intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bước đấu đánh giá hiệu quả sử dụng của bộ dụng cụ vệ sinh mũi cá nhân trên sụ giảm bớt các triệu chứng cơ năng sau mổ và quá trình lành thương sau phẫu thuật nội soi mũi xoang

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

42
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm đánh giá hiệu quả của việc bơm rửa mũi trong việc giảm bớt các triệu chứng khó chịu và rút ngắn thời gian lành thương sau mổ. Mời các bạn cùng tham khảo đề tài qua bài viết này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bước đấu đánh giá hiệu quả sử dụng của bộ dụng cụ vệ sinh mũi cá nhân trên sụ giảm bớt các triệu chứng cơ năng sau mổ và quá trình lành thương sau phẫu thuật nội soi mũi xoang

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> BƯỚC ĐẤU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA BỘ DỤNG CỤ<br /> VỆ SINH MŨI CÁ NHÂN TRÊN SỤ GIẢM BỚT CÁC TRIỆU CHỨNG<br /> CƠ NĂNG SAU MỔ VÀ QUÁ TRÌNH LÀNH THƯƠNG<br /> SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG<br /> Phạm Kiên Hữu*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục đích: Đánh giá hiệu quả của việc bơm rửa mũi trong việc giảm bớt các triệu ch ứng khó chịu và rút<br /> ngắn thời gian lành thương sau mổ.<br /> Các biến số cần theo dõi: Sự thuyên giảm triệu chứng cơ năng bằng bảng SNOT- 20, tình trạng ứ đọng<br /> máu đông trong hố mổ cũng như các tác dụng ngoại ý cũng được đánh giá đồng thời.<br /> Kết quả 32 bệnh nhân có sử dụng dung dịch rửa mũi có các triệu chứng cơ năng sau mổ được đánh giá<br /> theo bảng SNOT - 20 cho th ấy có giảm ở cả 4 thời điểm, 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 4 tuần, phản ứng viêm và tình<br /> trạng ứ đọng máu đông trong hố mổ cũng được giảm nhanh chóng, cho thấy thời gian lành thương được rút<br /> ngắn đáng kể, không có tác dụng phụ được ghi nhận.<br /> Kết luận: Việc bơm rửa mũi với áp lực dương vừa phải là một biện pháp an toàn và hiệu quả trong việc<br /> giảm bớt các triệu chứng khó chịu và rút ngắn thời gian lành thương sau mổ.<br /> Từ khoá: Viêm xoang mạn, viêm xoang mạn tái phát, SNOT 20, phẫu thuật nội soi mũi xoang.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> THE EFFECTS OF NASAL DOUCH ON POST OP. SYMPTOMS AND HEALING TIME OF PATIENTS<br /> AFTER FESS<br /> Pham Kien Huu* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 159 - 162<br /> Purpose: To evaluate the effectiveness of nasal douche NASARIN device in relieving the post op. symptoms<br /> and reducing the healing time in patients after ESS.<br /> Methods: In a prospective study on 30 surgical patients with chronique or recuurent sinusitis, whoses<br /> sustained from ESS.<br /> Main Outcome Measures: Change in symptom severity measured by mean 20-Item Sino-Nasal Outcome<br /> Test (SNOT-20) score, the blood clot and the condition of the surgical cavities as well as the undesired effects<br /> have been evaluate in the mean time.<br /> Results: A total of 32 patients were evaluable and showed that they have been achieved lower SNOT-20<br /> scores at all 4 time points: at 1 weeks; at 2 week; at 3 weeks; at 4 weeks. The inflammatory reaction and blood<br /> clot are also decreased, showed that the healing time has been reduced as well, no significant undesired effect<br /> documented.<br /> Conclusion: Nasal irrigations performed low positive pressure is the safe and useful device in relieving the<br /> post op. symptoms and reducing the healing time in sinus surgery patients.<br /> Key words: Chronic sinusitis, recurrent chronic sinusitis, SNOT- 20, functional endoscopic sinus surgery.<br /> <br /> * Bộ Môn Tai Mũi Họng Đại Học Y Dược TPHCM<br /> ** BVĐK Bình An – Kiên Giang<br /> Tác giả liên lạc: PGS.TS. Phạm Kiên Hữu<br /> ĐT: 0903851569<br /> Email: drphuchuu@yahoo.com<br /> <br /> Tai Mũi Họng<br /> <br /> 159<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Sau phẫu thuật mũi xoang, vấn đề làm sạch<br /> máu đông và dịch nhày ứ đọng trong hố mổ có ý<br /> nghĩa hết sức quan trong(5) trong việc làm giảm<br /> bớt phản ứng viêm với các triệu chứng cơ năng<br /> khó chịu sau mổ như nghẹt mũi, nặng đầu, ho,<br /> giảm nguy cơ nhiễm khuẩn hố mổ và đẩy nhanh<br /> quá trình lành thương, rút ngắn quá trình hồi<br /> phục sau mổ cho người bệnh(2). Trong vài năm<br /> gần dây, đã có nhiều công trình nghiên cứu tập<br /> trung vào việc gỉảm bớt các triệu chứng cơ năng<br /> khó chịu và gia tăng hiệu quả lành thương, giảm<br /> thiểu sự hình thành sẹo dính sau mổ nội soi mũi<br /> xoang như dùng Mytomycin đặt trong hố mổ,<br /> thực hiện thủ thuât gây dính chủ động (Bolger),<br /> hoặc bơm dung dịch steroid vào hố mổ.trong số<br /> đố các công trình nghiên cứu sử dụng các dung<br /> dịch nước muối dạng phun sương (sterimar,<br /> physomer, Xisat…) đã bắt đầu được sử dụng ở<br /> nước ta. Các chai dung dịch rửa mũi như thế một<br /> là khá đắt tiền (từ 25.000 đồng đến 80.000 đồng),<br /> hai là do áp lực phun rất yếu (dạng phun sương)<br /> nên chỉ có tác động làm loảng chất nhày và máu<br /> đông, không thể đẩy trôi chất nhày ứ đọng trong<br /> hố mổ hiệu quả. Cho đến nay, chưa có công trình<br /> nào báo cáo về tác động của các dung dịch nước<br /> muối sinh lý xịt mũi trong săn sóc sau mổ, điều<br /> đó thúc đẩy chúng tôi thực hiện công trình<br /> nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng của bộ vệ<br /> sinh mũi áp lực dương liên tục (NASARIN) trên<br /> sự giảm hết các triệu chứng cơ năng sau mổ và<br /> đẩy nhanh quá trình lành thương ở lớp niêm mạc<br /> xoang sau phẫu thuật.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Tiến cứu mô tả hàng loạt ca, thực nghiệm lâm<br /> sang.<br /> <br /> Phương pháp chọn mẫu<br /> <br /> Đã có bệnh viêm mũi xoang tái phát có chỉ<br /> định phẫu thuật.<br /> Đồng ý tham gia nghiên cứu và tái khám<br /> định kỳ theo hẹn.<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Bệnh nhân không được đưa vào lô nghiên<br /> cứu nếu rơi vào một trong các trường hợp sau.<br /> Dưới 15 tuổi.<br /> Không đồng ý tham gia nghiên cứu hay thực<br /> hiện tái khám định kỳ theo hẹn.<br /> <br /> Chuẩn bị bệnh nhân<br /> Bệnh nhân được giải thích rõ ràng về sự cần<br /> thiết của bộ dụng cụ vệ sinh mũi cá nhân đối với<br /> quá trình làm sạch chất nhày và máu đông trong<br /> hố mổ sau phẫu thuật và chấp nhận tham gia vào<br /> công trình nghiên cứu.<br /> Sau mổ bệnh nhân được khám và ghi nhận<br /> các thông tin về các triệu chứng cơ năng ngay<br /> sau mổ bệnh nhân được hướng dẫn phương pháp<br /> sử dụng bộ dụng cụ vệ sinh mũi cá nhân<br /> NASARIN và thực hành tự bơm rửa hốc mũi<br /> dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.<br /> Sau khi đã biết cách sử dụng bộ dụng cụ<br /> NASARIN, bệnh nhân được cung cấp một bộ<br /> dụng cụ NASARIN về nhà và tự bơm rửa mỗi<br /> ngày.<br /> <br /> Ghi nhận kết quả<br /> Trong ngày đầu tiên sau mổ, thực hiện đánh<br /> giá triệu chứng cơ năng củ a người bệnh theo<br /> bảng hỏi đáp (SNOT 20).<br /> Sau đó, người bệnh được hướng dẫn tự thực<br /> hiện bơm rửa hốc mũi 2 bên bằng dụng cụ<br /> NASARIN, ngay sau khi bơm rửa bệnh nhân<br /> được đánh giá lại các triệu chứng cơ năng ngay<br /> sau bơm rửa mũi (theo bảng hỏi đáp SNOT – 20).<br /> <br /> Quy trình tái khám và đánh giá kết quả<br /> 1 tuần sau mổ.<br /> <br /> Lần lượt, có chọn lọc.<br /> <br /> 2 tuần sau mổ.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn mẫu<br /> <br /> 3 tuần sau mổ.<br /> <br /> Trên 15 tuổi.<br /> <br /> 160<br /> <br /> 1 tháng sau mổ.<br /> <br /> Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> Trong mỗi lần khám, ngoài việc đánh giá<br /> chất lượng sống sau mổ nội soi mũi xoang như<br /> trên, chúng tôi còn thực hiện nội soi hốc mũi<br /> chẩn đoán tình trạng niêm mạc, chất tiết và<br /> máu đông trong hốc mũi cũng như hiện tượng<br /> xơ dính trong hố mổ.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Chẩn đoán trước mổ<br /> tổng số bệnh nhân tỉ lệ %<br /> 15<br /> 47<br /> 17<br /> 53<br /> <br /> Trong bảng dưới đây, mỗi bệnh nhân có thể<br /> được thực hiện một hoặc nhiều phẫu thuật cùng<br /> lúc.<br /> Bảng 2: Các phẫu thuật đã được thực hiện.<br /> Các phẫu thuật đã thực hiện<br /> phẫu thuật nội soi xoang chức năng<br /> phẫu thuật mở xoang bướm<br /> phẫu thuật mở ngách trán<br /> phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn<br /> phẫu thuật chỉnh hình cuốn mũi dưới<br /> <br /> số ca<br /> 32<br /> 5<br /> 4<br /> 6<br /> 1<br /> <br /> tỉ lệ %<br /> 100<br /> 16<br /> 13<br /> 19<br /> 3<br /> <br /> Đánh giá sự thuyên giảm triệu chứng cơ<br /> nănng theo bảng SNOT 20<br /> Bảng 3: Đánh giá các triệu chứng cơ năng (theo<br /> bảng SNOT-20).<br /> Sau 2 Sau 2<br /> tuần tuần<br /> 15<br /> 17<br /> <br /> Sau 1<br /> tháng<br /> 18<br /> <br /> Ghi chú: Số điểm được so sánh với số điểm ghi<br /> nhân được trong ngày thứ nhất sau phẫu thuật.<br /> <br /> Đánh giá tình trạng niêm mạc hốc mũi<br /> Bảng 4: Tình trạng niêm mạc hốc mũi sau mổ.<br /> Tình trạng niêm mạc<br /> Hồng mỏng láng<br /> <br /> Tai Mũi Họng<br /> <br /> Chất tiết trong hốc mũi<br /> Chất tiết<br /> <br /> Sau 1 Sau 2 Sau 3 Sau 1<br /> tuần tuần tuần tháng<br /> Nhày đặc có khắp hốc mũi<br /> 20<br /> 7<br /> 2<br /> 1<br /> Nhày lượng vừa phải chỉ bám<br /> 7<br /> 10<br /> 10<br /> 2<br /> ở các khe mũi và san mũi<br /> Trong loãng phủ trên bề mặt<br /> 5<br /> 15<br /> 20<br /> 29<br /> niêm mạc<br /> <br /> Máu đông trong hốc mũi<br /> Máu đông<br /> <br /> Phương pháp mổ<br /> <br /> Sau 1<br /> tuần<br /> 5<br /> <br /> Sau 1 Sau 2 Sau 3 Sau 1<br /> tuần tuần tuần tháng<br /> Còn phù nề nhẹ,, quan sát khe 25<br /> 16<br /> 3<br /> 1<br /> mũi giữa hạn chế<br /> Phù nề hẹp khe mũi giữa<br /> 2<br /> 3<br /> 1<br /> 0<br /> Phù nề không quan sát được<br /> 5<br /> 0<br /> khe mũi giữa<br /> <br /> Bảng 6: Tình trạng ứ đọng máu đông trong hốc mũi.<br /> <br /> Bảng 1: Chẩn đoán trước mổ.<br /> <br /> Bảng điểm<br /> SNOT - 20<br /> Giảm so với ngày<br /> đầu sau mổ<br /> <br /> Tình trạng niêm mạc<br /> <br /> Bảng 5: Tình trạng chất tiết trong mũi sau mổ.<br /> <br /> Từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 10 năm<br /> 2010 chúng tôi đã tiến hành đánh giá kết quả<br /> sau mổ nội soi mũi xoang trên 32 bệnh nhân<br /> trong đó có 18 nam và 14 nữ tuổi từ 17 đến 68<br /> tuổi, trung bình là 41 tuổi. kết quả bước đầu ghi<br /> nhận như sau:<br /> <br /> chẩn đoán trước mổ<br /> Viêm đa xoang mạn<br /> Viêm đa xoang mạn tái hồi<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Sau 1 Sau 2 Sau 3 Sau 1<br /> tuần tuần tuần tháng<br /> 1<br /> 13<br /> 27<br /> 31<br /> <br /> Sau 1 Sau 2 Sau 3 Sau 1<br /> tuần tuần tuần tháng<br /> Bít lấp hoàn toàn khe mũi giữa 17<br /> 4<br /> 2<br /> 0<br /> Nhiều, chưa lấp đầy khe mũi<br /> 10<br /> 14<br /> 8<br /> 7<br /> giữa<br /> Ít chỉ ứ đọng ở đáy hố mổ<br /> 5<br /> 14<br /> 18<br /> 25<br /> <br /> Tình trạng xơ dính<br /> Bảng 7: tình trạng xơ dính sau mổ sau 2 tháng.<br /> Tình trạng xơ dính<br /> Không có<br /> Dính đầu cuốn mũi<br /> Dính nhiều trong hố mổ<br /> <br /> số trường hợp<br /> 30<br /> 1<br /> 1<br /> <br /> tỉ lệ %<br /> 97<br /> 3<br /> 0<br /> <br /> Các tai biến, biến chứng sau bơm rửa mũi với<br /> dụng cụ vệ sinh mũi cá nhân.<br /> Bảng 8:<br /> Tai biến<br /> Sặc<br /> Đau đầu trong hoặc sau xịt<br /> Nhiễm trùng hố mổ<br /> Chảy máu mũi<br /> <br /> số trường hợp<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> tỉ lệ %<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Về vai trò của việc bơm rửa mũi với bộ<br /> dụng cụ vệ sinh mũi cá nhân trong giảm<br /> bớt các triệu chứng khó chịu sau phẫu<br /> thuật cho người bệnh<br /> Từ lâu, đã có nhiều công trình nghiên cứu<br /> về tác dụng của việc rửa mũi bằng các loại dung<br /> dịch nước muối với nhiều nồng độ khác nhau<br /> như là một biện pháp điều trị hỗ trợ rất hiệu<br /> quả bệnh viêm mũi xoang cấp hay<br /> mạn tính(3,7).<br /> <br /> 161<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> Việc sử dụng các dung dịch nước rửa mũi<br /> trong điều trị kết hợp sau mổ(4) đóng một vai<br /> trong hết sức quan trọng là tăng cường loại bỏ<br /> những chất nhày và máu đông ứ đọng trong hốc<br /> mũi vốn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn<br /> phát triển tạo nên biến chứng nhiễm trùng sau<br /> mổ(6). Ngoài ra, chất nhày-máu đông ứ đọng<br /> trong hốc mũi, việc bơm rửa hốc mũi cũng đồng<br /> thời loại bớt các yếu tố có hại từ luồng không khí<br /> hít vào bám dính vào niêm mạc mũi như:vi<br /> khuẩn, nấm mốc, bụi, các chất kích thích niêm<br /> mạc mũi làm tăng hiệu quả đề kháng và khả<br /> năng hồi phục của lớp niêm mạc mũi sau mổ.<br /> Ngày nay, sau khi phẫu thuật, ngoài việc cho<br /> bệnh nhân dùng một số thuốc như kháng sinh,<br /> giảm đau, chống phù nề sau mổ, người bác sĩ<br /> thường cho người bệnh sử dụng các dung dịch<br /> nước muối đẳng trương như Sterimar, Xisat,<br /> Sinomarin…đây là các dung dịch được đưa vào<br /> mũi dưới dạng phun sương, với áp lực nhỏ,<br /> không đủ tống xuất chất tiết và máu đông trong<br /> hốc mũi trong thời gian hậu phẫu, hậu quả là tình<br /> trạng ứ đọng dịch nhày, máu đông và hiện tượng<br /> phù nề niêm mạc giảm bớt chậm, sau mổ người<br /> bệnh cảm giác nhẹt mũi, nặng đầu trong một thời<br /> gian trong vòng 2-4 tuần sau mổ.<br /> Với dụng cụ vệ sinh mũi cá nhân, chất nhày<br /> được loại bỏ nhanh chóng hơn, tình trạng phù<br /> nề niêm mạc mũi và các triệu chứng thường<br /> làm người bệnh khó chịu sau mổ cũng đồng<br /> thời giảm hết nhanh chóng hơn (trong vòng 2-3<br /> tuần sau mổ) so với các dung dịch nước muối<br /> sinh lý nêu trên.<br /> <br /> Về vai trò của bộ vệ sinh mũi cá nhân trong<br /> việc thúc đẩy quá trình lành thương và<br /> chống dính sau phẫu thuật xoang<br /> Sau phẫu thuật mũi xoang, quá trình lành<br /> thương ở lớp niêm mạc xoang trải qua 4 giai<br /> đoạn chính: giai đoạn cầm máu, giai đoạn viêm,<br /> giai đoạng tái tạo lớp niêm mạc và giai đoạn biệt<br /> các tế bào biều mô vừa được tái tạo trở thành lớp<br /> <br /> 162<br /> <br /> niêm mạc mới hoàn chỉnh. Việc vệ sinh mũi bằng<br /> các dung dịch nước muối đã có tác động: làm hố<br /> mổ thông thoáng chất nhày dễ và các yếu tố có<br /> hại nguyên nhân làm tăng các triệu chứng khó<br /> chịu và làm chậm quá trình lành thương sau mổ<br /> được tống xuất nhanh chóng hơn, thời gian lành<br /> thương sẽ được rút ngắn đáng kể. với việc cho<br /> người bệnh sử dụng các dung dịch vệ sinh mũi<br /> như Xisat, Sterimar, Sinomarin... tuy chất nhày<br /> có được tống xuất nhanh hơn, nhưng so với bộ vệ<br /> sinh mũi bơm rửa hố mổ bằng áp lực dương liên<br /> tục, quá trình tống xuất chất nhày diễn ra hiệu<br /> quả và nhanh chóng hơn, thời gian lành thương<br /> sẽ được rút ngắn và biến chứng xơ dính sẽ được<br /> hạn chế hiệu quả hơn.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Dù công trình nghiên cứu chỉ mới áp dụng<br /> cho 32 người bệnh, thời gian theo dõi không<br /> dài, nhưng các kết quả rất ấn tượng ban đầu<br /> cho thấy việc bơm rửa hốc mũi sau mổ bằng bộ<br /> vệ sinh mũi cá nhân NASARIN là một biện<br /> pháp an toàn và hiệu quả trong việc giảm bớt<br /> các triệu chứng khó chịu và rút ngằn thời gian<br /> lành thương sau mổ. công trình vẫn đang được<br /> chúng tôi tiếp tục nghiên cứu với cỡ mẫu lớn<br /> hơn, thời gian dài hơn.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1<br /> <br /> 2<br /> 3<br /> <br /> 4<br /> 5<br /> <br /> 6<br /> <br /> 7<br /> <br /> Bachmann G, Hommel G, Michel O. Effect of irrigation of the<br /> nose with isotonic salt solution on adult patients with chronic<br /> paranasal sinus disease. Eur Arch Otorhinolaryngol 2000; 257:<br /> 537-41.<br /> Gross CW, Gross WE. Post-operative care for functional<br /> endoscopic sinus surgery. Ear Nose Throat J 1994; 73: 476-9.<br /> Harvey R, Hannan SA, Badia L, Scadding G. Nasal saline<br /> irrigations for the symptoms of chronic rhinosinusitis.<br /> Cochrane Database Syst Rev 2007; 3: CD006394.<br /> Jorissen M. Postoperative care following endoscopic sinus<br /> surgery. Rhinology 2004; 42: 114-20.<br /> Kuhn FA, Citardi MJ. Advances in postoperative care<br /> following functional endoscopic sinus surgery. Otolaryngol<br /> Clin North Am 1997; 30: 479-90.<br /> Molony NC, Ah-See KW. The contemporary practice of<br /> functional endoscopic sinus surgery: a nationwide survey. Clin<br /> Otolaryngol Allied Sci 1998; 23: 331-8.<br /> Papsin B, McTavish A. Saline nasal irrigation: Its role as an<br /> adjunct treatment. Can Fam Physician 2003; 49: 168-73.<br /> <br /> Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2