intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BIỆT LẠC (LẠC MẠCH) VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 4)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

90
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lạc ngang của Tam tiêu kinh: - Lạc ngang của Tam tiêu xuất phát từ huyệt ngoại quan, đi đến nguyên huyệt đại lăng của Tâm bào. - Lạc ngang không có triệu chứng riêng của mình. Khi bị rối loạn, ta thấy xuất hiện các triệu chứng hư của kinh đối diện (tức kinh Tâm bào). Điều trị: Lấy huyệt nguyên của kinh có bệnh (đại lăng của Tâm bào) và lạc của kinh quan hệ biểu lý (ngoại quan của kinh Tam tiêu). 2. Lạc dọc của Tam tiêu kinh: - Lạc dọc của Tam tiêu cũng xuất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BIỆT LẠC (LẠC MẠCH) VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 4)

  1. BIỆT LẠC (LẠC MẠCH) VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 4) F. LẠC CỦA THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU KINH 1. Lạc ngang của Tam tiêu kinh: - Lạc ngang của Tam tiêu xuất phát từ huyệt ngoại quan, đi đến nguyên huyệt đại lăng của Tâm bào. - Lạc ngang không có triệu chứng riêng của mình. Khi bị rối loạn, ta thấy xuất hiện các triệu chứng hư của kinh đối diện (tức kinh Tâm bào). Điều trị: Lấy huyệt nguyên của kinh có bệnh (đại lăng của Tâm bào) và lạc của kinh quan hệ biểu lý (ngoại quan của kinh Tam tiêu). 2. Lạc dọc của Tam tiêu kinh:
  2. - Lạc dọc của Tam tiêu cũng xuất phát từ huyệt Ngoại quan, đi dọc theo kinh chính lên vai cổ, sau đó đến giữa ngực và nối với kinh Tâm bào ở chiên trung. - Khi lạc dọc có rối loạn: + Thực chứng: co cứng cùi chỏ. + Hư chứng: khớp cổ tay lỏng lẻo. “Biệt của thủ thiếu dương tên gọi là ngoại quan. Bệnh thực sẽ làm cho khuỷu tay bị co quắp, bệnh hư sẽ làm cho cổ tay không co lại được. (Linh khu - thiên Kinh mạch). Điều trị: Châm huyệt lạc ngoại quan của Tam tiêu. G. LẠC CỦA TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG KINH 1. Lạc ngang của Bàng quang kinh: - Lạc ngang của Bàng quang xuất phát từ huyệt phi dương (nằm trên mắt cá ngoài 7 thốn) và chạy đến nguyên của Thận (huyệt thái khê). - Lạc ngang không có triệu chứng riêng của mình, nên khi bị rối loạn ta thấy xuất hiện các triệu chứng hư của kinh Thận. Điều trị: Lấy huyệt nguyên của kinh có bệnh (thái khê của Thận) và lạc của kinh quan hệ biểu lý (phi dương của kinh Bàng quang). 2. Lạc dọc của Bàng quang kinh:
  3. Lạc dọc của Bàng quang cũng xuất phát từ huyệt phi dương, chạy theo lộ trình kinh chính (đi ngược lên đầu), chạy lên lưng và gáy đến mặt, liên lạc với mũi và miệng. - Khi lạc dọc có rối loạn: + Thực chứng: nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, đau thắt lưng. + Hư chứng: Chảy mũi trong, chảy máu cam. “Biệt của túc thái dương tên gọi là phi dương. Bệnh thực sẽ làm cho nghẹt mũi, đầu và lưng đau nhức; bệnh hư sẽ chảy máu cam” (Linh khu - thiên Kinh mạch). Điều trị: Châm huyệt lạc kinh bệnh (phi dương). H. LẠC CỦA TÚC THIẾU DƯƠNG ĐỞM KINH 1. Lạc ngang của Đởm kinh: - Lạc ngang của kinh Đởm xuất phát từ huyệt quang minh ở 3 thốn trên mắt cá ngoài và chạy đến nguyên huyệt thái xung của kinh Can. - Điều trị: Lấy huyệt nguyên của kinh có bệnh (thái xung của Can) và lạc của kinh quan hệ biểu lý (quang minh của kinh Đởm). 2. Lạc dọc của Đởm kinh:
  4. - Lạc dọc của Đởm kinh cũng xuất phát từ huyệt quang minh, sau đó chạy đến mu bàn chân và phân nhánh ở đó. Một nhánh khác đi từ quang minh để đến nối với huyệt lãi câu (lạc huyệt của kinh Can). - Khi lạc dọc có rối loạn: + Thực chứng: cẳng chân và bàn chân có cảm giác lạnh buốt. + Hư chứng: yếu mỏi cẳng chân, bàn chân yếu rũ đi hoặc không đứng lên được.
  5. “Biệt của túc thiếu dương tên gọi là quang minh. Bệnh thực thì quyết bệnh; bệnh hư thì bị chứng nuy và què quặt đôi chân, ngồi xuống không đứng lên được” (Linh khu - thiên Kinh mạch). - Điều trị: Châm huyệt lạc quang minh của kinh bệnh. I. LẠC CỦA TÚC DƯƠNG MINH VỊ KINH 1. Lạc ngang của kinh Vị: - Lạc ngang của kinh Vị xuất phát từ huyệt lạc phong long và chạy xuống nối với huyệt thái bạch của kinh Tỳ. - Khi bị rối loạn ta thấy xuất hiện các triệu chứng hư của kinh đối diện, tức kinh Tỳ. - Điều trị: Lấy huyệt nguyên của kinh có bệnh (thái bạch của Tỳ) và lạc của kinh quan hệ biểu lý (phong long của kinh Vị). 2. Lạc dọc của kinh Vị: - Lạc dọc của kinh Vị cũng xuất phát từ huyệt lạc phong long, chạy mặt trước ngoài xương quyển, chạy ngược lên bụng ngực, phân nhánh ở đầu và gáy. Nối với các kinh khác ở đầu trước khi xuống tận cùng ở yết hầu. - Khi lạc dọc có rối loạn: + Thực chứng: điên cuồng, động kinh. + Hư chứng: liệt chi dưới, teo cơ.
  6. “Biệt của túc dương minh tên gọi là phong long. Bệnh thực sẽ làm cho điên cuồng; bệnh hư thì chân sẽ không co lại được, xương hĩnh cốt sẽ khô” (Linh khu - thiên Kinh mạch). - Điều trị: Châm huyệt lạc phong long.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2