Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án
lượt xem 3
download
TaiLieu.VN xin giới thiệu đến các bạn Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án được tổng hợp từ các trường THPT khác nhau như: THPT Trần Đại Nghĩa, THPT Ngô Gia Tự, THPT Chu Văn An, THPT Nguyễn Trân,... Đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh để chuẩn bị kiến thức cho kì thi học kì sắp đến.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án
- BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 NĂM 2022-2023 CÓ ĐÁP ÁN
- Mục lục 1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Gia Định, HCM 2. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án – Sở GD&ĐT Bắc Ninh 3. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam 4. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai 5. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị 6. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Lương Thế Vinh 7. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Nguyễn Dục 8. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Nguyễn Trân 9. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Trần Đại Nghĩa 10. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Ngô Gia Tự
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II (NĂM HỌC: 2022 – 2023) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: NGỮ VĂN – Khối: 10 TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Cây roi gia pháp thời toàn cầu hóa “[…] (1) Gia đạo, có người nói đó là “con đường” của một gia đình. Con đường ấy có thể được thừa hưởng từ các thế hệ trước, hay do chính thế hệ của mình ý thức tạo dựng nên. Còn gia pháp, trong mường tượng của nhiều người cũng tựa như một cây roi bên cạnh bàn thờ tổ tiên, không dùng để đánh mắng con cái bao giờ nhưng lúc nào cũng có tác dụng nhắc nhở, răn đe, hướng dẫn con cháu trở về con đường đúng đắn. Nghe những điều này có vẻ hơi hoài cổ. Nhưng càng hiện đại thì càng cần phải sàng lọc và gìn giữ những nếp nhà, tuy xưa cũ nhưng vẫn còn nguyên giá trị. Từ nếp nhà này cộng với những giá trị phổ quát từ thế giới mới có thể hình thành một “gia đạo hội nhập” cho con cháu thời nay. (2) Gia đạo là những thứ mà một gia đình đã dày công tạo dựng và lưu truyền qua nhiều thế hệ để hình thành nên bản sắc của chính gia đình ấy. Gia đạo là việc nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc lớn lên với lời cha dặn: “Nghệ sĩ chân chính thì không hơn thua nhau nơi cánh gà”. Gia đạo cũng là việc có những bạn thủ khoa chia sẻ: “Em được may mắn sinh ra trong một gia đình hiếu học”. Hay có lúc gia đạo chỉ đơn giản là việc một cô nhân viên nổi trội và được yêu mến trong tổ chức vì luôn tâm niệm lời mẹ dạy: “Ở nhà với mẹ thì sao cũng được, nhưng ra đường thì phải luôn nhớ: Ăn thì nhường mà làm thì giành”. (3) Gia đạo, một cách văn vẻ, là những giá trị làm nên một gia đình, là những thứ mà vì nó và để bảo vệ nó, các thành viên sẵn lòng hi sinh mọi thứ khác. Gia đạo sẽ làm một gia đình được kính trọng hoặc bị coi khinh. Đó cũng là thứ làm cho những đứa con sinh ra, lớn lên và cảm thấy tự hào về gia đình mình. […] (4) Nếu chúng ta không thể thay đổi được cả xã hội hay cả tổ chức thì ít nhất chúng ta cũng có thể quyết định việc thay đổi bản thân mình và thay đổi gia đình mình thông qua việc tái xác lập gia đạo. Và đến lượt chính gia đạo này sẽ quyết định số phận tương lai của gia đình và cả các thế hệ con cháu mai sau của chúng ta.” Theo Giản Tư Trung (https://www.giantutrung.vn/bai-viet/cay-roi-gia-phap-thoi-toan-cau-hoa/21) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định 02 phương thức biểu đạt của văn bản trên. (1.0 điểm) Câu 2. Theo tác giả, nói một cách văn vẻ thì gia đạo được hiểu là gì? (0.5 điểm) Câu 3. “Từ nếp nhà này cộng với những giá trị phổ quát từ thế giới mới có thể hình thành một “gia đạo hội nhập” cho con cháu thời nay”. Anh/chị hãy thay từ “cộng” bằng một từ Hán – Việt có ý nghĩa tương đương? (1.0 điểm) Câu 4. Tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu văn sau: (1.5 điểm) “Còn gia pháp, trong mường tượng của nhiều người cũng tựa như một cây roi bên cạnh bàn thờ tổ tiên, không dùng để đánh mắng con cái bao giờ nhưng lúc nào cũng có tác dụng nhắc nhở, răn đe, hướng dẫn con cháu trở về con đường đúng đắn”.
