JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 30-41<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0156<br />
<br />
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC KHOA HỌC CHO HỌC SINH<br />
THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “NƯỚC”<br />
Nguyễn Thị Thuần1 , Đỗ Hương Trà2<br />
1 Khoa<br />
<br />
Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội<br />
Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
2 Khoa<br />
<br />
Tóm tắt. Hình thành và bồi dưỡng năng lực khoa học cho học sinh phụ thuộc rất nhiều vào<br />
tiến trình dạy học, trong đó người học tham gia vào các hoạt động tìm tòi khám phá để giải<br />
quyết vấn đề. Trên cơ sở phân tích các mức độ dạy học tích hợp và đặc điểm của dạy học<br />
các môn Khoa học ở trường Trung học cơ sở Việt Nam cũng như các biểu hiện của năng<br />
lực khoa học, nghiên cứu đã phân tích, lựa chọn một chủ đề dạy học tích hợp gắn với thực<br />
tiễn và vốn kinh nghiệm của người học, từ đó đề xuất tiến trình dạy học, ở đó người học<br />
tiếp nhận tình huống có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh cụ thể, thực hiện các hoạt động<br />
tìm tòi, khám phá, nghiên cứu khoa học, năng lực khoa học được hình thành và phát triển.<br />
Bài báo phân tích một số hoạt động học trong dạy học chủ đề “Nước” với việc hình thành<br />
và phát triển năng lực khoa học cho học sinh trung học cơ sở Việt Nam.<br />
Từ khóa: Dạy học tìm tòi khám phá, năng lực khoa học, chủ đề Nước, tìm tòi khám phá,<br />
tích hợp.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Từ cuối thế kỉ XX nhiều tổ chức giáo dục hàng đầu đã có ý tưởng giáo dục theo hướng phát<br />
triển năng lực khoa học và trở thành xu thế giáo dục của thế kỉ XXI như: tổ chức OECD tiến hành<br />
các đợt khảo sát PISA 3 năm một lần cho đối tượng học sinh tuổi 15 gồm 4 năng lực trong có năng<br />
lực khoa học. Từ khoảng cuối thế kỉ 20, giáo dục phổ thông của nhiều nước được cải cách, thay đổi<br />
theo định hướng phát triển năng lực của người học. Giáo dục Việt Nam cũng không nằm ngoài xu<br />
hướng đó, tiếp cận năng lực được khẳng định rõ ràng hơn trong quá trình phát triển, đổi mới một<br />
loạt các chương trình giáo dục các cấp, các môn học từ năm 2015. Quá trình dạy học không chỉ<br />
quan tâm đến các kiến thức người học có được mà còn quan tâm đến quá trình tìm tòi khám phá<br />
để người học có được các kiến thức. Chính qua quá trình đó, hình thành và bồi dưỡng năng năng<br />
lực khoa học của người học. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là thiết kế các hoạt động dạy học, tổ chức<br />
quá trình học tập như thế nào để tạo cơ hội cho việc bồi dưỡng năng lực khoa học cho học sinh?<br />
<br />
2.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
<br />
Để bồi dưỡng năng lực khoa học cho học sinh, cần đưa học sinh vào hoạt động tìm tòi<br />
nghiên cứu, từ đó, nghiên cứu xác định các biểu hiện của năng lực khoa học của học sinh và đề<br />
xuất quy trình tổ chức dạy học đáp ứng các yêu cầu bồi dưỡng năng lực cho học sinh.<br />
