có điều kiện quan tâm đến đặc điểm riêng của từng em, xây dựng được nội dung,<br />
chương trình, phương pháp phù hợp với từng em, hơn nữa khâu kiểm tra, đánh giá cũng<br />
được thuận lợi. Bên cạnh đó, cần quan tâm đúng mức đến hình thức tổ chức trò chơi,<br />
tham quan thực tế. Bởi vì, đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ, điều quan trọng đối với trẻ<br />
là “học mà chơi, chơi mà học”, thông qua trò chơi giúp trẻ nhận thức thế giới một cách<br />
tích cực hơn.<br />
Thực trạng trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan: Cơ sở vật<br />
chất nhà trường chưa đáp ứng với cách dạy học; đội ngũ giáo viên còn thiếu, yếu về<br />
chuyên môn nghiệp vụ; nhận thức của đội ngũ quản lý, phục vụ, giáo viên còn chưa<br />
đúng đắn... Nhiều người nghĩ rằng, trường chuyên biệt chỉ là nơi giữ trẻ.<br />
2.2. Cách thức tổ chức quá trình hình thành khái niệm cho trẻ chậm phát triển trí<br />
tuệ<br />
Bảng 2. Cách thức tổ chức quá trình hình thành khái niệm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ<br />
Thứ tự<br />
<br />
Cách thức tổ chức<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Trình bày vật mẫu - giải thích - trẻ nhắc lại<br />
Trình bày vật mẫu - trẻ tự tìm tòi - giáo viên chốt lại<br />
Giáo viên gợi mở - minh họa - giải thích - trẻ lặp lại<br />
Giáo viên giải thích - minh họa - trẻ vận dụng<br />
<br />
Số lượng<br />
ý kiến<br />
8<br />
5<br />
10<br />
3<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
66,7<br />
41,7<br />
83,3<br />
25,0<br />
<br />
Thứ<br />
bậc<br />
2<br />
3<br />
1<br />
4<br />
<br />
Khi hình thành một khái niệm nào đó, phương pháp tiến hành hầu hết của giáo viên là:<br />
gợi mở - minh họa - giải thích - trẻ lặp lại, trình bày vật mẫu - giải thích - trẻ nhắc lại...<br />
<br />
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG LĨNH HỘI KHÁI NIỆM CHO TRẺ...<br />
<br />
159<br />
<br />
Nhìn chung, cách tiến hành của giáo viên đã tuân thủ đúng quy luật nhận thức của loài<br />
người là “đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Tuy nhiên, nhiều công trình<br />
nghiên cứu cho thấy, đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ, cấu trúc trí tuệ của chúng khác<br />
so với trẻ bình thường, phần trí tuệ thực hành của trẻ phát triển hơn so với trí tuệ ngôn<br />
ngữ [2, 249]. Vì vậy, trong dạy học chúng ta cần tính đến khả năng này của trẻ.<br />
Qua quan sát, chúng tôi thấy rằng, với cách tổ chức như trên, để trẻ lĩnh hội một khái<br />
niệm nào đó mất rất nhiều thời gian, giáo viên phải lặp đi lặp lại nhiều lần, khái niệm trẻ<br />
lĩnh hội lại không chắc chắn, trẻ không có khả năng vận dụng vào trong các tình huống<br />
tương tự. Xuất phát từ đặc điểm trí tuệ của trẻ, khi hình thành một khái niệm nào đó ta<br />
nên bắt đầu từ hành động của trẻ, đây là một trải nghiệm tích cực giúp trẻ tích lũy kinh<br />
nghiệm.<br />
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng với cách tổ chức hình thành khái niệm như trên đã có sự<br />
cố gắng, nỗ lực rất nhiều của đội ngũ giáo viên, cách làm của họ chủ yếu đúc rút từ thực<br />
tiễn công tác, mang tính chất kinh nghiệm cá nhân, hầu hết họ chưa được đào tạo một<br />
cách chính quy đối với công tác giảng dạy trẻ khuyết tật nói chung, chậm phát triển trí<br />
tuệ nói riêng. Để việc hình thành khái niệm cho trẻ đạt được hiệu quả cao thì chúng ta<br />
cần phải có cách thức tổ chức khoa học, vận dụng nhiều con đường khác nhau trên cơ<br />
sở nghiên cứu những đặc trưng tâm lý của trẻ chậm phát triển trí tuệ.<br />