- Câu 5. Theo anh/chị, việc trích lời chia sẻ của nghệ sĩ Thành Lộc, bạn thủ khoa, cô nhân viên ở đoạn văn (2) có vai trò gì? (1.0 điểm) Câu 6. Từ thực tế cuộc sống, anh/chị hãy nêu ít nhất hai việc làm của bản thân để gìn giữ truyền thống gia đình. (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (4.0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên qua 4 câu thơ mà anh/chị ấn tượng trong bài Ngôn chí 20. Ngôn chí 20 Diễn ý từng câu: Dấu người đi là đá mòn, Lối đi ở đây là những con đường đá do chân người đi nhẵn, Đường hoa vướng vít trúc luồn1. Đường đầy hoa cỏ rậm rạp phải luồn qua các khóm trúc mà đi. Cửa song dãi, xâm hơi nắng, Cửa sổ có chấn song luôn luôn dãi ánh nắng, Tiếng vượn vang kêu cách non. Ở đây có thể nghe tiếng vượn kêu vang từ bên kia núi vọng lại. Cây rợp tán che am mát, Cây cối um tùm rủ bóng che mái am luôn luôn mát mẻ, Hồ thanh2 nguyệt hiện bóng tròn. Trên mặt hồ trong lặng (ban đêm) trăng phản chiếu bóng tròn. Cò nằm, hạc lặn3 nên bầy bạn4, Ở đây, chim cò, chim hạc là bầu bạn, Ủ ấp cùng ta làm cái con5. Thường đến cùng ta sum vầy như cảnh mẹ con. (Thơ văn Nguyễn Trãi, Phan Sĩ Tấn – Trần Thanh Đạm (tuyển chọn), Đỗ Ngọc Toại (dịch nghĩa và chú thích thơ chữ Hán, Khương Hữu Dụng (dịch thơ chữ Hán), NXB Giáo Dục, 1980, trang 21). -------------------- HẾT -------------------- Học sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Học sinh có thể tham khảo thêm nội dung được in dưới đây. * Tác gia Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu Ức Trai, là một tác gia ở thế kỉ XV với những tác phẩm văn học lớn, đặc biệt là văn nghị luận và thơ trữ tình. Ông cũng là một nhà chiến lược quân sự tài ba đã góp công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của Bình Định Vương Lê Lợi. Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện một tấm lòng ưu ái sắt son, một tâm hồn phong phú, nồng hậu yêu thương đối với con người, vạn vật và một nhân cách thẳng ngay, cao thượng. Năm 1980, UNESCO đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới. (Dẫn theo Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập hai – bộ Chân trời sáng tạo, Nguyễn Thành Thi chủ biên, NXB Giáo dục Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh, 2022.) 1 Vướng vít trúc luồn: cây cối um tùm nên muốn đi phải luồn qua các khóm trúc. 2 Hồ thanh: hồ có nước trong xanh. 3 Hạc lặn: còn có bản là hạc lẩn (theo Nguyễn Trãi, Quốc âm Thi tập, Nguyễn Thạch Giang phiên khảo và chú giải, NXB Thuận Hóa, Huế, 2000, tr.80). Cả hai đều có nghĩa là hạc trốn ở nơi vắng. Ý câu thơ: cò nằm ở bãi, hạc lẩn trong cây là bạn bè của mình. 4 Bầy bạn: từ cổ chỉ bầu bạn. Người xưa cho cò, hạc là những loài chim trong sạch, thanh cao, bạn thân của người đi ở ẩn. 5 Cái con: mẹ con. Ở đây chỉ tính thân mật như mẹ con.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II (NĂM HỌC: 2022 – 2023) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: NGỮ VĂN – Khối: 10 TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC (Đáp án có 02 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 Phương thức biểu đạt được sử dụng là: nghị luận, biểu cảm, tự sự. 1.0 - Trả lời đúng 01 phương thức biểu đạt: 0.5 điểm - Trả lời đúng 02 phương thức biểu đạt: 1.0 điểm 2 Theo tác giả, nói một cách văn vẻ gia đạo “là những giá trị làm nên một gia đình, là 0.5 những thứ mà vì nó và để bảo vệ nó, các thành viên sẵn lòng hi sinh mọi thứ khác”. - Học sinh trả lời đầy đủ ý: 0.5 điểm - Học sinh chỉ trả lời ½ ý: 0.25 điểm 3 “Từ nếp nhà này cộng với những giá trị phổ quát từ thế giới mới có thể hình thành một 1.0 “gia đạo hội nhập” cho con cháu thời nay”. Anh/chị hãy thay từ “cộng” bằng một từ Hán – Việt có ý nghĩa tương đương. Học sinh có thể thay từ “cộng” bằng các từ Hán Việt khác nhau, chỉ cần đảm bảo đúng ý nghĩa. Một số từ gợi ý như: kết hợp, phối hợp, kết nối, nối kết, liên kết,… 4 Tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu văn sau: 1.5 “Còn gia pháp, trong mường tượng của nhiều người cũng tựa như một cây roi bên cạnh bàn thờ tổ tiên, không dùng để đánh mắng con cái bao giờ nhưng lúc nào cũng có tác dụng nhắc nhở, răn đe, hướng dẫn con cháu trở về con đường đúng đắn”. Học sinh chọn 01 trong