Ngày nhận bài: 10/6/2016. Ngày nhận đăng: 12/9/2016.<br />
Liên hệ: Nguyễn Thị Thuần, e-mail: ntthuan@daihocthudo.edu.vn<br />
<br />
30<br />
<br />
Bồi dưỡng năng lực khoa học cho học sinh thông qua dạy học chủ đề “Nước”<br />
<br />
2.1.<br />
<br />
Tiến trình dạy học tìm tòi khám phá<br />
<br />
Để bồi dưỡng năng lực khoa học cho HS, GV cần tổ chức hoạt động tìm tòi khám phá sao<br />
cho HS được bộc lộ các biểu hiện về năng lực khoa học một cách tốt nhất.<br />
Dạy học tìm tòi khám phá là một quá trình trong đó dưới vai trò định hướng của người dạy,<br />
người học chủ động việc học tập của bản thân, hình thành các câu hỏi, tìm kiếm các giải pháp giải<br />
quyết các vấn đề, chứng minh một quan điểm và thực hiện các nghiên cứu để trả lời cho vấn đề đặt<br />
ra, từ đó xây dựng nên những hiểu biết và tri thức mới.<br />
Dạy học tìm tòi khám phá tạo cho học sinh cơ hội để họ trải nghiệm những hiện tượng và<br />
khám phá khoa học một cách trực tiếp. Chúng tạo ra những thách thức, những bối cảnh trong đó<br />
học sinh có thể bộ lộ quan điểm của mình và khám phá chân lí, tự mình tạo kiến thức mới bằng<br />
cách chỉnh sửa, thay đổi các quan niệm và thêm những khái niệm mới vào cái họ đã biết. Từ đó,<br />
có thể khẳng định, tìm tòi, khám phá là con đường hiệu quả để người học được chủ động, tích cực<br />
học, qua đó rèn cho người học những năng lực cần thiết. Đặc trưng cơ bản của tiến trình dạy học<br />
tìm tòi khám phá là các kiến thức được tổ chức xung quanh các chủ đề nhằm tạo mối liên hệ giữa<br />
các kiến thức của các phần, các môn học khác nhau để giải quyết vấn đề thực tiễn. Đó là một tiến<br />
trình học trong môi trường dân chủ, dựa trên nguyên tắc cùng quản lí, cùng chịu trách nhiệm về<br />
cả phía người dạy và người học nhằm phát triển năng lực khoa học của người học [2]. Một cách<br />
chung nhất, hoạt động tìm tòi khám phá của người học có thể được sơ đồ hóa qua các giai đoạn<br />
như hình trên [2]. Tùy theo mục tiêu dạy học, GV có thể sử dụng toàn bộ hoặc một số các bước đó.<br />
Giai đoạn 1: Hoạt động khởi động.<br />
Bước 1. Tình huống xuất phát: tình huống cần xuất phát từ chính nhu cầu của học sinh cũng<br />
như sở thích và lợi ích của người học, từ đó, kích thích học sinh phân tích tình huống nhằm thiết<br />
lập mối liên hệ giữa vốn kinh nghiệm với mục tiêu dạy học cần đạt. Để đạt được điều này, giáo<br />
viên có thể sử dụng: các hình ảnh, các đoạn phim; nghiên cứu Trái Đất, bản đồ địa lí; một câu<br />
chuyện lịch sử, một bản nhạc; các bài báo, tạp chí; tờ rơi du lịch; một cáo thị; một chương trình<br />
tivi, chương trình phát thanh; một bài báo mà tất cả học sinh phải đọc; một sự kiện ở địa phương;<br />
thăm quan (triển lãm, khu sản xuất công nghiệp, khu du lịch sinh thái; rừng nước ngập mặn ...).<br />
Điều này làm cho học sinh ý thức được cái mà họ đã biết về chủ đề học tập và xác định được vấn<br />
đề đặt ra: Nhận thấy hiện tượng có những đặc điểm nào?<br />
Giai đoạn 2: Hoạt động tìm tòi khám phá để giải quyết vấn đề<br />