2.3. Nội dung tri thức hình thành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ<br />
Trẻ chậm phát triển trí tuệ có quyền được học tập. Chính vì vậy, dạy tri thức cho trẻ<br />
cũng là một nhiệm vụ của các trường chuyên biệt. Tuy nhiên, cần dạy cho trẻ cái gì,<br />
khối lượng bao nhiêu thì cần phải xem xét ở nhiều vấn đề.<br />
Bảng 3. Nội dung được quan tâm hình thành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ<br />
Thứ tự<br />
<br />
Chủ đề<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Khoa học học đường<br />
Hoàn cảnh sống (các mối quan hệ, nghề nghiệp...)<br />
Hiện thực (giao thông, lễ tết, trung thu...)<br />
Môi trường (tự nhiên và xã hội)<br />
<br />
Số lượng<br />
ý kiến<br />
8<br />
10<br />
10<br />
11<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
66,7<br />
83,3<br />
83,3<br />
91,6<br />
<br />
Thứ<br />
bậc<br />
3<br />
2<br />
2<br />
1<br />
<br />
Nhà trường đã dạy cho trẻ nhiều loại tri thức khác nhau, đáng chú ý là tri thức khoa học<br />
học đường cũng được quan tâm, mặc dù so sánh với các tri thức về hoàn cảnh sống,<br />
hiện thực, môi trường thì còn chiếm tỷ lệ thấp hơn.<br />
Mục tiêu chính của trường chuyên biệt là nhằm giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ phát triển<br />
hết khả năng của mình để thích ứng với xã hội, hòa nhập với cộng đồng, bù đắp những<br />
thiếu hụt do khiếm khuyết của bản thân. Vì vậy những tri thức nhà trường giảng dạy cho<br />
trẻ có ý nghĩa thực tiễn lớn lao, việc phân bổ các tri thức trong nhà trường như thực tế là<br />
phù hợp với trẻ.<br />
<br />
160<br />
<br />
NGUYỄN BÁ PHU - HỒ VĂN DŨNG<br />
<br />
2.4. Những khó khăn trong quá trình hình thành khái niệm cho trẻ chậm phát<br />
triển trí tuệ<br />
Hầu hết những khó khăn lớn xuất phát từ người học. Điều này là tất nhiên, dễ hiểu bởi<br />
vì đối tượng là trẻ chậm phát triển trí tuệ, được xếp vào dạng trẻ khó khăn trong học tập.<br />
Về nhận thức, khâu đầu tiên dễ thấy nhất là trẻ không có khả năng tập trung. Khối lượng<br />
ghi nhớ, các thuộc tính và quá trình ghi nhớ đều có chỉ số thấp hơn so với tuổi. Trẻ tiếp<br />
thu bài rất lâu nhưng cũng lại rất nhanh quên. Tư duy của trẻ có khó khăn trong học tập<br />
chỉ đạt ở mức trực quan - hình ảnh. Kiến thức trẻ thu được đều phải được dựa trên cơ sở<br />
vật chất cụ thể hoặc hình ảnh các sự vật. Khả năng tự điều chỉnh hành vi, lập chương<br />
trình hành động, hoạch định công việc hạn chế. Khi làm việc, trẻ nhanh chóng mệt mỏi.<br />
Các biểu hiện thường dưới dạng hoạt động chân tay không có ý thức, dù bất kỳ ở đâu,<br />
đang học hay đang chơi.<br />
Bên cạnh đó, có những khó khăn xuất phát từ giáo viên như: Giáo viên chưa được đào<br />
tạo chính quy, đội ngũ giáo viên thiếu,...<br />
Bảng 4. Những khó khăn trong quá trình hình thành khái niệm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ<br />
Thứ<br />
tự<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
Khó khăn<br />
Khả năng nhận thức của trẻ (khó tập trung, trí nhớ<br />
kém, tư duy trực quan...)<br />
Trẻ không có khả năng xử lý khi gặp tình huống lạ<br />
Cách học của trẻ không được kết cấu rõ ràng<br />
Khả năng tự điều chỉnh hành vi kém<br />
Khi học tập, trẻ nhanh chóng mệt mỏi<br />
Giáo viên chưa được đào tạo chính quy<br />
Đội ngũ giáo viên thiếu<br />
Thiếu cơ sở vật chất, phương tiện dạy học<br />
Chưa có sự phối hợp của gia đình học sinh<br />
<br />
Số lượng<br />
ý kiến<br />
12<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
100<br />
