intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biết lắng nghe sẽ giúp trẻ giảm stress

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

87
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Stress ở trẻ có thể coi như tình trạng cảm thấy bị quá tải một vấn đề nào đó. Đặc biệt khi chúng không thể tìm ra những biện pháp giải quyết hiệu quả thì bố mẹ sẽ giúp chúng thoát khỏi tình trạng này. Phải đối mặt với hàng đống bài tập ở lớp, ở nhà, trẻ nhỏ thường cảm thấy căng thẳng, đặc biệt là đôi khi lại phải gánh chịu những bực tức của người lớn trẻ nhỏ lại càng cảm thấy "stress". Lúc này, bố mẹ có thể không có khả năng ngăn cản con...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biết lắng nghe sẽ giúp trẻ giảm stress

  1. Biết lắng nghe sẽ giúp trẻ giảm stress Stress ở trẻ có thể coi như tình trạng cảm thấy bị quá tải một vấn đề nào đó. Đặc biệt khi chúng không thể tìm ra những biện pháp giải quyết hiệu quả thì bố Ảnh: inmagine.com mẹ sẽ giúp chúng thoát khỏi tình trạng này. Phải đối mặt với hàng đống bài tập ở lớp, ở nhà, trẻ nhỏ thường cảm thấy căng thẳng, đặc biệt là đôi khi lại phải gánh chịu những bực tức của người lớn trẻ nhỏ lại càng cảm thấy "stress". Lúc này, bố mẹ có thể không có khả năng ngăn cản con khỏi trạng thái chán
  2. nản, buồn bã hay cáu giận, nhưng những gì bạn có thể làm là đem đến cho con những biện pháp giúp chúng thoát khỏi vấn đề. Biểu hiện sự quan tâm bằng lời Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn bằng những lời hỏi han như: “Hình như con vẫn buồn về chuyện hôm qua à?”. Những câu nói như vậy sẽ có ích hơn là: “Lại chuyện gì nữa? Chẳng nhẽ con vẫn buồn về chuyện đó sao?”. Những câu nói như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy như bị chỉ trích, phê bình. Những sự quan tâm nhỏ như vậy thôi cũng thể hiện rằng bạn thực sự mong muốn lắng nghe nhiều hơn từ con. Lắng nghe trẻ Hãy hỏi trẻ về sự việc. Lắng nghe chăm chú và điềm tĩnh, cùng với sự nhiệt tình, cởi mở, kiên nhẫn và quan tâm. Tránh mọi bình phẩm, phán xét, rao giảng, thay vì vậy hãy nói với con nên làm như thế nào. Hãy lắng nghe cảm xúc của trẻ. Động viên, khuyến khích con nói rõ hết sự việc bằng cách đặt ra những câu hỏi tế nhị. Hãy tận dụng thời gian của cả hai phía để có được sự đồng cảm cao nhất.
  3. Hãy đưa ra một vài ý kiến ngắn gọn về cảm giác của trẻ sau khi lắng nghe. Những câu nói như: “ Bạn ấy làm con buồn lắm phải không?” hoặc “Các bạn không cho con chơi cùng phải không?”. Những câu nói như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy được quan tâm hơn. Cảm nhận được sự đồng cảm và lắng nghe sẽ giúp kết nối trẻ gần hơn với cha mẹ. Điều này thật sự cần thiết và quan trọng với chúng trong những thời điểm như thế này. Định hình cảm xúc Rất nhiều trẻ không thể nói ra được cảm giác của chúng. Nếu trẻ đang cáu giận và chán nản, bạn hãy nói ra với trẻ cụ thể tên của cảm giác đó để giúp trẻ định hình được cảm xúc của mình bằng lời. Những cảm giác được gọi tên cụ thể sẽ giúp trẻ thể hiện và trò chuyện dễ dàng hơn. Nhận thức về cảm xúc chính là sự nhận ra những cung bậc tình cảm của chính bản thân mình, từ đó trẻ đã có khả năng phân biệt và xác định rõ mình đang cảm thấy gì, như thế nào. Những trẻ đã có khả năng này dễ đạt tới sự trưởng thành trong cách cư xử, tự chúng sẽ biết phải hành động và giải quyết việc của mình mà không phải chia sẻ với ai khác.
  4. Đề xuất giải pháp cho trẻ Hãy gợi ý một số hoạt động có thể giúp trẻ cảm thấy khá hơn, và đồng thời giải quyết được cả vấn đề của chúng. Khuyến khích trẻ tự nghĩ ra cho mình một vài ý tưởng, đừng làm hộ hoàn toàn. Sự chủ động của trẻ sẽ nuôi dưỡng lòng tin cho chúng. Hãy đề ra một vài ý kiến hay và hỏi trẻ “Con nghĩ làm thế này có được không?”. Đôi khi chỉ đơn giản là trò chuyện, lắng nghe và thấu hiểu, cũng có thể làm tan biến mọi chán nản của trẻ. Đối với những tình huống khác, bạn có thể thay đổi nhiều chủ đề nói chuyện hướng tới những yếu tố tích cực và tăng thêm sự thư giãn cho con. Nên lưu ý một điều, đừng làm căng quá một vấn đề vốn không đáng phải như vậy. Im lặng ở bên trẻ. Nhiều khi trẻ không muốn nói nhiều về những thứ đang làm phiền chúng. Hãy tôn trọng điều đó, tạo không gian riêng cho con nhưng vẫn luôn thể hiện sự có mặt của bạn và luôn sẵn sàng nếu con cần. Kể cả khi trẻ không muốn nói chuyện, chúng cũng không muốn phải ở một mình. Bạn
  5. có thể giúp trẻ cảm thấy khá hơn khi luôn có mặt ở gần con. Nếu như bạn nhận thấy sự lo lắng căng thẳng rõ rệt ở trẻ mà chúng vẫn không muốn nói chuyện, hãy kích thích tạo cảm hứng về một việc gì đó mà hai mẹ con có thể làm cùng nhau. Cùng đi dạo, xem một bộ phim, nướng bánh, hay đi mua sắm. Thật sự tuyệt khi biết rằng sự có mặt của bạn có ý nghĩa thế nào đối với trẻ phải không? Hãy kiên nhẫn Thật đau lòng khi phải nhìn con bạn buồn bã và lo lắng. Nhưng hãy cố gắng làm dịu bớt sự nóng lòng của bạn. Thay vào đó, tập trung vào việc giúp chúng tự giải quyết vấn đề của mình. Những đứa trẻ biết đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, biết phân biệt cảm xúc của mình, bình tĩnh khi cần thiết, biết đứng lên khi vấp ngã mới có thể tự lập được. Hãy nhớ rằng bạn có thể giải quyết mọi việc giúp con, nhưng bạn không thể ở cạnh con suốt cả cuộc đời để làm việc đó. Tuy vậy, học được những cách tự xoay sở , trẻ sẽ vững vàng trước mọi khó khăn trong cuộc đời .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2