intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BIỆT LẠC (LẠC MẠCH) VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 5)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

96
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lạc ngang của kinh Tỳ: - Lạc ngang của thái âm Tỳ xuất phát từ huyệt công tôn chạy đến nối với xung dương của kinh Vị ở mu bàn chân. - Trong trường hợp lạc ngang của Tỳ bị rối loạn, ta thấy xuất hiện các triệu chứng hư của kinh đối diện (kinh Vị). Điều trị: Lấy huyệt nguyên của kinh có bệnh (xung dương của Vị) và lạc của kinh quan hệ biểu lý (công tôn của kinh Tỳ). 2. Lạc dọc của kinh Tỳ: - Lạc dọc của kinh Tỳ cũng xuất phát từ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BIỆT LẠC (LẠC MẠCH) VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 5)

  1. BIỆT LẠC (LẠC MẠCH) VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 5) J. LẠC CỦA TÚC THÁI ÂM TỲ KINH 1. Lạc ngang của kinh Tỳ: - Lạc ngang của thái âm Tỳ xuất phát từ huyệt công tôn chạy đến nối với xung dương của kinh Vị ở mu bàn chân. - Trong trường hợp lạc ngang của Tỳ bị rối loạn, ta thấy xuất hiện các triệu chứng hư của kinh đối diện (kinh Vị). Điều trị: Lấy huyệt nguyên của kinh có bệnh (xung dương của Vị) và lạc của kinh quan hệ biểu lý (công tôn của kinh Tỳ). 2. Lạc dọc của kinh Tỳ: - Lạc dọc của kinh Tỳ cũng xuất phát từ huyệt công tôn chạy theo kinh chính lên trên bụng, đi sâu vào trong đến vị và tiểu trường.
  2. - Khi lạc có rối loạn: + Thực chứng: đau quặn bụng. + Hư chứng: trướng bụng. “Biệt của túc thái âm tên gọi là công tôn. Bệnh thực thì trong ruột bị đau buốt, bệnh hư sẽ bị cổ trướng” (Linh khu, thiên Kinh mạch). Điều trị: Châm huyệt lạc Công tôn của kinh Tỳ. K. BIỆT LẠC CỦA TÚC THIẾU ÂM THẬN KINH 1. Lạc ngang của Thận kinh: - Lạc ngang của Thận kinh xuất phát từ huyệt đại chung đi đến nối với huyệt kinh cốt của Thận kinh. - Khi bị rối loạn, ta thấy xuất hiện các triệu chứng hư của kinh đối diện, tức kinh Bàng quang. - Điều trị: Lấy huyệt nguyên của kinh có bệnh (kinh cốt của Bàng quang) và lạc của kinh quan hệ biểu lý: (đại chung của kinh Thận). 2. Lạc dọc của Thận kinh: - Lạc dọc của Thận kinh cũng xuất phát từ huyệt đại chung, chạy theo kinh chính của Thận đến dưới Tâm bào, rồi đi sâu vào bụng, đến cột sống và đến tận cùng ở huyệt mệnh môn. - Khi lạc dọc có rối loạn:
  3. + Thực chứng: bí tiểu. + Hư chứng: đau thắt lưng. “Biệt của túc thiếu âm tên gọi đại chung. Thực tắc bế lung, hư tắc yêu thống” (Linh khu, thiên Kinh mạch). - Điều trị: châm huyệt lạc đại chung. L. LẠC CỦA TÚC QUYẾT ÂM CAN KINH 1. Lạc ngang của Can kinh: - Lạc ngang của Can kinh xuất phát từ huyệt lãi câu (5 thốn trên mắt cá trong) và đến tận cùng ở huyệt nguyên của kinh Đởm (khâu khư). - Khi bị rối loạn lạc ngang, ta thấy xuất hiện các triệu chứng hư của kinh đối diện (tức kinh Đởm). - Điều trị: lấy huyệt nguyên của kinh có bệnh (khâu khư của kinh Đởm) và lạc của kinh quan hệ biểu lý (lãi câu của kinh Can). 2. Lạc dọc của Can kinh: - Lạc dọc của Can kinh xuất phát từ huyệt lãi câu, đi dọc lên theo kinh chính của Can, theo mặt trong chi dưới, vòng quanh bộ sinh dục và gắn vào cơ quan sinh dục ngoài. - Khi lạc dọc có rối loạn: + Thực chứng: sưng bộ phận sinh dục.
  4. + Hư chứng: ngứa cơ quan sinh dục. “Biệt của túc quyết âm tên gọi là lãi câu. Bệnh thực thì dương vật cương và dài ra, bệnh hư sẽ bị ngứa dữ dội (ở bên ngoài bộ phận sinh dục)” (Linh khu, thiên Kinh mạch). - Điều trị: châm huyệt lạc lãi câu. M. BIỆT LẠC CỦA MẠCH NHÂM - Lạc của mạch Nhâm xuất phát từ huyệt cưu vĩ (vi ế), sau đó phân tán vào bụng, ở đó nó nhập chung với các nhánh của mạch Xung. - Triệu chứng và điều trị: + Thực chứng: đau phía ngoài da bụng. Điều trị: tả huyệt lạc cưu vĩ. + Hư chứng: ngứa vùng bụng. Điều trị: bổ huyệt lạc cưu vĩ. “Biệt của Nhâm mạch tên gọi là vi ế, xuống dưới tán ra ở bụng. Bệnh thực thì da bụng bị đau, bệnh hư thì da bụng bị ngứa” (Linh khu, thiên Kinh mạch).
  5. N. BIỆT LẠC MẠCH ĐỐC - Lạc của mạch Đốc xuất phát từ huyệt trường cường, chạy theo kinh chính lên đầu, trở xuống vai để nối với kinh Bàng quang và đi vào các cơ vùng này. - Triệu chứng bệnh lý và điều trị: + Thực chứng: cứng cột sống. Điều trị: tả trường cường. + Hư chứng: chóng mặt, kèm nặng đầu. Điều trị: bổ trường cường. Biệt của Đốc mạch tên gọi là trường cường. Bệnh thực thì làm cho cột sống cứng; bệnh hư sẽ bị chứng đầu nặng, đầu choáng váng” (Linh khu, thiên Kinh mạch). O. ĐẠI LẠC CỦA TỲ (ĐẠI BAO)
  6. - Xuất phát từ huyệt đại bao (nằm ở liên sườn 6, cách 6 thốn dưới hõm nách): đây là một hệ thống các nhánh nhỏ phân nhánh khắp vùng ngực và nối với tất cả các lạc của cơ thể. - Triệu chứng bệnh lý và điều trị: + Thực chứng: đau lan tỏa toàn thân. Điều trị: tả đại bao. + Hư chứng: khớp lỏng lẻo. Điều trị: bổ đại bao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2