<br />
10<br />
8<br />
12<br />
9<br />
8<br />
7<br />
10<br />
7<br />
<br />
83,3<br />
66,7<br />
100<br />
75,0<br />
66,7<br />
58,3<br />
83,3<br />
58,3<br />
<br />
Thứ<br />
bậc<br />
1<br />
2<br />
4<br />
1<br />
3<br />
4<br />
5<br />
2<br />
5<br />
<br />
Ngoài ra, còn có những khó khăn từ nhà trường và gia đình học sinh. Chẳng hạn, nhà<br />
trường thiếu cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác giảng dạy; phụ huynh học<br />
sinh chưa có sự phối hợp với giáo viên và nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục<br />
trẻ.<br />
3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG LĨNH HỘI KHÁI NIỆM CHO TRẺ CHẬM<br />
PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ<br />
3.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân<br />
Trong một lớp học ở trường giáo dục đặc biệt có nhiều trẻ với những dạng khuyết tật<br />
khác nhau, ngay cả những trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng có nhiều mức độ. Vì vậy các<br />
trẻ chậm phát triển trí tuệ ở nhiều lĩnh vực khác nhau như nhận thức, tâm lý - tình cảm,<br />
ngôn ngữ - giao tiếp, hành vi... Chính vì thế trong dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ cần<br />
phải dựa vào chương trình giáo dục cá nhân. Chương trình này cần được xây dựng trên<br />
cơ sở nhu cầu, khả năng của trẻ, phù hợp với ý kiến, nhu cầu và khả năng của gia đình<br />
<br />
Xác định khả năng và<br />
nhu cầu của trẻ<br />
Mong đợi<br />
▪ Điểm mạnh<br />
▪ Khó khăn<br />
▪ Hứng thú BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG LĨNH HỘI KHÁI NIỆM CHO TRẺ...<br />
<br />
161<br />
<br />
trẻ. Một khi chúng ta đã xác định được những tri thức để dạy các em và đã thiết lập các<br />
ta bắt<br />
đầu<br />
chuyển nó trở<br />
thành<br />
kếkhăn,<br />
hoạch<br />
Đánh tiêu<br />
giá chí, mục tiêu, chúng<br />
Mục tiêu<br />
giáo<br />
dục<br />
Những<br />
khó<br />
cảngiáo<br />
trở dục cá nhân.<br />
Sơ đồ quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân<br />
<br />
Thực hiện<br />
<br />
Lập kế hoạch giáo dục<br />
cá nhân<br />
<br />
Yêu cầu khi xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân:<br />
- Hệ thống kiến thức, kỹ năng cần được xây dựng từ mức độ đơn giản đến mức độ<br />
khó khăn hơn.<br />
- Các nhiệm vụ chia nhỏ thành các bước và thực hiện từng bước một. Tùy từng trẻ<br />
với khả năng và nhu cầu khác nhau mà xác định các bước, song nhất định phải đi<br />
theo từng bước để đạt mục tiêu mong muốn.<br />
- Thiết kế các hoạt động diễn ra trong nhiều môi trường khác nhau nhằm tăng khối<br />
lượng kiến thức cũng như tăng kỹ năng thành thạo ở trẻ.<br />
- Sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học cần tuân thủ chặt chẽ quy luật nhận thức.<br />
- Xây dựng kế hoạch chuyển tiếp về thời gian.<br />
3.2. Xây dựng kế hoạch dạy học theo các chủ đề<br />
Trẻ chậm phát triển trí tuệ không có khả năng xử lý khi gặp tình huống mới lạ. Hơn<br />
nữa, cách học của trẻ không được kết cấu rõ ràng, tư duy lý luận không phát triển để<br />
đảm bảo khả năng lĩnh hội các tri thức mang tính hệ thống. Vì vậy, nhằm giúp trẻ hiểu<br />
các mối quan hệ và liên hệ giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan và về<br />
các mối quan hệ nhân quả, một trong những chiến lược dạy học phải tính đến là dạy học<br />
theo chủ đề.<br />
Dạy học theo chủ đề là hình thức giáo viên đưa ra một nội dung giảng dạy có liên quan<br />
đến nhiều bộ môn và hoạt động khác nhau trong một thời gian nhất định [3, 224].<br />
<br />