số những biện pháp sau: a. Biện pháp tu từ: so sánh - “Còn gia pháp (trong mường tượng của nhiều người) cũng tựa như một cây roi bên cạnh bàn thờ tổ tiên.” - Tác dụng: làm cho khái niệm gia pháp trở nên cụ thể, dễ hình dung hơn, gây ấn tượng và tăng tính biểu cảm; đồng thời làm nổi bật vai trò, ý nghĩa răn đe, nhắc nhở của gia pháp cũng giống như sự dạy bảo, khuyên răn của ông bà tổ tiên. b. Biện pháp tu từ: ẩn dụ - Hình ảnh “cây roi” - Tác dụng: tạo liên tưởng, kích thích trí tưởng tượng, giúp cho diễn đạt thêm phần gợi cảm, gợi hình đồng thời làm nổi bật vai trò, ý nghĩa răn đe, nhắc nhở của gia pháp trong đời sống, cách hành xử của mỗi cá nhân. b. Biện pháp tu từ: liệt kê - “… lúc nào cũng có tác dụng nhắc nhở, răn đe, hướng dẫn con cháu trở về con đường đúng đắn”. - Tác dụng: giúp miêu tả chi tiết những tác dụng khác nhau của gia pháp; đồng thời tạo ấn tượng mạnh về hình ảnh và cảm xúc cho người đọc. c. Biện pháp tu từ: chêm xen - “trong mường tượng của nhiều người” (dấu hiệu đặt sau dấu phẩy) Tác dụng: tăng tính hình tượng, bổ sung thông tin cho nhận định của tác giả rằng đây là cách hình dung, cách hiểu của nhiều người về gia pháp. - Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách. Giám khảo chia điểm theo gợi ý sau: + Chỉ ra và gọi tên biện pháp tu từ chính xác: 0.5 điểm + Nêu được tác dụng nghệ thuật: 0.5 điểm + Nêu được tác dụng nội dung: 0.5 điểm 5 Theo anh/chị, việc trích lời chia sẻ của nghệ sĩ Thành Lộc, bạn thủ khoa, cô nhân viên 1.0
- ở đoạn văn (2) có vai trò gì? - Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau, chủ yếu đảm bảo 01 trong số các ý sau: + Giúp cho văn bản trở nên thuyết phục/ tăng độ tin cậy/ tạo nên sự nhất quán bằng các dẫn chứng thực tế. + Các dẫn chứng thực tế tạo tính sắc bén cho lập luận, từ đó giúp tác giả thể hiện rõ chính kiến mà mình đưa ra. + Các dẫn chứng thực tế có tác dụng khiến người đọc, người nghe dễ tán đồng, chia sẻ với tác giả về cách hiểu vai trò của gia đạo và gia pháp trong xã hội hiện đại. 6 Từ thực tế cuộc sống, anh/chị hãy nêu ít nhất hai việc làm của bản thân để gìn giữ 1.0 truyền thống gia đình? - Học sinh có thể trả lời bằng nhiều việc làm khác nhau, chủ yếu đảm bảo tính thuyết phục. - Nêu từ 2 việc làm trở lên: 1.0 điểm - Chỉ nêu được 1 việc làm: 0.5 điểm II NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 4.0 1. Viết bài văn nghị luận cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên qua 4 câu thơ mà anh/chị 4.0 ấn tượng trong bài Ngôn chí 20 của nhà thơ Nguyễn Trãi. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.5 Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0.5 Phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của 4 câu thơ tự chọn về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong bài Ngôn chí 20 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.0 HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu được một số thông tin chính về tác giả, tác phẩm, thể loại,… và nội dung cơ bản của 4 câu thơ được chọn. - Gợi ý đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của bài thơ: + Về nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên núi rừng, thôn xóm gần gũi, thanh bình với con đường mòn, cây cối, hoa cỏ, khóm trúc, bóng trăng nơi đáy nước, tiếng vượn kêu từ bên kia núi,... Cảnh dù ngày hay đêm cũng đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình, được tác giả cảm nhận bằng những rung động tinh tế, tình yêu thiên nhiên thiết tha, tâm hồn rộng mở; mối quan hệ giữa chủ thể trữ tình và thiên nhiên như tri kỉ, như “bầy bạn”, “mẹ con”. + Về nghệ thuật: Bút pháp miêu tả thiên nhiên đặc biệt sống động, cảnh sắc luôn trữ tình, ấm áp, có bóng dáng cuộc sống thanh cao của con người; bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống hiện lên dưới nhiều góc độ và được cảm nhận bằng nhiều giác quan; giọng thơ tha thiết, trìu mến; Nguyễn Trãi có nhiều đóng góp đáng kể trong việc nâng cao nghệ thuật thơ Quốc âm (bài thơ được viết bằng chữ Nôm với thể thất ngôn xen lục ngôn, nhịp thơ linh hoạt, hình ảnh bình dị,…); vận dụng thành công các biện pháp tu từ: liệt kê, nhân hóa, phép đối,… - Người viết thể hiện suy nghĩ, cảm nhận riêng sau khi đọc đoạn thơ (Gợi ý: Đọc đoạn thơ ta thêm trân trọng tấm lòng trìu mến của Nguyễn Trãi đối với thiên nhiên, tạo vật và thêm kính trọng cách sống giản dị, gần gũi của ông; niềm vui tự tại trong cách sống ấy đã giúp ông vượt qua những nghịch cảnh đáng buồn để giữ vững khí tiết, nhân cách cao thượng; tuổi trẻ ngày nay có thể học tập Nguyễn Trãi trên nhiều phương diện…) d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ; 0.5 biết liên hệ những tác phẩm khác cùng đề tài hoặc cùng tác giả… Tổng điểm 10.0
