intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ dạ

Chia sẻ: Vũ Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

425
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thơ Đây thôn vĩ dạ là bức tranh trong trẻo, thơ mộng về thôn Vĩ, về con người xứ Huế được viết ra trong những giờ khắc đau thương nhất, vào lúc Hàn Mặc Tử phải đối diện với căn bệnh hiểm nghèo. Thi sĩ đã vượt lên nỗi đau về thể xác, nỗi cô đơn đến tuyệt vọng của tâm hồn để viết lên những câu thơ tuyệt đẹp về tình yêu thiết tha với cuộc sống và con người.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ dạ

VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH BỨC TRANH THIÊN NHIÊN TRONG BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ CỦA HÀN MẶC TỬ BÀI MẪU SỐ 1: Hàn Mặc Tử là một nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh. Nỗi đau về bệnh tật, nỗi đau về một kiếp sống ngắn ngủi đã khiến cho những vần thơ của ông thấm đẫm một nỗi buồn da diết. “Đây thôn Vĩ Dạ” cũng là một bài thơ được nhà thơ sáng tác vào những năm cuối đời của mình, với nỗi niềm tiếc nuối với mối tình với cô gái trong mộng chưa kịp chớm nở đã bị số phận trớ trêu cắt đứt. Bài thơ cũng là một bức tranh về thôn Vĩ Dạ thơ mộng bên bờ sông Hương, thật đẹp, những vẫn thấm đẫm một nỗi buồn da diết, bâng khuâng của Hàn Mặc Tử. Sau câu hỏi đầu tiên: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”, câu hỏi vừa như một lời trách móc nhẹ nhàng, vừa như một lời mời về với thôn Vĩ Dạ, toàn bộ cảnh vật nơi đây hiện dần lên qua những dòng thơ của Hàn Mặc Tử. “Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền” Khung cảnh thôn quê mộc mạc nhưng cũng vô cùng đẹp đẽ hiện lên trước mắt người đọc qua từng câu thơ. Từ cổng vào, đã thấy hàng cau thẳng tắp, xanh mướt. Từng tia nắng chiếu trên hàng cau ấy. Nắng mới lên là một màu nắng nhạt, không quá chói chang và cũng không gây ra cảm giác nóng nực của nắng trưa. Nắng mới lên trải đều lên hàng cau, biểu hiện cho một sức sống mãnh liệt, một vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn, sinh động. Vào đến sâu trong vườn, cũng lại chỉ thấy một màu xanh của cây cối, của lá trúc. Cả khu vườn xanh mướt, mượt mà đến lạ lùng. Từ “mướt” ở đây, để chỉ một màu xanh bóng, tựa như mọi nơi đều là màu xanh, xanh đến lạ lùng. Màu xanh ngọc ở đây ,cũng có thể là do nắng chiếu xuyên qua lá tạo thành màu xanh ngọc, cũng có thể là do nắng chiếu lên những giọt sương sớm còn đọng trên phiến lá tạo thành những viên ngọc long lanh, đẹp tuyệt vời. Trong không gian xanh mộc mạc, giản dị nhưng cũng tuyệt đẹp đó, con người xuất hiện khiến cho cảnh vật càng trở lên sinh động. Tác giả không nói rõ người ấy là ai, cũng chẳng rõ hình dáng khuôn mặt, chỉ biết người ấy ẩn ẩn hiện hiện sau màu xanh của lá trúc. Đó cũng có thể là một người đang chăm sóc vườn, cũng có thể là một người khách đến thăm. Chỉ với vài nét phác họa, nhưng cảnh vật ở thôn Vĩ Dạ dần dần hiện ra trước mắt người đọc. Cũng có thể do thời gian đã lâu, nên những gì còn đọng lại trong tâm trí Hàn Mặc Tử chỉ là những gì nổi bật nhất, đặc trưng nhất mà thôi. Nhưng cũng chỉ cần có thể, một bức tranh nơi làng quê giản dị, mộc mạc nhưng cũng đầy thơ mộng đã được vẽ nên chỉ với vài