Giai đoạn này gồm các bước 2, 3, 4 và 5 trong sơ đồ hình 1, trong đó, học sinh thực hiện<br />
các nghiên cứu, tìm kiếm thông tin và các dữ kiện cần thiết, tổ chức thông tin và đánh giá nó. Ở<br />
đây, học sinh được dẫn đến bởi các hoạt động khác nhau để khám phá, để khai thác quá trình phát<br />
hiện, để thu thập, chọn lọc thông tin và xử lí thông tin nhằm trả lời cho vấn đề đặt ra.<br />
Bước 2: Đề xuất giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu: Học sinh quan sát, hỏi,<br />
so sánh, nghiên cứu để hiểu, hình thành giả thuyết và đi đến việc trình bày toàn thể giải pháp của<br />
mình. Học sinh có thể sử dụng các hình ảnh, phim, nghe các đĩa nhạc, tiến hành phỏng vấn, điều<br />
tra, đọc, ghi nhận, dùng các phép quy chiếu và bản đồ.<br />
Bước 3: Tìm kiếm và thu thập các nguyên liệu cần thiết phục vụ cho quá trình tiến hành các<br />
giải pháp.<br />
Bước 4: Tiến hành giải pháp và thu thập dữ liệu: Học sinh khai thác và tổ chức thông tin:<br />
sưu tầm, đo đạc, chứng minh, tiến hành thí nghiệm. . . . từ đó dẫn học sinh đến việc tạo ra các bài<br />
viết có nghĩa, có tổ chức, có cấu trúc và được diện đạt rõ ràng, trong sáng. Các thông tin được tổ<br />
chức nhờ: sắp xếp, nhóm, sơ đồ, đánh số, bảng, biểu, ...<br />
Bước 5: Phân tích kết quả nghiên cứu: Trong hoạt động này, học sinh phát triển các ý tưởng,<br />
31<br />
<br />
Nguyễn Thị Thuần, Đỗ Hương Trà<br />
<br />
giải quyết vấn đề, tổng hợp các thông tin thu nhận được, khái quát hóa và áp dụng cái đã học. Điều<br />
này đòi hỏi học sinh cần có năng lực đặt câu hỏi, đưa ra các giả thuyết và kiểm tra nó.<br />
Giai đoạn 3: Hoạt động<br />
đánh giá và suy ngẫm về các giải<br />
pháp.<br />
Giai đoạn này gồm bước<br />
6 và 7 của sơ đồ hình 1.<br />
Bước 6: Kết luận, tổng<br />
quát hóa: gồm đánh giá thông<br />
tin, đánh giá các giải pháp, các<br />
ý tưởng. Đây là thời điểm khách<br />
quan hóa và tự đánh giá của học<br />
sinh. Họ cần phải dẫn đến việc<br />
nhận thức về những điều mà họ<br />
đã học được, những câu hỏi họ<br />
chưa thể trả lời. Học sinh có dịp<br />
để chia sẻ (nói và viết) cái mà họ<br />
đã sống, có dịp quay lại những<br />
thành công và những ước mơ, về<br />
cái đã vận hành tốt và cái cần<br />
thay đổi để thực hiện công việc<br />
của mình. Họ phát hiện một số<br />
kiến thức và kĩ năng cần phát<br />
triển để có thể hoàn thành các<br />
nhiệm vụ khác tương tự. Họ có<br />
dịp tự đánh giá và nói về sự hài<br />
lòng đối với nhiệm vụ đã thực<br />
hiện.<br />
Hình 1: Sơ đồ các bước của tiến trình dạy học<br />
tìm tòi khám phá<br />
Bước 7: Trình bày kết quả<br />
thu được cũng như cách thức<br />
nghiên cứu để đi đến kết quả.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Bồi dưỡng năng lực khoa học của học sinh qua dạy học chủ đề Nước<br />
<br />
2.2.1. Năng lực khoa học và cấu trúc của năng lực khoa học<br />
Năng lực khoa học là khả năng sử dụng những kiến thức khoa học, phân tích câu hỏi và rút<br />
ra những kết luận hợp lí có cơ sở nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn về thế giới tự nhiên và<br />