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II BẮC NINH NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường, họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào Con chó nhà mình rất hư Cứ thấy ăn mày là cắn Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… Cửa Lục Thủy, 13-11-1991 (Dặn con, Trần Nhuận Minh *, trích 100 bài thơ hay nhất thế kỉ XX, NXB Giáo dục, 2008, tr.61) * Trần Nhuận Minh sinh năm 1944, quê ở Hải Dương, hiện đang sống và viết tại Quảng Ninh. Thơ ông giản dị, hàm súc, giàu chất nhân văn. Các tác phẩm chính: Đấy là tình yêu (1971); Âm điệu một vùng đất (1980); Nhà thơ và hoa cỏ (1993)… Lựa chọn phương án đúng: Câu 1: Văn bản trên thuộc loại nào? A. Văn bản nghị luận. B. Văn bản thông tin. C. Văn bản văn học. D. Văn bản đa phương thức. 1
- Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? A. Nghị luận. B. Miêu tả. C. Thuyết minh. D. Biểu cảm. Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai? A. Người bố. B. Người con. C. Người hành khất. D. Bố và con. Câu 4. Câu thơ nào sau đây thể hiện rõ nhất hình ảnh người hành khất? A. Dù họ hôi hám úa tàn B. Nhà mình sát đường, họ đến C. Mình tạm gọi là no ấm D. Lòng tốt gửi vào thiên hạ Câu 5. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt hành khất trong bài thơ. A. Tạo sắc thái trầm buồn, thể hiện sự tiếc thương, đau đớn đối với những người bất hạnh. B. Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện sự đồng cảm, tôn trọng đối với những người bất hạnh. C. Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ đối với những người bất hạnh. D. Tạo sắc thái gần gũi, thể hiện sự ngưỡng mộ, trân trọng đối với những người bất hạnh. Câu 6: Dòng nào sau đây thể hiện đúng nội dung của những câu thơ cuối bài: Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… A. Tương lai đen tối, nhiều trở ngại, cần có sự tính toán kĩ lưỡng từ hôm nay. B. Cuộc sống nhiều khó khăn, thử thách, cha sẵn sàng hi sinh tất cả vì tương lai của con. C. Không ai đoán biết trước được tương lai, vì vậy chỉ cần sống cho hôm nay. D. Cuộc sống không ngừng thay đổi, thương người hôm nay là thương mình ngày mai. Trả lời các câu hỏi: Câu 7. Bài thơ gợi cho anh/chị nhớ đến tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn THCS? Câu 8. Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người cha qua những lời dặn dò con. Câu 9. Từ nội dung bài thơ, anh/ chị suy nghĩ gì về cách đối xử với những người bất hạnh trong cuộc sống? (Trả lời trong 4-5 câu). II. VIẾT (4.0 điểm) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1. Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ Dặn con (Trần Nhuận Minh). Đề 2. Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, viết một bài luận (khoảng 500 chữ) thể hiện vai trò của lòng tự trọng đối với mỗi con người trong cuộc sống. ===== Hết ===== 2
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2022-2023 (Hướng dẫn chấm có 03 trang) Môn: Ngữ văn 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 C 0.5 2 D 0.5 3 A 0.5 4 A 0.5 5 B 0.5 6 D 0.5 7 Học sinh có thể trả lời theo hướng: Bài thơ gợi nhớ đến tác phẩm 1.0 Nói với con của nhà thơ Y Phương. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời đúng tên tác phẩm và tác giả đạt: 1.0 điểm - HS trả lời đúng tên tác phẩm hoặc tác giả đạt 0.5 điểm 8 Cảm nhận về nhân vật người cha qua những lời dặn dò con: 1.0 HS có thể trả lời theo hướng: Là người có tấm lòng nhân ái, lối ứng xử tinh tế, trải đời, yêu thương con, có cách giáo dục con đúng đắn, gần gũi, nhẹ nhàng, nhưng nghiêm khắc, sâu sắc… Hướng dẫn chấm: - HS có cách diễn đạt tương đương, sử dụng các từ đồng nghĩa, gần nghĩa vẫn đạt điểm tối đa. 9 HS trình bày được suy nghĩ cá nhân, có lí giải phù hợp với chuẩn 1.0 mực đạo đức và pháp luật. Có thể trả lời theo hướng: Cần đối xử một cách trân trọng, yêu thương, đồng cảm, bao dung, sẻ chia, giúp đỡ… đối với những người bất hạnh trong cuộc sống,. Hướng dẫn chấm: - HS có cách diễn đạt tương đương đạt điểm tối đa. II VIẾT 4.0 1 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0.5 Nội dung, nghệ thuật của bài thơ Dặn con . c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5 HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ Dặn con (tác giả Trần Nhuận Minh), thể loại, hoàn cảnh ra đời, đề tài, ý nghĩa nhan đề …) 3
- * Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của bài thơ: + Nội dung: Khắc họa bức chân dung người hành khất hôi hám úa tàn với thái độ trân trọng, cảm thông, bài thơ là lời dặn dò chân thành, tha thiết của người cha đối với con về lòng nhân ái, sự bao dung, sẻ chia, đồng cảm…, về cách ứng xử đúng đắn, có văn hóa trước những số phận bất hạnh, kém may mắn trong cuộc đời; đồng thời thể hiện sự chiêm nghiệm sâu sắc, tinh tế của nhà thơ về giá trị của việc cho đi, của lối sống tình nghĩa, thương người, thương đời… + Nghệ thuật: Thể thơ tự do phóng khoáng, linh hoạt với nhịp điệu chậm rãi, hình ảnh thơ dung dị, tự nhiên, giọng điệu chân thành, nhẹ nhàng, giàu xúc cảm, sâu lắng, cùng việc sử dụng kết hợp các từ Hán Việt, phép điệp cấu trúc, nhân hóa… đã thể hiện được những đặc trưng của thể loại thơ trữ tình. * Khẳng định giá trị tư tưởng và thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ: Thể hiện triết lý sống đúng đắn, tích cực, nhân văn, tác phẩm đã thành công khắc họa vẻ đẹp tâm hồn, làm rõ hơn phong cách sáng tác của nhà thơ Trần Nhuận Minh . d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0.5 diễn đạt mới mẻ. 2 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0.5 Vai trò của lòng tự trọng đối với mỗi con người trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5 HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu vấn đề cần bàn luận * Giải thích - Lòng tự trọng là sự ý thức, coi trọng, tin tưởng, bảo vệ, biết nỗ lực phát huy, khẳng định năng lực, giá trị, danh dự, phẩm chất, nhân cách của chính bản thân. -> Đây là một đức tính quan trọng, mang lại nhiều ý nghĩa tích cực cho con người. * Thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm về vai trò của lòng tự trọng - Lòng tự trọng là thước đo, là tiêu chí làm nên giá trị của một con người. - Xuất phát từ sự thấu hiểu và trân trọng chính mình, lòng tự trọng giúp ta sống đúng lương tâm, trách nhiệm, đạo đức, pháp luật; nhận ra những hạn chế của chính mình, không ngừng hoàn thiện bản thân; có thái độ ứng xử đúng đắn, nhân văn; luôn được mọi người tin tưởng, yêu thương… - Chứng minh: Nêu và phân tích các ví dụ trong cuộc sống. 4
- - Cần phân biệt giữa tự trọng và tự cao, tự đại, tự phụ … vốn là những thói quen xấu đối với con người; không nên vì những lợi ích trước mắt của bản thân mà tự hạ thấp mình, đánh mất đi lòng tự trọng vốn có,… * Khẳng định ý nghĩa, nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong việc giữ gìn, tạo lập lòng tự trọng ở mỗi người. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0.5 diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10.0 5
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 10 Mức độ nhận thức Nội Kĩ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TT dung/đơn vị năng (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) Tổng kiến thức TN TL TN TL TN TL TN TL Nghị luận 1 Đọc hiện đại. 4 0 3 1 0 2 0 0 10 câu Thơ Tỉ lệ % 20 15 10 15 0 0 60 2 Viết NLVH: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá vai trò của nhân vật trong 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 việc thể hiện chủ đề của tác phẩm truyện Tỉ lệ % 10 10 10 10 40 Tổng (Tỉ lệ %) 30 35 25 10 100 BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 10 Thời gian làm bài: 90 phút TT Kĩ Nội Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ năng dung/Đơn Nhận Thông Vận Vận vị kiến biết hiểu dụng dụng Tổng thức cao 1 Đọc Nghị Nhận biết: 4 TN 3TN 1 2 TL 0 10 luận hiện - Nhận diện kiểu loại văn bản TL đại thông tin. - Nhận biết phương thức biểu
