intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bồ Kết - Vị Thuốc Hay

Chia sẻ: Ka Ka | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

108
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu bị nghẹt mũi, khó thở hoặc viêm xoang, bạn có thể đốt quả bồ kết, xông khói vào mũi. Mũi sẽ thông và dễ thở hơn. Bồ kết còn gọi là bồ kếp, chùm kết, tên khoa học là gleditsia australis. Quả thường được dùng để gội đầu. Các bộ phận có thể dùng làm thuốc gồm: Quả (tạo giác): Khi dùng phải bỏ hạt, dùng sống hoặc tẩm nước cho mềm, sấy khô. Có khi đốt thành than, tán bột. Hạt (tạo giác tử): Thu ở quả già đã phơi hay sấy khô. Gai (tạo giác thích): Chứa các hoạt chất kháng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bồ Kết - Vị Thuốc Hay

  1. Bồ Kết - Vị Thuốc Hay Nếu bị nghẹt mũi, khó thở hoặc viêm xoang, bạn có thể đốt quả bồ kết, xông khói vào mũi. Mũi sẽ thông và dễ thở hơn.
  2. Bồ kết còn gọi là bồ kếp, chùm kết, tên khoa học là gleditsia australis. Quả thường được dùng để gội đầu. Các bộ phận có thể dùng làm thuốc gồm: Quả (tạo giác): Khi dùng phải bỏ hạt, dùng sống hoặc tẩm nước cho mềm, sấy khô. Có khi đốt thành than, tán bột. Hạt (tạo giác tử): Thu ở quả già đã phơi hay sấy khô. Gai (tạo giác thích): Chứa các hoạt chất kháng khuẩn và nấm. Nước sắc gai bồ kết có tác dụng ức chế tụ cầu vàng. Theo Đông y, quả bồ kết vị cay, mặn, tính ôn, hơi có độc, có tác dụng thông khiếu, khử đờm, tiêu thũng, gây hắt hơi; dùng làm thuốc tiêu đờm, gây nôn và thông đại tiện, sát trùng. Chủ yếu nó được dùng điều trị trúng phong, cấm khẩu, tiêu thực, hạ suyễn, sáng mắt. Liều dùng 0,5-1 g/ngày dưới dạng thuốc bột, hoặc đốt thành than để dùng, hoặc thuốc sắc.
  3. Hạt có vị cay, tính ôn, có tác dụng thông đại tiện, điều trị mụn nhọt. Liều dùng 5- 10 g/ngày, dưới dạng thuốc sắc. Gai có vị cay, tính ôn, có tác dụng tiêu thũng, sát trùng, giảm sưng vú, làm xuống sữa. Liều dùng 5-10 g/ngày dưới dạng thuốc sắc. Cả quả, hạt, lá và vỏ cây bồ kết đều có độc tính. Tính độc chỉ cao khi dùng làm thuốc mà không sao hay nướng thật vàng hoặc đốt thành than (dùng sống). Triệu chứng ngộ độc là tức ngực, nóng rát ở cổ, nôn ói; sau đó tiêu chảy, tiêu ra nước có bọt, đau đầu, mệt mỏi, chân tay rã rời. Các đơn thuốc kinh nghiệm có bồ kết Trúng phong, cấm khẩu, hôn mê, bất tỉnh: Dùng quả bồ kết (cả hạt) đốt cháy, tán bột (có thể phối hợp với bạc hà), lấy một ít thổi vào lỗ mũi cho hắt hơi và xát một ít vào chân răng sẽ tỉnh. Co giật, kinh giản, đờm ngược lên nghẹt cổ, miệng sùi đờm rãi, hoặc hen suyễn, đờm kéo lên khò khè khó thở:
  4. Dùng bột bồ kết đốt tồn tính và phèn phi lượng bằng nhau, trộn đều, hòa vào nước cho uống mỗi lần 0,5 g, ngày uống 3-6 g cho đến khi nôn đờm ra hoặc hạ đờm xuống được thì thôi. Bí đại tiện, tắc ruột hoặc bụng trướng sau mổ không trung tiện được, hoặc phù ứ nước: Dùng bồ kết đốt tồn tính tán bột, trộn với dầu lạc hoặc dầu vừng tẩm vào bông để vào trong hậu môn, làm vài lần sẽ trung tiện được và thông đại tiện. Giun kim: Làm như trên vào buổi tối, liên tiếp 3 ngày, mỗi ngày một lần. Sâu răng, nhức răng: Quả tán nhỏ, đắp vào chân răng, nếu chảy nước dãi thì nhổ đi; hoặc dùng bột bồ kết đốt tồn tính xỉa vào chân răng. Lở ngứa do nấm, trẻ em chốc đầu:
  5. Ngâm bồ kết vào nước nóng rửa sạch chỗ tổn thương. Sau đó lấy bột bồ kết đã đốt tồn tính tán bột rắc vào. Lỵ lâu ngày: Hạt bồ kết sao vàng tán nhỏ, dùng bột nếp nấu thành hồ, viên lại bằng hạt ngô. Dùng 10-20 viên/ngày, uống với nước chè đặc (nên uống vào sáng sớm tránh mất ngủ). Trị ho: Bồ kết 1 g, quế chi 1 g, đại táo 4 g, cam thảo 2 g, sinh khương 2 g, thêm nước khoảng 600 ml, sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày. Mụn nhọt bọc không vỡ mủ: Gai bồ kết 5-10 g nấu nước uống. Có thể phối hợp gai bồ kết với kim ngân hoa, cam thảo, mỗi vị 2-8 g, sắc nước uống. Dân gian còn có kinh nghiệm dùng gai bồ kết và quả bồ hòn đốt thành than, tán bột mịn, trộn với bồ hóng bếp và nhựa thông làm cao dán nhọt cho rút mủ rất tốt. Chú ý: Người suy nhược, phụ nữ có thai không nên dùng bồ kết để uống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0