những thay đổi con người tạo ra đối với thế giới tự nhiên [1].<br />
Kiến thức khoa học của một cá nhân là khả năng sử dụng kiến thức đó để nhận biết các câu<br />
hỏi, tiếp thu kiến thức mới, giải thích các hiện tượng khoa học và rút ra các kết luận có cơ sở về các<br />
vấn đề liên quan đến khoa học. Hiểu biết của cá nhân về đặc điểm đặc trưng của khoa học là một<br />
hình thái kiến thức và nghiên cứu của con người. Nhận thức của cá nhân đó về những ảnh hưởng<br />
của khoa học và công nghệ tới đời sống vật chất tinh thần và văn hóa của con người, sự sẵn sàng<br />
tham gia vào các vấn đề liên quan tới khoa học với tư cách là một công dân có hiểu biết và có tư<br />
duy khoa học [1].<br />
Trong dạy học các môn khoa học thì năng lực khoa học là năng lực đặc thù của môn học,<br />
trong đó năng lực khoa học có thể có các thành tố sau [4]:<br />
32<br />
<br />
Bồi dưỡng năng lực khoa học cho học sinh thông qua dạy học chủ đề “Nước”<br />
<br />
Thành tố 1. Giải thích các hiện tượng một cách khoa học<br />
- Nhận ra (nhớ lại) và vận dụng kiến thức khoa học một cách phù hợp.<br />
- Nhận biết, sử dụng và tạo ra các mô hình để giải thích.<br />
- Đưa ra các dự đoán có căn cứ.<br />
- Cung cấp các giả thuyết để giải thích.<br />
- Lí giải được ý nghĩa của kiến thức khoa học đó đối với đời sống, xã hội.<br />
Thành tố 2. Đánh giá và thiết kế các nghiên cứu khoa học<br />
- Xác định câu hỏi để khám phá một nhiệm vụ khoa học nhất định.<br />
- Phân biệt câu hỏi có thể nghiên cứu khoa học được.<br />
- Đề xuất ra cách thức tiến hành thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu.<br />
- Đánh giá các biện pháp đã đề xuất.<br />
- Thực hiện các nghiên cứu: Tiến hành thí nghiệm, quan sát, điều tra.<br />
- Mô tả và đánh giá những biện pháp mà các nhà khoa học sử dụng để đảm bảo sự tin cậy của<br />
dữ liệu, tính khách quan và khái quát của lời giải thích.<br />
Thành tố 3. Trình bày các dữ liệu và bằng chứng một cách khoa học<br />
- Chuyển đổi dữ liệu từ dữ liệu này sang dạng dữ liệu khác.<br />
- Phân tích và diễn giải dữ liệu để rút ra kết luận phù hợp.<br />
- Xác định các giả thiết, bằng chứng và các lí lẽ trong tài liệu khoa học.<br />
- Phân biệt giữa luận cứ dựa trên bằng chứng khoa học và luận cứ dựa trên các căn cứ khác.<br />
- Đánh giá các luận cứ và các bằng chứng khoa học từ các nguồn khác nhau.<br />
<br />
2.2.2. Lựa chọn và xây dựng chủ đề “Nước”<br />
Phân tích chủ đề Nước trong mối quan hệ giữa các môn học khác nhau ở bậc THCS ở VN<br />
chúng tôi thấy kiến thức về nước có ở các môn học ở bậc THCS như sau:<br />
Môn<br />
<br />
Lớp<br />
<br />
Hoá học<br />
<br />
8<br />
<br />
Bài<br />
Bài 36<br />
Bài 40,<br />
Bài 41<br />
<br />
6<br />
<br />
Bài 26, 27<br />
<br />
8<br />
6<br />
Vật lí<br />
8<br />
9<br />
<br />
Bài 20<br />
Bài 23<br />
Bài 24<br />
Bài 33<br />
Bài 34<br />
Bài 12<br />
<br />
Nội dung<br />
- Cấu tạo của nước<br />
- Tính chất của nước<br />
- Vai trò của nước với đời sống con người.<br />
- Bảo vệ môi trường nước chống ô nhiễm<br />
