intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỎNG ĐƯỜNG HÔ HẤP

Chia sẻ: A A | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

71
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoàn cảnh và tác nhân gây bỏng hô hấp: Bỏng hô hấp do nạn nhân hít phải tác nhân gây bỏng như lửa, khí nóng, hơi nước nóng, các sản phẩm hóa học hình thành từ chất cháy gây tổn thương cơ quan hô hấp. Cũng có thể gặp bỏng đường hô hấp do các chất lỏng nóng hoặc hóa chất lỏng. Hoàn cảnh hay gặp bỏng hô hấp là khi bỏng lửa cháy, bỏng do các vụ nổ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỎNG ĐƯỜNG HÔ HẤP

  1. BỎNG ĐƯỜNG HÔ HẤP I - ĐẠI CƯƠNG: 1 – Hoàn cảnh và tác nhân gây bỏng hô hấp: Bỏng hô hấp do nạn nhân hít phải tác nhân gây bỏng nh ư lửa, khí nóng, hơi nước nóng, các sản phẩm hóa học hình thành từ chất cháy gây tổn thương cơ quan hô hấp. Cũng có thể gặp bỏng đường hô hấp do các chất lỏng nóng hoặc hóa chất lỏng. Hoàn cảnh hay gặp bỏng hô hấp là khi bỏng lửa cháy, bỏng do các vụ nổ. 2 – Cơ chế bệnh sinh gây bỏng hô hấp: + Nghiên cứu thực nghiệm gây bỏng hô hấp bằng ngọn lửa phun tạt vào miệng mèo thấy:
  2. Bộ phận bị bỏng theo tứ tự giảm dần là họng, hấu, thanh quản, khí quản, phế quản và phế nang. Nhiệt độ của không khí giảm nhanh khi vào sâu đường thở ( nhiệt độ ở miệng là 350 – 5000C giảm xuống còn 65 – 950C ở phần phân đôi của khí quản). Đi cùng với bỏng hô hấp là tình trạng phù nề, xung huyết niêm mạc đường thở. Tính thấm của mao mạch phổi tăng, ứ trệ tuần hoàn phổi. Hiện tượng tăng tiết, ùn tắc đường hô hấp bởi dịch xuất tiết, bởi đờm, hoại tử niêm mạc bong ra…làm bít tắc đường thở. Trạng thái phù nề vùng mặt, cổ, ngực gây hạn chế hô hấp và mất phản xạ ho để tống đờm giải ra ngoài làm nặng thêm nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp. + Mức độ tổn thương đường hô hấp phụ thuộc vào sức nhiệt của tác nhân gây cháy, tác dụng của tác nhân, các khói chứa khí độc vủa vật liệu cháy và thời gian tác dụng của tác nhân. + Bỏng đường hô hấp làm tăng tỷ lệ sốc bỏng, tăng mức độ nặng của sốc bỏng đường hô hấp điều trị khó khăn, hay gặp biến chứng và có tỷ lệ tử vong cao. II – CHẨN ĐOÁN: 1 – Cần nghỉ tới bỏng hô hấp trên bệnh nhân:
  3. + Bỏng trong không gian kín như cháy trong buồng kín, hít hơi nước nóng trong nhà tắm kín, cháy hầm lò, cháy téc xăng…Đặc biệt lưu y BN bỏng lửa cháy hoặc bỏng trong các vụ cháy nổ trong buồng kín, BN tự thiêu. + Với trẻ em cần lưu y tới tình huống trẻ bị sặc, hít vào đường thở do ngã úp mặt vào dịch nóng sôi. + Bỏng vùng mặt cổ, ngực có kèm bỏng môi, lông mũi bị cháy. + Hoá chất hoặc chất lỏng nóng sôi ngấm vào niêm mạc mũi, mồm, họng thở hít phải nhiều khí khói và sản phẩm cháy. 2 – Các triệu chứng: + Khó nuốt, khó nói, cảm giác khó chịu ở cổ họng, nền lưỡi + Nói khó do phù nề dây thanh âm, thậm chí mất giọng. + Ho khan những ngày đầu, những ngày sau ho có đờm đen màu bồ hồng, hoặc ho có bọt lẫn các tia máu. + Lông mũi bị cháy. + Khám mũi họng thấy: niêm mạc miệng, mũi, hầu họng, thanh quãn xung huyết đỏ. Trên nền các vùng xung huyết có các màng tơ huyết trắng xám. lưỡi phù nề, phù thanh hầu và dây thanh âm.