- đạt, biện pháp chêm xen, liệt kê, biện pháp tu từ. - Nhận diện phương tiện ngôn ngữ trong văn bản/đoạn trích - Xác định thông tin nêu trong văn bản/đoạn trích. Thông hiểu: - Hiểu được nội dung chính của văn bản/đoạn trích - Hiểu được quan điểm, tư tưởng của người viết. - Hiểu được tác dụng của cáctừ ngữ, hình ảnh, số liệu, biện pháp tu từ. Vận dụng: - Trình bày được quan điểm, ý kiến, tư tưởng nhận thức của cá nhân. - Thông điệp/bài học rút ra từ văn bản/đoạn trích. Thơ Nhận biết: (Ngữ liệu - Nhận biết được thể thơ, ngoài phương thức biểu đạt, phong SGK) cách ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ. - Nhận biết được những hình ảnh tiêu biểu, các phép tu từ, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình, nhịp điệu, giọng điệu trong bài thơ. - Nhận biết các thông tin trong bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ. - Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp và
- các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. - Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân do bài thơ gợi ra. - Lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu 2 Viết NLVH: Nhận biết: 1 Viết văn - Xác định kiểu bài nghị bản nghị luận, vấn đề cần nghị luận. luận phân - Giới thiệu được tác giả, tác tích, đánh phẩm, đoạn trích văn xuôi. giá vai - Nêu được nội dung, chủ đề, trò của hình tượng nhân vật của đoạn nhân vật trích ... trong việc Thông hiểu: thể hiện - Phân tích vềnhân vật(hoàn chủ đề cảnh, lời nói, hành động, nội của tác tâm, tính cách, con người…) phẩm và mối quan hệ giữa các nhân truyện vậtdựa trên cứ liệu dẫn ra từ tác phẩm. - Phân tích vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện. Vận dụng: - Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để nhận xét, đánh giá vấn đề.
- Vận dụng cao: - So sánh , liên hệ với thực tiễn, rút ra ý nghĩa đối với cuộc sống. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục. Tổng 11 Tỉ lệ % 30 35 25 10 100 Tỉ lệ chung 65 35 100
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II, NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 (Đề chính thức) Thời gian: 90 phút(không kể thời gian giao đề). I. PHẦN ĐỌC- HIỂU(6.0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: "Mỗi năm có khoảng 236.000 người tử vong do đuối nước và đuối nước là một trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 5 đến 14 tuổi. Để đánh dấu Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước lần đầu tiên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Vận động Chính sách Y tế toàn cầu cùng nhấn mạnh hậu quả nghiêm trọng và sâu sắc của đuối nước đối với gia đình và cộng đồng, từ đó kêu gọi sự phối hợp đa ngành cho các giải pháp cứu sống sinh mạng. Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc lần đầu tiên trong lịch sử đã thông qua Nghị quyết về vấn đề đuối nước toàn cầu vào tháng 04 năm 2021 và lựa chọn ngày 25 tháng 07 hàng năm là Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước. Chủ đề của năm nay là “Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đuối nước, nhưng hoàn toàn có thể phòng chống!” Trong thập kỉ vừa qua, đuối nước cướp đi sinh mạng của hơn 2,5 triệu người trên toàn cầu. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 236.000 người tử vong do đuối nước và đuối nước là một trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 5 đến 14 tuổi. Con số nghiêm trọng này còn chưa bao gồm số người tử vong do tai nạn giao thông đường thủy và thảm họa, thiên tai. Tại Việt Nam, mặc dù kết quả ban đầu đáng khích lệ với việc giảm trung bình 100 trường hợp trẻ em đuối nước mỗi năm nhưng đuối nước vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em." Tạo môi trường an toàn để phòng chống đuối nước ở trẻ em (Nguồnhttp://tongdai111.vn/tin/257-ngay-the-gioi-phong-chong-duoi-nuoc) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Đoạn trích trên thuộc kiểu loại văn bản thông tin nào? A. Báo cáo B. Bản tin C. Thư từ D. Diễn văn Câu 2: Trong câu in đậm của đoạn trích, người viết đã sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Liệt kê D. Hoán dụ Câu 3: Đoạn trích sử dụng dạng phương tiện giao tiếp nào? A. Ngôn ngữ B. Phi ngôn ngữ C. Ngôn ngữ kí hiệu D. Ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
