intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm nhận về sự thay đổi của bức tranh thiên nhiên và tâm trạng trữ tình trong hai khổ thơ đầu bài Vội vàng

Chia sẻ: Lan Si Zhui | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

70
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xuân Diệu nhà thơ của tình yêu, của tuổi trẻ. Vần thơ nào của ông cũng thấm đẫm lòng yêu, lòng thiết tha với cuộc sống. Đó là cuộc sống tươi non mơn mởn của thiên nhiên vạn vật. Vội vàng tuy chỉ có dung lượng khá nhỏ đề cập đến khung cảnh thiên nhiên, nhưng chỉ cần như vậy thôi ta cũng nắm bắt được trọn vẹn tinh thần, lòng yêu cuộc sống của ông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm nhận về sự thay đổi của bức tranh thiên nhiên và tâm trạng trữ tình trong hai khổ thơ đầu bài Vội vàng

Đề bài: Cảm nhận về sự  thay đổi của bức tranh thiên nhiên và tâm trạng trữ  tình <br /> trong hai khổ thơ đầu bài Vội vàng<br /> Bài làm<br /> Xuân Diệu nhà thơ của tình yêu, của tuổi trẻ. Vần thơ nào của ông cũng thấm đẫm lòng <br /> yêu, lòng thiết tha với cuộc sống. Đó là cuộc sống tươi non mơn mởn của thiên nhiên vạn <br /> vật. Vội vàng tuy chỉ có dung lượng khá nhỏ  đề cập đến khung cảnh thiên nhiên, nhưng  <br /> chỉ  cần như vậy thôi ta cũng nắm bắt được trọn vẹn tinh thần, lòng yêu cuộc sống của <br /> ông.<br /> Viết về thiên nhiên, vốn là đề tài vô cùng quen thuộc trong thơ ca Việt Nam và thế giới.  <br /> Đó là nơi để  con người ta trải lòng, trải tâm sự, là nơi để  nương tựa, giãi bày hay là để <br /> bày tỏ  những quan điểm tư  tưởng về  cuộc sống. Xuân Diệu cũng không nằm ngoài quy  <br /> luật chung ấy, ông để lại những câu thơ hay, đẹp đẽ về thiên nhiên:<br /> Hơn một loài hoa đã rụng cành<br /> Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh<br /> Những luồng run rẩy rung rinh lá<br /> Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh<br /> (Đây mùa thu tới)<br /> Và đến Vội vàng ông đã phác họa bức tranh thiên nhiên mởn mơn sức sống, tràn đầy tình  <br /> xuân.<br /> Của ong bướm này đây tuần tháng mật<br /> Này đây hoa của đồng nội xanh rì<br /> Này đây lá của cành tơ phơ phất<br /> Của yến anh này đây khúc tình si<br /> Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,<br /> Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa<br /> Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.<br /> Bằng thủ  pháp điệp cấu trúc “Của … này đây” “này đây … của…” và thủ  pháp liệt kê <br /> Xuân Diệu đã phơi bày trước mặt người đọc bàn tiệc mùa xuân vô cùng thịnh soạn, ăm <br /> ắp hương vị, màu sắc. Phải chăng Xuân Diệu đã căng mở  mọi giác quan của mình để <br /> cảm nhận đầy đủ  và trọn vẹn nhất vẻ đẹp của thiên nhiên vạn vật trong trời đất. Thiên  <br /> nhiên  ấy có màu xanh tươi non, mỡ  màng của cỏ  (đồng nội xanh rì), có những đàn ông  <br /> từng đôi, từng đôi nối đuôi nhau trong ngày tháng đầy mật ngọt. Đâu chỉ  có vậy, thiên  <br /> nhiên còn ngập tràn ánh sáng, với khúc tình si vang vọng khắp nơi. Các sự vật hiện tượng  <br /> đều đang  ở  độ  viên mãn, căng đầy sức sống nhất, trăm hoa đua nở, khoe sắc trước trời <br /> đất, không chỉ màu sắc mà còn là âm thanh của khúc tình si. Tình si là gì? Đâu chỉ  là tình  <br /> yêu đôi lứa, mà còn là lòng yêu cuộc đời, muốn hòa nhập, tận hưởng trọn vẹn cuộc đời. <br /> Xuân Diệu đã tạo nên một bức tranh mùa xuân hài hòa tuyệt đối.<br /> Thoạt đầu, tưởng rằng thiên nhiên đó phải ngự  ở nơi tiên giới, nhưng nhìn lại mới thấy <br /> rằng chúng đều là những sự vật, hiện tượng hết sức quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống  <br /> của chúng ta, là ong, bướm, đồng nội, là ánh sáng của thiên nhiên. Khổ  thơ  như  một lời <br /> khẳng định của Xuân Diệu, một quan điểm nhân sinh mới mẻ, tiên cảnh không ở đâu xa, <br /> mà chính  ở  ngay đây, khung cảnh này, hương thơm hoa cỏ  này. Chàng trai hai hai tuổi <br /> bằng đôi mắt tràn đầy tình yêu, xanh non và biếc rờn hối hả, gấp gáp mở  rộng tấm lòng <br /> để nắm bắt trọn vẹn từng khoảnh khắc của thiên nhiên.<br /> Không chỉ  là quan niệm mới mẻ, khẳng định vẻ  đẹp  ở  nơi trần thế, bằng vốn ngôn từ <br /> khéo léo và tinh tế, Xuân Diệu còn gửi gắm đến người đọc một quan niệm nhân sinh  <br /> khác: “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi” “Tháng giêng ngon như  một cặp môi gần”.  <br /> Xuân Diệu đã đi ngược lại với quan điểm mỹ học trung đại – lấy thiên nhiên làm chuẩn <br /> mực cái đẹp, còn với Xuân Diệu, không phải thiên nhiên, mà con người mới là chuẩn mực <br /> của mọi cái đẹp trong cuộc sống. Ánh sáng ban mai như cái chớp mắt của người con gái, <br /> khiến biết bao người say đắm. Lối so sánh độc đáo, tháng giêng “ngon” như  cặp môi  <br /> người thiếu nữ, đã giúp người đọc hình dung một cách cụ thể vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó <br /> là thiên nhiên không chỉ ứ đầy sức sống và còn là thiên nhiên căng tràn tình xuân, tình yêu  <br /> (ong bướm, tuần tháng mật).<br /> Bằng vốn ngôn từ hết sức phong phú đa dạng, cách sử dụng ngôn ngữ rất Tây Xuân Diệu <br /> đã vẽ nên bức tranh khung cảnh xuân tình tuyệt đẹp. Qua bức tranh ấy ta còn thấy được <br /> những quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về  cuộc đời và con người: con người là trung  <br /> tâm, là vẻ đẹp của chuẩn mực; cuộc sống đẹp tươi luôn tồn tại gần gũi bên cạnh ta. Đó <br /> là những quan điểm hết sức tiến bộ.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2