Đề bài: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" thật đẹp nhưng lại <br />
đượm nỗi buồn da diết bâng khuâng của Hàn Mặc Tử. Hãy phân tích bài thơ để <br />
làm sáng tỏ điều đó<br />
Hướng dẫn<br />
Hàn Mặc Tử là một hồn thơ mãnh liệt và có sức sáng tạo đặc biệt nhưng luôn quằn quại <br />
đau đớn vì một căn bệnh hiểm nghèo. Ông là tác giả tiêu biểu cho "trường phái thơ loạn" <br />
xa lạ với đời thực. Tuy nhiên, Hàn Mặc Tử cũng có những bài thơ thật tuyệt mĩ và trong <br />
trẻo lạ thường viết về thiên nhiên, đất nước và con người như Đây thôn Vĩ Dạ, Mùa xuân <br />
chín…<br />
Đây thôn Vĩ Dạ được in trong tập Thơ Điên của Hàn Mặc Tử. Bài thơ được ông viết khi <br />
nhận được bức ảnh chụp về phong cảnh Huế kèm theo mấy lời thăm hỏi của người bạn <br />
gái có tên là Hoàng Cúc. Những kỉ niệm về vùng đất và con người xứ Huế được sống lại <br />
trong bài thơ. Lúc này, ở Quy Nhơn ông đã biết mình mắc bệnh hiểm nghèo. Vì vậy bài <br />
thơ là một bức tranh đẹp về thiên nhiên xứ Huế nhưng cũng thấm đượm nỗi buồn da <br />
diết, bâng khuâng:<br />
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?<br />
Câu hỏi Sao anh không về chơi thôn Vĩ có thể là câu tự vấn. Từ anh có thể là đại từ nhân <br />
xưng được dùng ở ngôi thứ nhất, mang tính chất giãi bày, thể hiện niềm nuối tiếc. Nhân <br />
vật trữ tình đã tự trách mình sao lại không về chơi thôn Vĩ. Giọng thơ đượm buồn có pha <br />
chút ân hận.<br />
Cảnh vườn cây đẹp trong nắng ban mai với cành lá mơn mởn ướt sương, ánh như ngọc <br />
được miêu tả trực tiếp, qua những hình ảnh cụ thể, sinh động:<br />
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên<br />
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc<br />
Rồi con người xuất hiện:<br />
Lá trúc che ngang mặt chữ điền<br />
Khiến cho thiên nhiên bỗng trở nên sinh động hẳn lên. Thiên nhiên như được thổi thêm <br />
một luồng sinh khí, tạo nên nét đẹp hài hòa trong giá trị tạo hình. Ở đây, câu thơ vừa miêu <br />
tả khuôn mặt chữ điền vuông vức đầy đặn ẩn chứa bên trong cảm giác hiền lành đã bị <br />
trúc trong vườn che khuất (cảnh thực) vừa như nói đến một trở lực ngăn cách tình người.<br />
Sau vườn cây xứ Huế là thiên nhiên xứ Huế. Cảnh trời, mây, sông, nước ở đây thật đẹp, <br />
nhất là cảnh một dòng sông được tưới đẫm ánh trăng với con thuyền cũng đầy ắp ánh <br />
trăng. Nhưng tất cả đều thấm đượm nỗi buồn. Cách miêu tả thể hiện trạng thái ảo mộng <br />
của tâm hồn nhà thơ. Nếu như ở khổ thơ đầu, nỗi buồn chỉ lộ rõ ở một câu thì ở khổ thơ <br />
này, dường như nỗi buồn giăng trải ra ở khắp cả khổ thơ:<br />
Gió theo lối gió, mây đường mây<br />
Câu thơ như xẻ ra làm hai diễn tả sự phân cách, ly tán của thiên nhiên nhưng lại gợi ra sự <br />
chia ly của lòng người. Nó như lưỡi dao rạch vào nỗi đau của thân phận kẻ bị chia lìa.<br />
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay<br />
Nỗi buồn của thi nhân đã lan trải ra khắp không gian theo quy luật tâm lý người buồn <br />
cảnh có vui đâu bao giờ (Nguyễn Du).<br />
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó<br />
Có chở trăng về kịp tối nay?<br />