  4. + Bỏng sâu có thể thấy đám hoại tử màu trắng bệch trên niêm mạc. + Tăng tiết đờm dãi ở đường khí đạo. + Hội chứng suy hô hấp cấp do phù nề thanh môn, phù nề niêm mạc khí phế quản. khó thở tăng dần, thở nhanh nông, nghe phổi có thể thấy rì rào phế nang giảm, ran rít, ran nổ. Toàn thân tím tái, kích thích vật vã. + Có thể kèm theo hội chứng sang nổ, hội chứng nhiễm độc CO, CO2, nhiễm độc các sản phẩm trong khói, hóa chất. + Triệu chứng cận lâm sàng: - XQ tim phổi: những ngày sau thấy rốn phổ đậm, mờ 2 nền phổi, xẹp phổi. - SpO2 giảm, PaO2 giảm, PaCO2 tăng. . PaO2 áp lực riêng phần của O2: bình thường PaO2≥ 95mmHg, nếu PaO2≤ 90mmHg thì có sự thiếu O2. . PaCO2 áp lực riêng phần của CO2 trong máu động mạch: Bình thường PaCO2 = 40 ± 4 mmHg. Nếu PaCO2 > 44mmHg sẽ có ưu thán, có nhược thán khi PaCO2 < 36mmHg. - pH máu động mạch giảm( Bình thường pH = 7,35 – 7,45)
  5. + Diễn biến: những ngày đầu thường có sốc bỏng đi kèm với suy hô hấp cấp. Những ngày sau là suy hô hấp do viêm nhiễm, bít tắc bởi hoại tử rụng… III – PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ BỎNG ĐƯỜNG HÔ HẤP: 1 – Mức độ nhẹ: + Giọng nói BN vẫn bình thường nhưng thấy khó chịu ở hầu họng + Rối loạn hô hấp nhẹ, không có tím tái, nghe phổ không có ran. XQ phổi b ình thường. 2 – Mức độ vừa: + Giọng nói khàn, khó nói, đau rát hầu họng. + Rối loạn hô hấp, nghe phổ thấy tiếng thở thô, có ran rít, ran n gáy + Thường có biến chứng viêm phổi nặng, suy tim 3 – Mức độ nặng: + Giọng nói khản đặc. + Khó thở rất nặng, có thể gặp tắc thở. Suy hô háp nặng và suy tim nặng. + Nhiều biến chứng: khí phế thủng, xẹp phổi, viêm khí phế quản thể hoại tử, viêm phổi, giai đoạn cuối có thể có phù phổi cấp.
  6. IV - ĐIỀU TRỊ: 1 – Sơ cứu: Như bài đại cương và xử trí kỳ đầu bỏng. 2 – Tại y tế cơ sở: + Tiến hành hô hấp nhân tạo nếu có chỉ định. + Để BN bất động, yến tĩnh để giảm nhu cầu oxy. + Cho BN thở oxy, nếu có nhiễm độc CO thì cho nạn nhân thở ôxy 100%. + Cho thuốc trợ tim mạch, trợ hô hấp + Khí dung, thuốc giãn phế quản + Chống viêm, giảm phù nề. + Tập thở, ho khạc tránh ùn tắc đờm dãi. + Mở khí quản cấp cứu khi suy hô hấp nặng, các phương pháp khác không hiệu quả. + Dự phòng và điều trị sốc. + Nhanh chóng chuyển BN về tuyến chuyên khoa. 3 – Tuyến chuyên khoa:
  7. + Tiến hành nội soi để chẩn đoán bỏng hô hấp và điều trị . + Điều trị các biến chứng viêm nhiễm, tình trạng suy hô hấp cấp ( đặt nộ khí quản, mở khí quản, thở máy hỗ trợ), hút đờm rãi, khí dung, tập thở…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2