intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ca dao lịch sử và đất nước phần 2

Chia sẻ: Buithi Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

230
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

II. LỊCH SỬ VÀ ĐẤT NƯỚC. phần 2 CA DAO 1. Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy Vui thì vui thật chẳng tầy Giá La (1) 2. Ấy ngày mồng sáu tháng ba Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây (2). 1. Dù ai buôn đâu, bán đâu Mồng mười tháng chín trọi trâu thì về. (3) 1. Cho dù cha mắng, mẹ treo Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm. (4) (1). Đăm: tức làng Tây Tựu, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây Giá: tức làng Yên Sở, Hà nội (2). Chùa Tây: chùa Tây Phương ở huyện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ca dao lịch sử và đất nước phần 2

  1. II. LỊCH SỬ VÀ ĐẤT NƯỚC. CA DAO 1. Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy Vui thì vui thật chẳng tầy Giá La (1) 2. Ấy ngày mồng sáu tháng ba Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây (2). 1. Dù ai buôn đâu, bán đâu Mồng mười tháng chín trọi trâu thì về. (3) 1. Cho dù cha mắng, mẹ treo Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm. (4) (1). Đăm: tức làng Tây Tựu, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây Giá: tức làng Yên Sở, Hà nội (2). Chùa Tây: chùa Tây Phương ở huyện Thạch Thất, Hà Tây. (3). Hội trọi trâu: ở Đồ Sơn, Hải Phòng. CA DAO 1. Cầu Quan vui lắm ai ơi (1) Trên thì họp chợ, dưới bơi thuyền rồng. 1. Gặp nhau một chút nên duyên Xin mời bên đó cất lên cùng hò 2. Ai có chồng nói chồng đừng sợ Ai có vợ nói vợ đừng ghen 3. Tới đây hò hát cho quen Rạng ngày ai về nhà nấy, không há dễ ngọn đèn hai tim? 4. Hò chơi bên gái, bên trai Xin cùng cô bác đừng ai nghi ngờ. (1). Cầu Quan: xưa là huyện lỵ Nông Cống, Thanh Hóa có chợ Thương họp trên bờ sông dạo thời nhà Lê. Xưa kia hàng năm đến đầu mùa xuân ở đây có tục bơi thuyền rồng. CA DAO
  2. 1. Cơm chiên ăn với cá ve Anh về nốc biển mà nghe câu hò. 1. Còn trời, còn nước, còn non Còn câu quan họ em còn say sưa. 1. Ai về Thọ Lão hát chèo (1) Có thương lấy phận nàng Kiều thì thương. 1. Ai về xóm Mý mà coi (2) Bắc niêu lên bếp, xách oi ra đồng 2. Đất nghèo chạy bữa ăn đong Mà câu hát ghẹo thì không đâu bằng. (1). Thọ Lão: vốn là đất "chèo nòi" thuộc huyện Kim Bảng, Hà Nam. (2). Xóm Mý: thuộc huyện Thanh Chương, Nghệ An. CA DAO 1. Ai về Bình Định mà nghe Nói thơ chàng Lía, hát vè Quảng Nam. 1. Mấy người hát tối hôm qua Hôm nay ra hát cho ta hát cùng. 2. Hát cho con gái có chồng Con trai có vợ, mẹ dòng có con. 1. Hát cho đổ quán xiêu đình cho long lanh nước, cho rung rinh trời. 1. Hát đàn cho rạng đông ra Mai về quan bỏ nhà pha cũng đành. CA DAO 1. Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh 2. Ai lên xứ Lạng cùng anh Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em 3. Tay cầm bầu rượu, nắm nem Mải vui quên hết lời em dặn dò. 1. Nhất cao là núi Tản Viên
  3. Nhất sâu là vũng Thủy Tiên của Vừng. (1) 1. Sông Thao nước đục người đen Ai lên phố Ẻn cũng quên đường về (2) (1). Vũng Thủy Tiên, cửa Vừng: ngã ba sông, nơi sông Luộc và sông Hồng gặp nhau. Ngã ba này là nơi giáp giới giữa ba tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình. (2). Phố Ẻn: tức Vũ Ẻn thuộc huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. CA DAO 1. Bắc Cạn có suối đãi vàng Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh. (1) 1. Xứ nam nhất chợ Bằng Vồi Xứ Bắc: Văn Khám, xứ Đoài: Hương Canh. (2) 1. Dù ai xấu xí như ma Tắm nước Đồng Lãm cũng ra con người. (3) 1. Nàng áo xanh: chỉ phụ nữ dân tộc Tày 2. Chợ Bằng Vồi: Bằng và Vồi là tên hai làng cạnh nhau thuộc huyện Thường Tín, Hà Tây. Ngày xưa vùng này thuộc trấn Sơn Nam Thượng, tục gọi là xứ Nam. - Văn Khám: tên một làng thuộc huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh. Ngày xưa Bắc Ninh thuộc trấn Kinh Bắc, tục gọi là xứ Bắc. - Hương Canh: tên một làng thuộc huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phú. Ngày xưa vùng này thuộc trấn Sơn Tây, tục gọi là xứ Đoài. (3). Tên một làng thuộc huyện Thanh Oai, Hà Tây. CA DAO 1. Muốn ăn cơm tám canh cần Thì về Trinh Tiết chăn tằm với anh. (1) 1. Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về Vạn Phúc với anh thì về (2) 2. Vạn Phúc có cội cây đề Có sông uốn khúc, có nghề quay tơ 1. Ai về đến huyện Đông Anh Ghé thăm phong cảnh Loa Thành Thục Vương
