intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cá CHỐT

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

303
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cá chốt, một loài cá rất thường gặp và có rất nhiều tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cá thường được xem là 'đồ bỏ' giống như cá long tong mương. Nông dân Nam bộ không lấy gì làm vui khi quăng lưới mà dính cá chốt vì vừa nặng lưới và vừa mất nhiều công để gỡ cá ra khỏi lưới mà tránh không bị ngạch đâm.Tuy nhiên trong những năm gần đây, cá lại trở thành một 'đặc sản' cung cấp nhiều món ăn khá đặc biệt cho những dân 'ăn nhậu' và cho...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cá CHỐT

  1. Cá CHỐT Cá chốt, một loài cá rất thường gặp và có rất nhiều tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cá thường được xem là 'đồ bỏ' giống như cá long tong mương. Nông dân Nam bộ không lấy gì làm vui khi quăng lưới mà dính cá chốt vì vừa nặng lưới và vừa mất nhiều công để gỡ cá ra khỏi lưới mà tránh không bị ngạch đâm.Tuy nhiên trong những năm gần đây, cá lại trở thành một 'đặc sản' cung cấp nhiều món ăn khá đặc biệt cho những dân 'ăn nhậu' và cho cả những nhà hàng ăn uống được xếp vào hạng sang, đồng thời còn được phơi khô để làm quà tặng. Cá chốt được các nhà ngư học xếp vào họ cá Bagridae. Đây là một họ cá có nguồn gốc tại Phi châu và Á châu. Cá được gọi dưới tên Anh-Mỹ là Naked catfishes hay Bagrid catfishes. Nhóm Bagrid catfish có đến khoảng 210 loài, xếp trong 30 chi. Độ lớn của cá thay đổi rất rộng: nhỏ từ 8 cm đến lớn chừng 2m. Đặc tính chung r õ rệt nhất là vây lưng có một gai (ngạnh) nằm về phía trước, và nơi vây ngực cũng có gai, gai nơi vây ngực có thể có khía răng cưa. Da trơn bóng, không có vẩy. Cá còn có thêm vây mỡ (adipose fin). Miệng tối thiểu có 3 đôi râu,
  2. vài loài còn có thêm đôi râu thứ tư nơi mũi. Cách đẻ trứng và nuôi con cũng thay đổi tùy loài: có loài đào vũng nơi cây cỏ thủy sinh mềm để làm tổ và cá trống canh chừng cho đến khi trứng nở thành cá bột. Thực phẩm của cá phần chính là các sinh vật thủy sinh nhỏ, kể cả tôm tép, rong và cả phân thải của người và thú. Bagrid catfish phân bố khá rộng tại những vùng nước như ao hồ, sông suối tập trung nhiều nhất tại Á châu và Phi châu nhiệt đới. Một số loài có giá trị kinh tế có thể dùng làm thực phẩm. Một vài nơi tại Việt Nam gọi cá chốt là cá ngạnh nhưng khi xét về phương diện sinh học thì có thể phân biệt thành 2 loài khác nhau. Tên cá chốt nên dành để gọi cá trong các chi Mystus và Pseudomystus còn tên cá ngạnh thì nên dành cho cá trong chi Cranoglanis. Tại Việt Nam hiện nay, tên gọi cá chốt cũng chưa được rõ ràng và 'thống nhất'. Trong 'Danh mục một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao' của Tổng cục Thủy sản VN, một số loài Mystus như Mystus cavasius lại được gọi là cá Lăng giấy. 'Danh mục cá Vườn Quốc gia Cát Tiên cũng gọi một số Mystus là Cá Lăng như Mystus filamentus, M. nemurus là cá Lăng vàng. Tại Việt Nam cá chốt tuy được xem là tập trung tại miền Tây Nam bộ nhưng cũng gặp tại nhiều địa phương khác kể cả miền Trung và Bắc Việt
  3. Nam. Theo FAO thì trong vùng thủy vực sông Cửu Long thuộc đồng bằng Nam bộ có đến 13 loài cá chốt thuộc chi Mystus. Một số loài đáng chú ý như: - Mystus vittatus: Cá chốt sọc (Striped dwarf catfish). Cá dài đến 20 cm. Thân thuôn dài, hơi dẹp. Râu mép dài và kéo dài tới vây ngực. Gai lưng yếu. Vây mỡ nhỏ. Màu sắc của thân cá thay đổi theo tuổi, thường màu xám bạc đến vàng kim loại nhạt, với những sọc màu xanh lam nhạt hay nâu dọc theo thân. Mép vây có thể xậm hơn. Cá chốt sọc phân bố rộng rãi tại Á châu, từ lục điạ Ấn độ sang vùng Đông nam Á, gặp rất nhiều tại hệ sinh thái của sông Cửu Long (Lào, Thái, Kampuchea, Việt Nam), thuộc loài cá nuớc ngọt, tuy có thể sống cả trong vùng nước lợ, nước lưu thông hay tĩnh lặng nơi có ven bờ có cây cối. Được xem là một loài cá cảnh tại Âu-Mỹ. - Mystus gulio: Cá chốt trắng (Long whiskers catfish). Đây là một trong các loài cá chốt được xem là lớn, có thể dài đến 45cm, tuy nhiên trung bình chỉ khoảng 15 cm. Thân trắng bạc Tuy thuộc loài cá nước lợ, nhưng thường vào sinh sống trong khu vực nước ngọt, tại các sông, suối lớn, thành từng đàn từ 10 đến 25 con. Phân bố rộng tại Á châu, từ Ấn độ sang đến Đông Nam Á, gặp cả tại Indonesia.