Ánh trăng huyền ảo tràn đầy vũ trụ nên không khí hư ảo. Tâm trạng mộng mơ của thi <br />
nhân dường như đã cảm nhận được tất cả: sông trăng, bến trăng, thuyền chở trăng. Khổ <br />
thơ cho thấy con người nhà thơ rất cô đơn, đang khao khát được ai đó chia sẻ, tâm sự. Có <br />
chở trăng về kịp tối nay là một câu hỏi vừa như khắc khoải, bồn chồn, vừa như hy vọng <br />
chờ đợi một cái gì đang rời xa, biết có khi nào quay trở lại.<br />
Tiếp tục nối mạch thơ trên, khổ thơ thứ ba thể hiện một nỗi niềm canh cánh của thi nhân <br />
trong không gian bao la của trời, mây, sông, nước đã thấm đẫm ánh trăng. Đó là sự hy <br />
vọng, chờ đợi, mong mỏi và một niềm khắc khoải khôn nguôi. Vẫn ở trong mộng ảo, vì <br />
vậy cảnh và người ở đây đều hư hư, thực thực. Đối với thi nhân thì tất cả chỉ là sự cảm <br />
nhận.<br />
Nhà thơ mơ thấy một khách đường xa, cảm nhận rõ một bóng hình người con gái Huế <br />
thơ mộng song không thể nắm bắt được, thoắt ẩn, thoắt hiện, áo em trắng quá nhìn <br />
không ra.<br />
Sự hụt hẫng đến cao độ, nhà thơ muốn bấu víu, cầm nắm mà không được vì cảnh đầy <br />
màu hư ảo lẫn khói mây:<br />
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh<br />
Bóng hình của giai nhân mờ ảo trong sương, nhưng cũng có thể đó là ẩn ý của người viết. <br />
Phải chăng đây là biểu tượng của cái "không đi đến đâu" trong tình yêu của Hàn Mặc Tử:<br />
Ai biết tình ai có đậm đà?<br />
Một câu hỏi không rõ ngôi thứ, không cần sự trả lời nhưng người đọc cũng hiểu được ý <br />
nghĩa của nó, vì những khổ thơ đầu của bài thơ đã xuất hiện những cụm đại từ vườn ai, <br />
thuyền ai và những câu hỏi như thế:<br />
Sao anh không về chơi thôn Vĩ<br />
Có chở trăng về kịp tối nay?<br />
Tâm trạng mong mỏi, khát khao bao nhiêu thì sự day dứt, buồn đau cũng tăng lên bấy <br />
nhiêu.<br />
Tóm lại, cảnh trong Đây thôn Vĩ Dạ là cảnh của vườn quê sông nước xứ Huế. Cảnh đẹp, <br />
giàu sức sống, thơ mộng nhưng đượm một nỗi buồn bâng khuâng, da diết. Cảnh ấy như <br />
là sự thể hiện biện chứng tâm hồn của một nghệ sĩ tài hoa nhưng đa tình, đa cảm. Mỗi <br />
khổ thơ là một câu hỏi, như một nỗi buồn day dứt lòng người. Vì vậy âm hưởng chung <br />
của bài thơ là buồn nhưng không bi lụy.<br />
Bài thơ thể hiện một tâm trạng rất thật của nhà thơ và một tình yêu xứ Huế thiết tha. <br />
Những chi tiết hình ảnh, thủ pháp nghệ thuật, cấu tứ của bài thơ đều được Hàn Mặc Tử <br />
chuyên chở bằng chính tình cảm của mình.<br />
Bài làm 2<br />
Đây thôn Vĩ Dạ được in trong tập Thơ Điên của Hàn Mặc Tử. Bài thơ được ông viết khi <br />
nhận được bức ảnh chụp về phong cảnh Huế kèm theo mấy lời thăm hỏi của người bạn <br />
gái có tên là Hoàng Cúc. Những kỉ niệm về vùng đất và con người xứ Huế được sống lại <br />
trong bài thơ. Lúc này, ở Quy Nhơn ông đã biết mình mắc bệnh hiểm nghèo. Vì vậy bài <br />
thơ là một bức tranh đẹp về thiên nhiên xứ Huế nhưng cũng thấm đượm nỗi buồn da <br />
diết, bâng khuâng<br />
Mở đầu bài thơ là một câu hỏi: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”,câu hỏi như một lời <br />
trách cứ nhưng dường như cũng là lời tự vấn,thể hiện niềm nuối tiếc.<br />