Dung dịch: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất khác.<br />
Độ tan của các chất trong nước<br />
Sự ngưng tụ, sự bay hơi và sự sôi (Các trạng thái và biến<br />
đổi trạng thái của nước).<br />
Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau - Sự nổi<br />
Hơi nước trong không khí – Mưa<br />
Sông và hồ<br />
Biển và đại dương<br />
Đặc điểm sông ngòi Việt Nam<br />
Hệ thống sông lớn ở Việt Nam<br />
Sự phát triển và phân bố công nghiệp (phần công nghiệp<br />
điện)<br />
33<br />
<br />
Nguyễn Thị Thuần, Đỗ Hương Trà<br />
<br />
Bài 14<br />
Bài 15<br />
Công nghệ<br />
<br />
Sinh<br />
<br />
GDCD<br />
<br />
7<br />
<br />
Bài 20<br />
<br />
6<br />
7<br />
<br />
Bài 20<br />
<br />
9<br />
<br />
Bài 54, 55<br />
<br />
6<br />
7<br />
<br />
Bài 7<br />
Bài 14<br />
<br />
Giao thông và vận tải<br />
Thương mại và du lịch<br />
Môi trường nuôi trồng thuỷ sản: đặc điểm, tính chất của<br />
nước nuôi trồng thuỷ sản<br />
Vai trò của nước trong quang hợp ở cây xanh<br />
Nước với sự trao đổi chất ở động vật<br />
Ô nhiễm môi trường nước – trách nhiệm bảo vệ nguồn<br />
nước.<br />
Yêu thiên nhiên và sống hoà hợp với thiên nhiên<br />
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên<br />
<br />
Như vậy, có thể thấy chủ đề Nước có liên quan đến nhiều kiến thức và kĩ năng ở các môn<br />
học khác nhau ở THCS. Mặt khác, trong thực tiễn cuộc sống, nước có mặt khắp mọi nơi và có vai<br />
trò đặc biệt quan trọng đối với mọi sự sống trên trái đất, Nước tạo nên một chủ đề thống nhất. Khi<br />
đề cập đến nước, có thể kể đến vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, sự chuyển thể của nước,<br />
nước đối với sự sống, sự cung cấp nước từ nguồn nước đến các gia đình, làm thế nào để cung cấp<br />
nước sạch... Nói đến chất lượng nước là nhắc tới các phương pháp của hóa học phân tích. Khi xử lí<br />
nước đề cập đến vận dụng những quá trình lí – hóa (hoặc đơn giản là hóa học và vi sinh),... Vì thế,<br />
hoạt động dạy học xung quanh chủ đề nước, đưa học sinh vào quá trình tìm tòi, nghiên cứu chủ đề<br />
sẽ góp phần hình thành vàbồi dưỡng năng lực khoa học ở học sinh. Sơ đồ 2 mô tả một số nội dung<br />
trong chủ đề Nước:<br />
<br />
Hình 2: Các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề Nước<br />
<br />
2.2.3. Bồi dưỡng năng lực KH qua chủ đề Nước<br />
Từ các biểu hiện của năng lực khoa học (mục 2.2), có thể thiết kế các hoạt động dạy học<br />
chủ đề từ việc cụ thể hóa mục tiêu dạy học của các hoạt động được thiết kế để đánh giá việc hình<br />
thành và phát triển năng lực khoa học.<br />
Hoạt động khởi động<br />
HS quan sát một số hình ảnh chụp vệ tinh về Trái Đất - như một hành tinh xanh, về cảnh<br />
đẹp của Vịnh Hạ Long, về Hồ Tây (Hà Nội), để thấy được sự tương phản qua các hình ảnh thời sự<br />
của Việt Nam (hạn hán ở miền Trung và miền Nam vào tháng 3/2016, về sự cạn kiệt của nước ở<br />
một số hồ ở miền Trung, về hình ảnh ô nhiễm nước làm cá chết ở các tỉnh miền Trung) cũng như<br />
34<br />
<br />