  4. - Mystus wolffii: Cá chốt trắng (Iridescent mystus). Cá dài 20-30 cm. Thân dẹp một bên. Đầu nhỏ hình nón. Mõm hình bầu dục, có 4 đôi râu. Mắt to, không có da che phủ, nằm lệch về phía lưng của đầu. Gai vây ngực và gai vây lưng đều cứng và nhọn, mặt sau của gai lưng có răng cưa hướng về gốc. Vây mỡ nằm đối diện với vây hậu môn. Thân cá có phần lưng và đầu màu trắng xám, toàn thân có ánh vàng nghệ. Các vây màu vàng xậm. Các đỉnh của vây đuôi, vây hậu môn, vây mỡ có màu đen-xám. Râu mép màu đen, các râu khác màu nhạt hơn. Cá phân bố trong khu vực Đông Nam Á, thường gặp trong thủy vực sông Cửu Long. - Mystus rhegma: Cá chốt vạch. Cá lớn đến 12cm. Điểm đặc biệt là vây mỡ khá dài và đầu dẹp nhiều về phía trước. - Mystus planiceps (hay Hemibagrus planiceps). Dài đến 50 cm. Thân màu nâu xậm. Vây lưng có tia phát triển hình quạt. Gai nơi vây ngực cứng và có khía. Được xem là loài cá chốt nguy hiểm, bị gai đâm có thể đau và nhức đến vài ngày. - Mystus albolineatus: Cá chốt ngựa. Cá dài đến 35 cm. Thân màu nhạt với những sọc đâm hơn tạo ra bởi các sắc tố dưới da tạo thành đường sọc khá rõ chạy dọc theo thân. Vây mỡ rất dài, bắt đầu ngay từ điểm chót của vây lưng kéo dài đến gần vây đuôi. Cá thường gặp nơi nước lặng, tại các
  5. vùng ngập trong mùa nước dâng và tồn lại khi nước đã rút xuống trong lưu vực sông Cửu Long. Sinh nở vào đầu mùa mưa, cá con xuất hiện vào các tháng7 và 8. - Pseudomystus siamensis: Cá chốt bông, Cá chốt chuột (Asian bumblebee catfish). Cá dài cỡ 15-20 cm. Thân cá phần trước tròn, phần sau hơi dẹp một bên. bụng tròn, đầu nhỏ, mặt dưới dẹp. Mõm hơi tù. Miệng có 4 đôi râu: râu mép dài và kéo dài gần đến gốc vây ngực. Mắt nhỏ hình bàu dục, có da che phủ. Gai nơi vây ngực to và cứng. Thân màu vàng nghệ có nhiểu dải màu nâu đen nằm vắt ngang. Vây lưng, vây bụng, vây ngực và vây mỡ đều màu nâu đen có nhựng chấm vàng. Vây đuôi màu vàng, trên hai thùy có khi có dải đen vắt ngang. Cá chốt bông phân bố tại lưu vực sông Cửu Long: Thái, Kampuchea và Việt Nam. Tên cá bằng tiếng Thái: Pla kot hin để chỉ cá gây ra tiếng kêu ọt ẹt khi dưới nước củng như khi bị xúc vớt khỏi nước. Phương thức đánh bắt Dân nông thôn tại Nam Việt Nam có những phương pháp đánh bắt cá chốt khá đặc biệt. Theo tác giả Trần Văn trong Chuyện đồng quê thì tại Châu đốc, An giang, phụ nữ và trẻ em đã bắt cá chốt bằng cách 'dùng 3 ngón tay để nắm râu cá' Ngồi trên xuồng ba lá, dằn nước để mé thấp sát mặt nước và