Cảnh sắc của buổi sớm mai được miêu tả thật sinh động<br />
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên<br />
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc<br />
Ánh nắng ban mai tươi đẹp chiếu qua những tán lá cau,những mảnh vườn cây xanh non <br />
mơn mởn vẫn còn đẫm sương.Cảnh sắc thật tươi mới,thật trong lành.Xứ Huế mộng mơ <br />
hiện lên thật tươi đẹp và thật nên thơ<br />
Sau vườn cây xứ Huế là thiên nhiên xứ Huế. Cảnh trời, mây, sông, nước ở đây thật đẹp, <br />
nhất là cảnh một dòng sông được tưới đẫm ánh trăng với con thuyền cũng đầy ắp ánh <br />
trăng. Nhưng tất cả đều thấm đượm nỗi buồn. Cách miêu tả thể hiện trạng thái ảo mộng <br />
của tâm hồn thi sĩ.<br />
Nếu như ở khổ thơ đầu, nỗi buồn chỉ lộ rõ ở một câu thì ở khổ thơ này, dường như nỗi <br />
buồn giăng trải ra ở khắp cả khổ thơ: “Gió theo lối gió,mây đường mây” Câu thơ diễn tả <br />
sự phân cách, li tán của thiên nhiên nhưng lại gợi ra sự chia ly của lòng người. “Dòng <br />
nước buồn thiu, hoa bắp lay”,nỗi buồn của thi sĩ đã lan trải ra khắp không gian.Lòng <br />
người sầu muộn khiến cảnh vật cũng đượm buồn<br />
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó<br />
Có chở trăng về kịp tối nay?”<br />
Ánh trăng huyền ảo tràn đầy mặt sông. Tâm trạng mộng mơ của thi sĩ dường như đã cảm <br />
nhận được tất cả: sông trăng, bến trăng, thuyền chở trăng. Khổ thơ cho thấy con người <br />
nhà thơ rất cô đơn, đang khao khát được ai đó chia sẻ, tâm sự. Có chở trăng về kịp tối nay <br />
là một câu hỏi vừa như khắc khoải, bồn chồn, vừa như hy vọng chờ đợi một cái gì đang <br />
rời xa, biết có khi nào quay trở lại.<br />
Khổ thơ thứ ba thể hiện một nỗi niềm canh cánh của thi sĩ trong không gian bao la của <br />
trời, mây, sông, nước đã thấm đẫm ánh trăng. Đó là sự hy vọng, chờ đợi, và một niềm <br />
khắc khoải khôn nguôi. Vẫn ở trong mộng ảo, vì vậy cảnh và người ở đây đều hư hư, <br />
thực thực.<br />
“Mơ khách đường xa, khách đường xa<br />
Áo em trắng quá nhìn không ra<br />
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh<br />
Ai biết tình ai có đậm đà?”<br />
Nhà thơ mơ thấy một khách đường xa, cảm nhận rõ một bóng hình người con gái Huế <br />
thơ mộng trong tà áo trắng song không thể nắm bắt được, thoắt ẩn, thoắt hiện. Sự hụt <br />
hẫng đến cao độ, nhà thơ muốn bấu víu, cầm nắm mà không được vì cảnh đầy màu hư <br />
ảo lẫn khói mây. Thi sĩ như cảm thấy sự vô lực với tình yêu,như một nỗi day dứt mối <br />
tình không được toàn vẹn. Biết là “em” mà lại “nhìn không ra”, không phải thi sĩ không <br />
nhìn thấy mà là không dám nhìn vào hạnh phúc, bởi hạnh phúc giờ đây là quá xa vời,quá <br />
hư ảo<br />
Cảnh xứ Huế mộng mơ thật đẹp, giàu sức sống nhưng đượm một nỗi buồn bâng khuâng, <br />
da diết. Cảnh ấy như là sự thể hiện tâm hồn của một thi sĩ tài hoa nhưng đa sầu, đa cảm. <br />
Mỗi khổ thơ là một câu hỏi, như một nỗi buồn day dứt lòng người. Bài thơ thể hiện một <br />
tâm trạng rất thật của nhà thơ đó nỗi buồn, sự luyến tiếc với cõi trần, với cuộc sống,với <br />
tình yêu. Tình yêu được viết ra từ trái tim của một con người đang ngày đêm đếm từng <br />
giờ để trở về bên kia thế giới.<br />