intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp phòng trừ sâu đục vỏ trái bưởi

Chia sẻ: Lotus_10 Lotus_10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

140
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bưởi da xanh là cây trồng có giá trị kinh tế cao. Vì thế, diện tích trồng bưởi da xanh ngày càng mở rộng. Cũng giống như những loại cây trồng khác, cây có múi nói chung và bưởi da xanh nói riêng bị nhiều loài sâu bệnh tấn công, trong đó sâu đục vỏ trái là loại côn trùng gây hại rất khó phòng trị. Sâu đục vỏ trái thuộc họ Yponomeutida, Bộ Lepidoptera. Trưởng thành là một loài bướm có kích thước rất nhỏ, màu xám, chiều dài sãi cánh khoảng 8 mm. Trứng mới đẻ có màu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp phòng trừ sâu đục vỏ trái bưởi

  1. Biện pháp phòng trừ sâu đục vỏ trái bưởi Bưởi da xanh là cây trồng có giá trị kinh tế cao. Vì thế, diện tích trồng bưởi da xanh ngày càng mở rộng. Cũng giống như những loại cây trồng khác, cây có múi nói chung và bưởi da xanh nói riêng bị nhiều loài sâu bệnh tấn công, trong đó sâu đục vỏ trái là loại côn trùng gây hại rất khó phòng trị. Sâu đục vỏ trái thuộc họ Yponomeutida, Bộ Lepidoptera. Trưởng thành là một loài bướm có kích thước rất nhỏ, màu xám, chiều dài sãi cánh khoảng 8 mm. Trứng mới đẻ có màu trắng trong, có dạng hình tròn, nhìn từ bên ngoài giống như túi tinh dầu trên vỏ trái. Trứng được đẻ thành từng cái riêng lẻ trên trái non. Ấu trùng có màu xanh ngọc, mỗi đốt bụng có một băng ngang màu đỏ quanh thân. Bướm hoạt động, bắt cặp và đẻ trứng vào ban đêm. Bướm chỉ đẻ trứng trên trái mà không đẻ trứng trên bông. Mùa nắng tỷ lệ sâu đục vỏ trái xuất hiện nhiều và gây hại mạnh hơn ở mùa mưa. Một con cái có thể đẻ vài chục đến vài trăm trứng. Sau khi nở, sâu non đục vào trong phần vỏ của trái, ăn phần mô mềm của vỏ, làm cho vỏ trái phồng
  2. lên thành một xoang rỗng. Sâu không ăn phần múi của trái. Sau khi hoàn thành giai đoạn phát triển, sâu chui ra ngoài, kéo một lớp tơ mỏng làm kén và hóa nhộng trong kén trên những lá gần nơi trái bị đục hoặc ngay cả trên trái. Sâu tấn công khi trái còn rất nhỏ, vết đục đã tạo nên những u sần trên trái, nếu bị nặng trái sẽ rụng. Nếu sâu tấn công trễ hơn, trái sẽ phát triển bình thường nhưng bị biến dạng với những u sần nhiều khi rất to, xấu xí, giá trị thương phẩm giảm mặc dù chất lượng trái không bị ảnh hưởng vì sâu chỉ ăn phần vỏ mà không đục trong phần múi. Sâu chủ yếu tấn công và gây hại giai đoạn trái non và những trái có vỏ dày như bưởi, cam sành, cam mật nhưng phổ biến nhất là trên bưởi. Biện pháp phòng trừ: Sâu đục vỏ trái là loài sâu hại rất khó phòng trừ vì đa số nông dân chỉ phát hiện khi chúng đã đục vào trong, tạo những u sần trên vỏ, giai đoạn này phun thuốc phòng trừ kém hiệu quả. Do đó, ở những vùng bưởi bị nhiễm sâu đục vỏ trái nên áp dụng biện pháp tổng hợp: - Thăm đồng thường xuyên và phát hiện khi bướm bắt đầu đẻ trứng hoặc giai đoạn sâu mới gây hại khi trái vừa tượng; -Thu gom những trái bị nhiễm (trên cây và đã rụng xuống đất) chôn tiêu hủy để diệt sâu hiện diện trong trái; - Bao trái là biện pháp có hiệu quả cao đối với sâu đục vỏ trái. Bao trái khi
  3. trái to bằng trái chanh. Thời điểm bao trái là rất quan trọng cho việc phòng ngừa sâu đục vỏ trái; - Ở những vùng thường xuyên bị nhiễm sâu đục vỏ trái có thể sử dụng các loại thuốc như Sherpa 25EC, Map Permethrin 50EC, Polytrin 440EC,… để phun khi vừa tượng trái non, phun liên tiếp 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. Khoảng 2 tháng sau khi tượng trái thì sâu không còn phá hại nữa; - Nếu thấy nhộng của sâu trên lá thì 5-7 ngày sau thì xử lý thuốc để ngăn chặn sự bộc phát của thế hệ sau; - Hiện nay, thử nghiệm Pheromone được sử dụng để dự tính dự báo sâu đục vỏ trái rất hiệu quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2