- Câu 4: Câu in đậm trong văn bản được gọi là: A. Phần ý chính B. Phần sa - pô C. Lời giới thiệu D. Phần Sonata Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? A. Bàn luận về những vụ đuối nước thương tâm xảy ra ở trẻ em từ độ tuổi 5-14 thông qua số liệu cụ thể. B. Cảnh báo tình trạng đuối nước ở trẻ em và hưởng ứng Ngày Thế giới thế giới phòng, chống đuối nước. C. Bàn về chủ đề: Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đuối nước, nhưng hoàn toàn có thể phòng chống trong Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước. D. Cảnh báo tình trạng đuối nước ở trẻ em tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất khi nói về tác dụng của những số liệu được người viết đưa vào trong đoạn trích. A. Giúp đảm bảo tính chính xác, khách quan, nhấn mạnh được tỉ lệ người đuối nước rất cao. B. Giúp người đọc dễ tiếp nhận, ghi nhớ thông tin, nắm bắt được số người đuối nước nhanh chóng. C. Giúp bài viết thêm sinh động, tăng thêm hiệu quả tác động đối với người đọc. D. Giúp nhấn mạnh tỉ lệ tử vong do đuối nước trên toàn cầu rất cao. Câu 7: Hành động thiết thực nhất cần phải làm để phòng chống đuối nước ở trẻ em là gì? A.Các bậc phụ huynh cần có sự giám sát chặt chẽ con em của mình. B. Cần có sự phối hợp đa ngành, đa các cấp cho các giải pháp cứu sống sinh mạng ở trẻ em. C. Nghiêm cấm trẻ đến những nơi ao, hồ, sông, suối một mình khi không có người lớn. D. Tăng cường dạy kĩ năng bơi lội, kĩ năng an toàn để phòng chống đuối nước ở trẻ. Câu 8: Anh/chị có đồng tình với chủ đề “Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đuối nước, nhưng hoàn toàn có thể phòng chống!” không? Vì sao? Câu 9: Anh/chị hãy cho biết, vì sao trẻ em là đối tượng dễ bị đuối nước nhiều hơn cả? Câu 10: Nếu được cùng các cơ quan chức năng chung tay phòng chống đuối nước, em sẽ làm những gì? II: PHẦN LÀM VĂN(4.0 điểm) Dựa vào đoạn trích bên dưới, anh(chị) hãy viết bài văn nghị luận (600 từ) phân tích hoàn cảnh, số phận của hai chị em Ninh và Đật. Từ đó rút ra chủ đề truyện ngắn "Từ ngày mẹ chết" của nhà văn Nam Cao. "Lại còn cái ông Đật nữa! Đi đâu mà mãi thế này? Ý dáng lại lẩn sang nhà bác Vụ. Còn sang làm gì? Gạo của thầy1 đã hết từ đời nào. Bác ấy phải cho ăn lận nhà bác ấy năm, sáu bữa. Nhà bác ấy cũng túng. Chồng chết đi, để lại đẫy bốn con. Bốn đứa cũng lúc nhúc như Ninh và Đật. Bác ấy nuôi được chúng nó cũng đến điều vất vả. Còn lấy gì mà nuôi cả Ninh và Đật nữa? Bác ấy đã phải bảo Ninh: "Cháu về mà đi tìm thầy, nhà bác cũng hết gạo rồi, nếu thầy không đưa thêm cho bác thì bác lấy gì thổi cho chúng mày? Các anh cũng đói…". Thế là Ninh đủ hiểu. Bác ấy muốn bảo: "Chúng mày liệu sao thì liệu, đừng ăn rình nhà tao mãi!". Ninh đưa em về. Tìm thầy, thì biết đâu mà tìm được? Ninh chẳng tìm. Không có ăn thì nhịn! Ninh nhịn từ bữa chiều hôm qua. Đật khóc, Ninh đi moi được một củ dong về nướng. Đật một nửa. Ninh một nửa. Ninh bảo Đật ăn cho đỡ đói thôi, còn cố nhịn, đợi thầy về, ăn nữa. Nhưng Đật không nhịn được. Đật chạy sang nhà bác Vụ. Bác ấy phải lấy trộm nắm cơm tối của thằng cu Chúc nhà bác ấy, đưa cho Đật, Đật mới ăn được một miếng thì Chúc biết. Chúc chạy vào nhà tìm nắm cơm của nó. Thấy mất, nó biết là nắm cơm của nó đương ở trong tay Đật. Nó chạy theo, giằng lại. Đật mất ăn, mếu xệch mồm đi, chạy về. Ninh đứng ở hè bên này, trông rõ cả. Ninh tức lắm. Chẳng biết tức Chúc hay tức Đật. Chỉ biết Ninh nghẹn ngào cả cổ. Vừa thấy Đật, Ninh nhảy xổ lại, tát đen đét vào má Đật. Đật òa lên khóc. Ninh òa khóc theo. Một lát sau, Ninh nghĩ thương em quá, Ninh lại đi tìm dong, nhưng hết. Ninh moi luôn một củ ráy. Ráy nước, ăn ngứa lắm. Nhưng đói còn biết gì là ngứa? Ninh đem về nướng. Ninh gọi Đật về, lau nước mắt, rồi chị em ăn ráy nước. Đật ăn tợn lắm, chẳng thấy kêu ca gì cả. Ninh rơi nước mắt. Ninh