  4. 2. Cổ Loa hình ốc khác thường Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây. (3) (1). Trinh Tiết: thường gọi là làng Sêu, thuộc xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Tây. (2). Vạn Phúc: nay thuộc thị xã Hà Đông. Xưa kia có nghề dệt lụa, dệt gấm vóc nổi tiếng. (3). Di chỉ thành An Dương Vương ở làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội (trước thuộc tỉnh Phúc Yên) CA DAO 1. Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương (1) 2. Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chầy Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. (1). Trấn Vũ: (còn gọi là Trấn Võ) tức đền Quan Thánh (cạnh Hồ Tây, Hà Nội) - Thọ Xương: tức huyện Thọ Xương xưa kia, nay thuộc về hai quận của Hà Nội là: quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng. - Nhịp chầy Yên Thái: tiếng chầy giã bột giấy ở làng Bưởi. - Tây Hồ: Hồ Tây, hồ này còn có tên gọi là Dâm Đàm, là Đoài hồ. Có bản chép: Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương (Chùa Thiên Mụ thuộc làng Long Thọ, ngoại ô thành phố Huế) CA DAO 1. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn (1) 2. Đài Nghiên, tháp bút chưa mòn Hỏi ai xây dựng nên non nước này. (2) 1. Hỡi cô đội nón ba tầm Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang 2. Phiên rằm chợ chính Yên Quang (3) Yên Hoa anh đợi hoa nàng mới mua (4) (1). Thê Húc: có nghĩa là ánh mặt trời ban mai đậu lại. (2). Đài Nghiên, tháp Bút: do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào giữa thế kỷ 19. (3). Yên Quang: tên một làng cũ ở phía nam hồ Trúc Bạch thuộc tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận cũ (nay thuộc Hà Nội)
  5. (4). Yên Hoa: là tên cũ làng Yên Phụ CA DAO 1. Ớt cay là ớt Định Công Nhãn ngon là loại nhãn lồng làng Quang. (1) 1. Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây. (2) 1. Thanh trì buôn bán mọi nơi Đồng Nhân, Thúy Ái là nơi chăn tằm. 2. Làng Mơ thì bán rượu tăm Sở lờ cua ốc, quanh năm đủ đời (3) (1). Làng Quang: tức làng Thanh Liệt, Hà Nội. (2). Đầm Sét: là một đoạn của sông Kim Ngưu cũ, trước kia nối liền với Hồ Tây. (3). Thanh Trì: làng ở ven sông Hồng, nhân dân thường làm nghề buôn bán. Làng này còn nổi tiếng về làm bánh cuốn. - Đồng Nhân, Thúy Ái: hai làng này cũng ở ven sông Hồng. - Làng Mơ: tức là làng Hoàng Mai, Bạch Mai, Hà Nội. - Sở lờ: tức làng Sở Thượng. Thời xưa đa số nhân dân đi mò cua, bắt ốc và làm nghề đan lờ. CA DAO 1. Ai lên Đồng Tỉnh, Huê Cầu. Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm 2. Nào ai đi chợ Thanh Lâm Mua anh một áo vải thâm hạt dền. (1) 1. Cô kia thắt dải lưng xanh Có về làng Vĩnh với anh thì về 2. Làng Vĩnh có cây bồ đề Có sông tắm mát có nghề làm gai. (2) (1). Đồng Tỉnh: là nơi chuyên bán thuốc lào, Huê Cầu: tức Xuân Cầu, trước thuộc tỉnh Bắc Ninh, sau thuộc Hưng Yên, Thanh Lâm: thuộc Hải Dương. (2). Làng Vĩnh: nay thuộc thôn Cát Tường, xã An Hòa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
  6. CA DAO 1. Dịu dàng nết đất An Dương Xưa nay là chốn văn chương nổi tài (1) 2. Nhất đẹp là gái làng Cầu (2) Khéo ăn, khéo mặc, khéo hầu mẹ cha. 1. Lênh đênh qua cửa Thần Phù (3) Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm. (1). An Dương: thuộc xã Tân Tiến, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Xưa kia có nhiều người học giỏi, lắm thầy đồ. (2). Làng Cầu: tức làng Lam Cầu, huyện Duy Tiên, Hà Nam. (3). Thần Phù: thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Xưa kia Thần Phù là một cửa bể hay có sóng dữ. CA DAO 1. Mình về đường ấy thì xa Để anh bắc cầu sông cái về qua Ninh Bình 2. Đất Ninh Bình có chùa Non Nước Núi Phi Diên, Hồi Hạc xung quanh. Em về em nhớ quê anh. (1) (1). Núi Non Nước (núi Dục Thúy): trên đó có chùa Non Nước. - Núi Phi Diên (núi Cánh Diều), núi Hồi Hạc (núi Gối Hạc): là những thắng cảnh của Ninh Bình CA DAO 1. Ai lên nhắn chị hàng bông Có muốn lấy chồng thì xuống Nguyệt Viên 2. Nguyệt Viên lắm thóc, nhiều tiền Lại có sông liền tắm mát, nghỉ ngơi. 3. Chiều chiều ba dãy cá tươi Chẳng ăn cũng thiệt, chẳng chơi cũng hoài. (1) 1. Muốn ăn cá bống kho gừng Thì về Kẻ Mỹ đánh thừng với anh (2) (1). Nguyệt Viên: nay thuộc xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. (2). Kẻ Mỹ: Làng Mỹ Đà, xã Hoằng Anh, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2