nét bút. Không chỉ thế, ẩn sau từng câu chữ tả cảnh, cũng được gửi gắm trong đó nỗi lòng nhà thơ, một niềm hi vọng, một nỗi khát vọng sống mãnh liệt. Phóng mắt ra xa, chính là trời đất, gió mây, sông nước: “Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?” Tuy vẫn là cảnh thiên nhiên, nhưng nó đã bị vương một chút gì đó của sự tan rã, chia ly. Gió thổi mây bay, từ xưa đến nay gió với mây vốn vẫn luôn quấn quýt với nhau, chẳng mấy khi tách rời. Vậy mà ở đây, gió đi một đường, mây đi một nẻo, hai con đường ấy không trùng nhau. Gió với mây chia ly, dòng nước cũng trở nên buồn bã, hiu quạnh. Tất cả như dừng lại vì chán nản, chỉ còn những bông hoa bắp ở hai bên bờ khẽ khàng lay động, như vô tình không biết, hay có lẽ là đang quan tâm, an ủi dòng sông đang buồn trước cảnh chia ly. Giữa cảnh thực, Hàn Mặc Tử bỗng lại vẽ lên con thuyền và bến sông trăng. Thuyền sắp đi, liệu có chờ kịp trăng để chở trăng về tối nay. Cái mờ ảo thấm đẫm từng câu thơ, hư hư thực thực. Thuyền trăng, bến sông trắng, đó chỉ là những thứ mà tác giả tưởng tưởng ra, là ảo ảnh, là sự tiếc nuối, lỡ làng của một kiếp sống dở dang với đời, với tình. Ở khổ thơ thứ ba, thấp thoáng đâu đó là hình ảnh người con gái trong lòng “Hàn Mặc Tử: “Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo xem trắng quá, nhìn không ra” Từ “mơ” được đặt ở đầu câu, có thể hiểu đó là mơ ước, cũng có thể là giấc mơ. Người con gái ở nơi xa luôn ở trong tim, trong tâm và đi theo cả nhà thơ vào trong mơ. Đó là do sự nhớ mong da diết người ở phương xa, nên bất cứ lúc nào cũng có thể nhầm tưởng, cũng có thể mơ tới. Thế nhưng, nhớ nhung thì sao, bởi vẫn là sự chia ly. Em đã là “khách đường xa”, anh cũng chẳng thể nhìn thấy em được nữa. Vì đã là người khách đi xa, bóng hình em cũng chỉ còn là những hình ảnh nhạt nhòa, mở ảo mà thôi. Màu áo dài trắng là một màu đặc trưng của những người con gái Huế, tác giả cũng muốn nhắc đến vẻ đẹp trong sáng, thánh thiện của người con gái ấy. Mãi mãi, người con gái ấy vẫn luôn đẹp trong tâm trí nhà thơ. Thế nhưng, với một cuộc sống ngắn ngủi, nhà thơ chỉ biết thốt lên lời than: “Ở đây sương khói mở nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?” Sương khói mờ nhân ảnh, hay cũng chính là cuộc đời lắm chông gai, lắm biến cố, lắm thứ làm người ta mờ mắt. Giữa nhân gian bụi bặm, liệu người còn ghi tạc mối tình năm ấy hay là đã quên rồi? Câu thơ cuối, không rõ là ai hỏi ai, có thể là hà thơ hỏi người tình nơi xa, cũng có thể là nhà thơ tự vấn chính mình. Câu hỏi cũng như tiếng kêu thắt ruột, của một con người cuộc đời dở dang mà tình duyên cũng dang dở. Đoạn cuối khổ thơ đầy những hình ảnh hư hư thực thực, như toàn bộ những cảm xúc tuyệt vọng, đau khổ, nhớ nhung…đang vây lấy nhà thơ. Về nhan đề, “Đây thôn Vĩ Dạ” chính là một bài thơ tả cảnh thôn Vĩ, và đúng vậy, một khung cảnh giản dị nhưng đầy thơ mộng đã hiện ra trước mắt người đọc. Thế nhưng, trong cảnh ấy, vẫn thấm một nỗi buồn chia ly, nỗi nhớ nhung sâu sắc của một người đang yêu. Bài thơ sẽ mãi là những vần thơ đẹp nhất trong cuộc đời sáng tác ngắn ngủi của Hàn Mặc Tử. BÀI MẪU SỐ 2: Hàn Mạc Tử là thi sĩ với phong cách sang tác riêng và “lạ” trong phong trào Thơ mới. Thơ ông luôn bộc lộ nỗi niềm da diết với đời, với người nhưng nhận lại là sự thờ ơ và lãnh đạm. Đọc thơ Hàn Mạc Tử, chúng ta nhận ra cái tôi hơi hướng “điên” với những vần thơ “suýt” vượt ra khỏi “mảnh đất hiện thực”. Nhưng đối lập với những hình ảnh “điên” đó là những hình ảnh thơ rất đẹp và thi vị. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một ví dụ tiêu biểu. Bức tranh thiên nhiên xứ Huế hiện lên nên thơ và tươi đẹp qua những nét vẽ tài hoa của tác giả. “Đây thôn Vĩ Dạ” thực ra là lời đáp của nhà thơ dành cho một cô gái ở thôn Vĩ Dạ khi cô gái ấy trách sao lâu rồi không ghé về chơi. Tứ thơ được viết ra từ mạch cảm xúc chân thành và mãnh liệt đó. Huế luôn là mảnh đất gợi nhớ, gợi thương đối với những ai đã từng đặt chân qua đây. Bởi nó có một nét đẹp vừa tươi mới, vừa cổ kính, vừa gần gũi. Thiên nhiên trong bài thơ chính là chất liệu để làm tôn thêm hình ảnh con người nơi xứ Huế. Câu thơ đầu có thể nói là câu thơ phác họa một cách rõ nét nhất bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và đầy lôi cuốn của mảnh đất kinh đô này: Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền Khổ thơ được cất lên bằng tiếng trách hờ của cô gái đối với nhân vật trữ tình. Một câu trách nhẹ nhàng, nhưng tình cảm và đầy sự tinh tế. Dù có trách thì người khác cũng không nỡ lòng nào để giận để hờn. Và đằng sau câu trách ấy là một bức tranh thiên nhiên thơ mộng được vẽ ra. Có thể nói tác giả đã không còn đơn thuần dùng chất liệu ngôn ngữ để vẽ tranh nữa mà đã dùng cả sự rung động trong trái tim để vẽ nên bức tranh tuyệt đẹp đó. Thiên nhiên cứ thế sang rực lên, tươi tắn và khỏe khắn. Cách dùng từ “nắng mới lên” gợi cho người đọc liên tưởng đến nắng đầu ngày, nắng bình minh khoan thai, dễ chịu và nhẹ nhàng. Nắng mới lên đậu trên hàng cau xanh vút khiến người đọc mường tượng đến một khung cảnh tSahanh mát và trong lành. Ở câu thơ thứ ba, tác giả dùng đại từ phiếm chỉ “vườn ai” như để hỏi người nhưng cũng là tự hỏi mình. “Vườn ai” vừa bộc lộ sự kín đáo, e dè, vừa thê hiện sự tinh tế và sâu sắc của nhà thơ. “Vườn ai” thì chính trong trái tin của nhân vật trữ tình đã hiểu quá rõ, quá sâu sắc rồi. Màu xanh của khu vườn là một màu xanh rất đặc biệt và lạ kì. “Xanh như ngọc” chính là màu xanh vừa trong lành vừa tinh khôi. Từ “mướt” như làm sang bừng lên cả câu thơ, tạo sự mềm mại và uyển chuyển cho khu vườn buổi sang mai. Một bức tranh thiên nhiên giàu chất thơ và tươi đẹp biết bao nhiêu. Sang đến câu thơ thứ hai thì thiên nhiên từ tươi tắn chuyển sang buồn bã và vương sự chia li. Gió theo lối gió mây đường mây DÒng nước buồn thiu hoa bắp lay Gió mây xưa nay vốn đi chung đường nhưng trong thơ của Hàn Mạc Tử lại là chia đôi thành hai đường xa lạ. Từ “buồn thiu” như diễn tả được tâm trạng của thiên nhiên, một sự não nề và thê lương. Đoạn cuối có thể xem là đoạn thiên nhiên thôn Vi trở nên huyền ảo và mơ hồ hơn. Có thể nói đó chính là sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc của Hàn Mạc Tử. Với những nét vẽ đơn giản, nhẹ nhàng nhưng tinh tế và sâu sắc, Hàn Mạc Tử đã vẽ lên trước mắt người xem một bức tranh thiên nhiên xứ huế vừa tươi mới, vừa thơ mộng, vừa u sầu. Có lẽ đó chính là nét đặc trưng của Huế.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2