  6. dùng ba ngón cái, trỏ và giữa để nắm râu cá rồi quăng nhanh vào xuồng. Chặn nước tạo thành một hố nhỏ ỡ ven sông, bờ rạch rồi thả mồi dụ cá và sau đó lùa cá vào hố và xúc bằng rổ. Đặt xà ngom, đăng tre, đặt bôn (dụng cụ hình ống đan bằng tre, lợp lá dừa nước), chất chà hoặc xây nò. Thành phần dinh dưỡng Cá chốt là một loài cá 'nhỏ' được xếp vào loài không có giá trị kinh tế trong công nghiệp thủy sản thế giới, tuy nhiên cá được xem là một nguồn cung cấp chất đạm cho người dân nông thôn tại Á và Phi châu (kể cả Việt Nam). Đa số các nghiên cứu về thành phần cũng như đặc tính dinh dưỡng của cá chốt được thực hiện tại Thái Lan, Ấn độ. Cá chốt (Mystus nemurus) được xem là một loài cá 'béo' về phương diện dinh dưỡng gồm Chất đạm 10-18 %, Chất béo tổng cộng 15- 18.33 %: - Acid béo bão hòa (Saturated Fatty Acid-SFA): Palmitic (17.99%); Tridecanoic (16.59%); Stearic (4.40%); Myristic (2.6%), -Acid béo chưa bão hòa đơn (MonoUnsaturated Fatty Acid- MUFA) 30.85 % gồm: Oleic acid (24.84%), Palmitoleic acid (4.66%),
  7. - Acid béo chưa bão hòa đa (PolyUnsaturated Fatty Acid= PUFA: 19.29- 24.5 % gồm Eicopentaenoic (2.65%) ; Docosa hexaenoic (4.44%), Tỷ lệ PUFA/SFA nơi cá chốt là 0.55 cao hơn tỷ lệ được WHO khuyến cào để có ảnh hưởng tốt cho sức khỏe (trên 0.45) (American Journal of Food Technology Số 2-2009) Theo CFCD (2002), Thành phần khoáng chất trong cá Chốt (100g): Calcium 42mg; Potassium 195mg; Sắt 2.1 mg; Kẽm 0.53 mg. Thành phần acid amin trong chất đạm (100g Cá): Glutamine 1755mg; Lysine 1532 mg; Aspartic acid 1496 mg; Leucine 1274mg; Glysine 1039mg; Arginine 1308 mg; Histidine 920 mg; Valine 737mg. Cá chốt trong ẩm thực Các tác giả chuyên viết về ẩm thực và sinh hoạt đồng quê Việt Nam đều đồng ý là: 'Cá chốt sống khắp cả ba miền đất nước và có mặt hầu như khắp lưu vực sông Cửu Long nhưng ngon nhất vẫn là cá Chốt Bạc Liêu, Cà mâu' và đặc biệt nhất là đánh bắt vào mùa cá lên đồng đẻ trứng. Thịt cá chốt nói chung lớn chắc và không có hậu 'tanh' nặng như cá basa, cá tra. Cá chốt thường được chế biến thành những món ăn như: Cá chốt kho sả ớt, kho tiêu muối, Cá chốt chiên giòn, Cá chốt nấu canh chua dùng lá me, hay bần và ăn
  8. với lá so đũa, Cá chốt nấu cháo, Làm mắm để tồn trữ, làm nước mắm. Mắm cá chốt thường được làm bằng cách ướp muối đã rang cho khô: 1 kg cá đã bỏ lòng, bỏ ngạnh được ướp 1 ly rượu đế, 1/2 ly đường, 1 ly thính (gạo nếp rang xay nhuyễn) và muối rang. Để lên men từ 7-10 ngày. Khi dùng, ép bỏ bớt nước và ăn với rau sống. Tài liệu sử dụng: Fishes of the Cambodian Mekong (FAO), Fish and fish dishes of Laos (Alan Davidson), The Catfishes of Asia (Shane Linder), Systematics of Southeast and East Asian Bagridae and related catfishes (dbs.nus.edu.sg ), Trang mạng: Sinh vật rừng VN. Tiến sĩ Dược Khoa Trần Việt Hưng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2