- dặn em: "Từ giờ đừng ăn cơm nhà thằng Chúc nữa". Đật gật đầu. Thế mà hôm nay nó lại lần sang nhà bác Vụ. Có bực mình hay không?" (Từ ngày mẹ chết, Truyện ngắn chọn lọc Nam Cao, NXB Văn Học,1964) (1) Thầy: Người thân sinh ra ta (cách gọi của người miền Bắc xưa), cùng nghĩa với cha, ba, bố. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: NGỮ VĂN 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0.5 2 C 0.5 3 D 0.5 4 B 0.5 5 B 0.5 6 A 0.5 7 D 0.5 8 Gợi ý: 0.5 * Có. * Vì: - Đuối nước là một loại tai nạn không chừa bất kì một ai, ai cũng có nguy cơ bị đuối nước, kể cả vận động viên bơi lội - Nhưng chúng ta có thể phòng chống được nếu chúng ta có những kĩ năng cơ bản và cần thiết Hướng dẫn chấm: - HS có thể trả lời theo quan điểm của mình và có cách lí giải phù hợp: 0,5 điểm - HS trả lời theo quan điểm của mình nhưng không lí giải: 0,25 điểm - HS không trả lời: 0,0 điểm 9 - Do bản tính hiếu động, tò mò; thích bơi, lội, nghịch nước. 1.0 - Chưa nhận thức được sự nguy hiểm của ao, hồ, sông, suối. - Sự lơ là, chủ quan của người lớn. - Không có kĩ năng bơi lội cũng như kĩ năng xử lí tình huống khi bị ngạt nước. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc tương đương: 1.0 điểm/mỗi ý 0.25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 10 - Kêu gọi mọi người tăng cường tham gia học bơi và những kĩ năng xử lí tình huống khi 1.0 bơi lội. - Khuyến cáo mọi gia đình nên che chắn những nơi có nguồn nước sâu, nguy hiểm, dễ tiềm ẩn nguy cơ đuối nước.
- - Nhắc nhở các bậc phụ huynh luôn theo dõi, giám sát con em mình khi cho con đi bơi. - Khuyến khích các bạn/em không nên tự ý đến những khu vực sông, suối, ao, hồ khi chưa có sự đồng tình của người lớn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng hoặc tương đương như đáp án: 1,0 điểm/mỗi ý 0.25 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 Hoàn cảnh, số phận của hai chị em Ninh và Đật. Từ đó rút ra chủ đề chính của tác phẩm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: * Khái quát nội dung đoạn trích: Cuộc sống thiếu thốn, cơ cực, phải kiếm tìm miếng ăn hằng ngày của hai chị em Ninh và Đật kể từ khi mẹ chết, thầy bỏ đi biệt tích. * Hoàn cảnh, số phận của nhân vật (tập trung phân tích thông qua: lời nói, hành động và 0,25 nội tâm của nhân vật) - Hoàn cảnh: Cảnh đời bơ vơ, lạc lõng. Hết sức khó khăn, nghèo khổ đầy tai ương. 1.5 + Mồ côi mẹ, cha bỏ đi, thiếu một gia đình trọn vẹn. Phụ thuộc vào cuộc sống của người khác. + Luôn phải chống chọi đối diện với cái đói. Bị đày đọa đến khổ sở vì miếng ăn. + Héo mòn, chết mòn - Số phận: + Cay đắng, tủi nhục, tù túng, kém may mắn, bất hạnh. + Thân phận nhỏ bé và bất lực. - Thái độ của tác giả: + Xót thương, đồng cảm + Lên án, phê phán lối sống vô tâm, vô trách nhiệm của người cha cũng như xã hội. * Chủ đề: Sự khó khăn, cơ cực trong cuộc sống trẻ thơ. Sự thảm thương, đắng cay của thân 0.5 phận con người trong xã hội Việt Nam trước 1945. Qua đó thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. * Nghệ thuật: + Truyện được kể ở ngôi thứ 3 với cái nhìn khách quan và có tầm bao quát rộng. + Diễn biến tâm lí nhân vật được khắc họa rõ nét + Ngôn ngữ, hình ảnh gần gũi, bình dị 0,25 + Giọng kể đầy sự chua xót, thương cảm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 4154 | 116
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
14 p | 1676 | 89
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
13 p | 938 | 75
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
14 p | 513 | 71
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 593 | 66
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
14 p | 663 | 51
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 491 | 41
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
18 p | 390 | 35
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1236 | 34
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
11 p | 436 | 33
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 587 | 25
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 310 | 16
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 256 | 12
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án)
47 p | 176 | 12
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2015-2016
19 p | 104 | 5
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Toán lớp 12 năm 2019-2020 (có đáp án)
100 p | 58 | 5
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2015-2016
18 p | 122 | 5
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2019-2020 (có đáp án)
78 p | 42 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn