intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BƯỚC TIẾN MỚI TRONG HỒI SINH TIM PHỔI: CỨU SỐNG VÀ XA HƠN

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

81
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những chọn lựa trong kỹ thuật hồi sinh tim phổi vẫn còn trong giai đoạn ban sơ. Những hướng dẫn về hồi sinh tim phổi mới có những thay đổi lớn, bao gồm việc giới hạn sử dụng những thuốc cổ điển như là lidocaine và procainamide, không dùng bretylium, và người kỹ thuật viên không cần kiểm tra mạch. Vấn đề cơ bản là vẫn chưa có những có những bằng chứng khoa học cho những hướng dẫn này. Bước Tiến Mới Trong Hồi sinh tim phổi: Phóng đại và hy vọng “Mặc dù có những nền tảng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BƯỚC TIẾN MỚI TRONG HỒI SINH TIM PHỔI: CỨU SỐNG VÀ XA HƠN

  1. BƯỚC TIẾN MỚI TRONG HỒI SINH TIM PHỔI: CỨU SỐNG VÀ XA HƠN Nh ững chọn lựa trong kỹ thuật hồi sinh tim phổi vẫn còn trong giai đoạn ban sơ. Những hướng dẫn về hồi sinh tim phổi mới có những thay đổi lớn, bao gồm việc giới hạn sử dụng những thuốc cổ điển như là lidocaine và procainamide, không dùng bretylium, và người kỹ thuật viên không cần kiểm tra mạch. Vấn đề cơ bản là vẫn chưa có những có những bằng chứng khoa học cho những hướng dẫn này. Bước Tiến Mới Trong Hồi sinh tim phổi: Phóng đại và hy vọng “Mặc d ù có nh ững nền tảng cơ sở dựa trên thực ngiệm trên động vật cho hồi sinh tim phổi, nhưng những nghiên cứu trên người vẫn chưa được chứng minh là có hiệu quả trên nh ững nạn nhân ngừng tim. Những khuyến cáo ngày nay dựa chủ yếu trên bằng chứng hơn là kinh nghiệm” ( Peter Kudenchuk, MD, đại học Washington, Settle, Wash). Mặc dù lidocaine trước đây đã được khuyến cáo là thuốc chống loạn nhịp trong ngừng tim, nhưng vẫn chưa có thử nghiệm có kiểm chứng ngẫu nhiên để chứng minh lợi ích của thuốc. Trong một thử nghiệm hồi cứu trên 700 bệnh nhân ngừng tim trong bệnh viện, lidocain đ ược đánh giá kéo d ài sự sống khoảng 1 giờ. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu đa biến ( điều chỉnh các yếu tố có thể gây nhiễu như tuổi, giới, nhịp gây ngừng tim, thời gian khử rung, và bệnh lý
  2. hô h ấp tim mạch nền), chỉ ra rằng bệnh nhân có dùng lidocain có th ể kéo dài sự sống ngắn hơn 1 giờ so với bệnh nhân không dùng lidocain. Hai nghiên cứu mù, tiền cứu, ngẫu nhiên kiểm tra vai trò của thuốc chống loạn nhịp trong điều trị ngừng tim trơ với shock. Cả hai thử nghiệm đều trên những bệnh nhân ngừng tim ngo ài viện do rung thất hay nhịp nhanh thất vô mạch (VT) và có những can thiệp hồi sinh tim phổi chuẩn và loạt khử rung. Bệnh nhân nhanh thất mặc dù có trên hay b ằng 3 lần shock điện, được đặt nội khí quản, đặt đư ờng truyền tĩnh mạch và epinephrin. Trong nghiên cứu đầu tiên ARREST, bệnh nhân được chia ngẫu nhiên mù đôi vào nhóm có amiodaron bolus hay placebo. Trong nghiên cứu thứ hai ALIVE, bệnh nhân được chia ngẫu nhiên vào nhóm amiodaron 5 mg/kg push tĩnh mạch hay 1,5 mg/ kg lidocain. Cả hai thử nghiệm đều được đánh giá dùng tương đối chậm trễ thuốc chống loạn nhịp và ít nhiều có ảnh hưởng lên tần suất nhập viện. Nghiên cứu ARREST có khoảng 500 bệnh nhân tỉ lệ hiệu quả ở nhóm amiodaron cao có ý ngh ĩa so với chứng (44% so với 34%). Tiến sĩ Kudenchuk lưu ý ‘’ thử nghiệm thứ nhất n ày đã chứng minh can thiệp bằng thuốc trong hồi sinh tim phổi có lợi ích nào đó về cải thiện kết quả ngắn hạn trên bệnh nhân ngừng tim trơ với shock. Tương tự, kết quả sơ bộ trên 348 b ệnh nhân trong thử nghiệm ALIVE gợi ý hiệu quả về hồi sinh tim phổi của amiodaron gấp hai lần so với lidocain”. Trong cả hai thử nghiệm trên, amiodaron là yếu tố độc lập dự báo tỉ lệ sống. Thời gian điều trị là yếu tố hỗ trợ thêm vào. Amiodaron sẽ có hiệu quả cao hơn ở nếu đ ược dùng sớm trong 15 phút ngừng tim. Hồi sinh tim phổi hoặc là càng sớm càng tốt hoặc là không còn hy vọng.
  3. Mặc dù đ ã có những tiến bộ y khoa trong nhiều thập niên gần đây nh ưng kết quả của hồi sinh tim phổi vẫn còn rất xấu. Một phần có thể là do việc điều trị như là thuốc chống loạn nhịp mà giờ đây đ ã được nhận xét là rất ít và h ầu như không hiệu quả. Những kỹ thuật mới nh ư dùng amiodaron cải thiện hồi sinh tim phổi nhưng cần có nghiên cứu để xác định hiệu quả cuối cùng về cải thiện sự sống cho bệnh nhân ngừng tim. Những tổn thương thần kinh sau ngừng tim cần thiết được xem nh ư là mục tiêu cuối cùng và là mục đích nhắm tới trong tương lai. Cấp cứu điện tim: Tiếp cận thực hành Bramah MD, PhD, trường y khoa UCLA và trung tâm y khoa VA, LA, Cali, khuyến cáo về những đặc điểm điều trị VT/VF là phải liên tục, mặc dù có sự khác nhau giữa các nhóm bệnh nhân. Những rối loạn nhịp cơ bản là điều trị giống nhau. Tuy nhiên, điều trị cấp cứu ngoại viện có một vài chi tiết khác so với điều trị nội viện. Theo Dr Singh, thuốc dùng trong điều trị VT/VF nội viện nên có vài tiêu chu ẩn sau:  Cho thuốc liên tục đư ờng TĨNH MẠCH hoặc uống  Hiệu quả nhanh ở đường tĩnh mạch  Tác dụng phụ ít  Không ảnh hưởng lên tử suất  Có kh ả năng kéo dài sự sống  Giá cả hợp lý
  4. Tử suất có thể tăng ở những bệnh nhân dùng quinidin và những thuốc nhóm I khác gồm cả lidocain tĩnh mạch. Có sự tăng tử suất lớn ở những bệnh nhân nhồi máu cơ tim có dùng nhóm IC. Ngược lại, amiodaron và beta block được chứng minh là cải thiện sự sống. Hơn th ế nữa, amiodaron và beta block là hai chất hoạt động đồng vận trong điều trị rối loạn nhịp thất và làm giảm tử suất. Amiodaron có hiệu quả cho cả đường tĩnh mạch và đường uống. Không giống như những thuốc chống loạn nhịp khác, amiodaron làm tăng phân xuất tống máu cải thiện suy tim cho bệnh nhân suy tim và không suy tim. Mặc dù amiodaron là thuốc điều trị rất tốt cho ngoại tâm thu thất nhưng vai trò điều trị cấp chưa rõ ràng. Một phân tích tổng hợp gồm 13 thử nghiệm ngẫu nhiên với amiodaron nh ận thấy amiodaron làm giảm đáng kể đột tử và tỷ lệ tử vong. Phản ứng phụ có thể gây nên sự khác nhau về tử vong ở các nhóm thuốc. Ví dụ, hạ huyết áp có ở 16% bệnh nhân dùng amiodaron so với 36% dùng procainamide. Nhịp chậm xảy ra ở 5% bệnh nhân dùng amiodaron so với 12% dùng pracainamide. Vô tâm thu và phân ly điện cơ có ở 1,2% dùng amiodaron so với 25% dùng dùng lidocain. Vô tâm thu và phân ly điện cơ có thể là yếu tố quan trọng làm tăng tử vong cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim đư ợc điều trị dự phòng chống loạn nhịp bằng lidocain. Dựa trên những nghiên cứu về tác dụng phụ và tỷ lệ tử vong, Dr Singh đề nghị nên dùng amiodaron tĩnh mạch hơn là dùng lidocain, procainamide và bretylium. Nếu rối loạn nhịp tái diễn, ông khuyên nên dùng ho ặc là shock đ iện thêm ho ặc là tăng thuốc amiodaron. Ong nhấn mạnh rằng nghiên cứu ALIVE cho thấy sự vượt trội của amiodaron so với lidocain.
  5. Nhiều nghiên cứu trên bệnh nhân còn sống sau nhồi máu cơ tim nhận thấy có sự đồng vận giữa beta block với amiodaron. Điều n ày là cơ sở để tìm hiểu liệu có sự đồng vận giữa beta block và amiodaron trong điều trị VT/VF. Ong kết luận rằng amiodaron có thể là một thuốc điều trị lập tức cho bệnh nhân ngừng tim hay nhanh thất vô mạch ngoại viện. Cần thêm những nghiên cứu có kiểm chứng cho điều trị .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2