intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cà rốt là một trong những loại rau rất quý

Chia sẻ: Fresh Fresh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

178
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cà rốt - Daucus carota L. ssp. sativus Hayek, thuộc họ hoa tán Apiaceae. Cà rốt là loại cây thảo sống hàng năm. Lá cắt thành bản hẹp. Hoa tập hợp thành tán kép; trong mỗi tán, hoa ở chính giữa không sinh sản và màu tía, còn các hoa khác có màu trắng hay hồng. Hạt cà rốt có vỏ hóa gỗ và lớp lông cứng che phủ. Cà rốt là một trong những loại rau trồng rộng rãi và lâu đời nhất trên thế giới. Người La Mã gọi cà rốt là nữ hoàng của các loại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cà rốt là một trong những loại rau rất quý

  1. Cà rốt là một trong những loại rau rất quý Cà rốt - Daucus carota L. ssp. sativus Hayek, thuộc họ hoa tán - Apiaceae. Cà rốt là loại cây thảo sống hàng năm. Lá cắt thành bản hẹp. Hoa tập hợp thành tán kép; trong mỗi tán, hoa ở chính giữa không sinh sản và màu tía, còn các hoa khác có màu trắng hay hồng. Hạt cà rốt có vỏ hóa gỗ và lớp lông cứng che phủ. Cà rốt là một trong những loại rau trồng rộng rãi và lâu đời nhất trên thế giới. Người La Mã gọi cà rốt là nữ hoàng của các loại rau. Cà rốt cũng được trồng nhiều ở nước ta. Hiện nay, các vùng trồng rau đang trồng phổ biến 2 loại cà rốt: một loại củ có màu đỏ tươi, một loại có màu đỏ ngả sang màu da cam.
  2. - Loại vỏ đỏ (cà rốt đỏ) được nhập trồng từ lâu, nó có củ to nhỏ không đều, lõi to, nhiều xơ, hay phân nhánh, kém ngọt. - Loại vỏ màu đỏ ngả màu da cam là cà rốt nhập của Pháp (cà rốt Tim Tom) sinh trưởng nhanh hơn loại trên; tỷ lệ củ trên 80%, da nhẵn, lõi nhỏ, ít bị phân nhánh nhưng củ hơi ngắn, mập hơn, ăn ngon, được thị trường ưa chuộng. Chế biến làm thực phẩm: cà rốt là một trong những loại rau quý nhất được các thầy thuốc trên thế giới đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh đối với con người. Cà rốt giàu đường và các loại vitamin cũng như năng lượng. Các dạng đường tập trung ở lớp vỏ và thịt nạc của củ, phần lõi rất ít. Cà rốt có lớp vỏ dày, lõi càng nhỏ càng tốt. Các thành phần của cà rốt, theo tỷ lệ g%, có: nước 88,5, protid 1,5, glucid 8, cellulose 1,2, chất tro 0,8. Muối khoáng có trong cà rốt có: kalium 206, calcium 43, sắt 0,8, phosphor 39, natrium 52, đồng, bo, brom, mangan, magnesium, molipden… Đường trong cà rốt chủ yếu là đường đơn (như fructose, glucose) chiếm tới 50% tổng lượng đường có trong củ, là loại đường dễ bị oxy hóa dưới tác dụng của enzym trong cơ thể; các loại đường như levulose và dextrose được hấp thụ trực tiếp.
  3. Trong cà rốt có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B; ngoài ra, nó còn chứa b- caroten (5040), sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hóa dần thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và tuổi trẻ… Từ hạt cà rốt, người ta chiết xuất được chất docarin (còn gọi là cao hạt cà rốt). Người ta thường sử dụng cà rốt dưới dạng tươi để ăn sống (làm gỏi, trộn dầu giấm), xào, nấu canh, hầm thịt. Hoặc dùng cà rốt ép lấy dịch, phối hợp với các loại hoa quả khác để làm nước giải khát hoặc nước dinh dưỡng. Sử dụng làm thuốc: người ta dùng thịt củ, dịch (nước ép cà rốt) và hạt non để làm thuốc. Cà rốt có các tính chất: bổ, giàu chất khoáng, làm tăng lượng hồng cầu và huyết cầu tố, tăng sự miễn dịch tự nhiên, là yếu tố sinh trưởng, kích thích sự tiết sữa, làm cho các mô và da trẻ lại. Nó còn giúp điều hòa ruột (chống tiêu chảy và đồng thời nhuận trường), làm lành vết thương ở ruột, lọc máu, làm loãng mật, trị ho, lợi tiểu, trị giun và liền sẹo. Cà rốt có nhiều tác dụng, có thể dùng làm thuốc uống trong hoặc đắp ngoài. Thường được chỉ định: - Dùng trong trị suy nhược (rối loạn sinh trưởng, thiếu chất khoáng, còi xương, sâu răng), trị thiếu máu (một số trường hợp thiếu thị lực), tiêu chảy trẻ em và người lớn, bệnh trực trùng coli, viêm ruột non - kết, bệnh đường ruột, táo
  4. bón, loét đường ruột, táo bón, loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết dạ dày - ruột, bệnh phổi (ho lao, ho gà mạn tính, hen), lao hạch, thấp khớp, thống phong, vàng da, ký sinh trùng đường ruột (sán xơ mít), dự phòng các bệnh nhiễm trùng và thoái hóa, đề phòng sự lão hóa và các vết nhăn… Người ta dùng dịch cà rốt tươi; ngày dùng 50 đến 500 g sáng và chiều, tốt nhất vào sáng sớm lúc đói uống một ly. Dịch tươi cà rốt làm thuốc trị ho, bệnh về đường hô hấp, hen, khàn tiếng. Để trị táo bón, dùng 1 kg cà rốt cho vào 1 lít nước, hầm nhừ trong 2 giờ và xay nhuyễn… Để trị tiêu chảy trẻ em, dùng xúp cà rốt. Dân gian có bài thuốc bồi dưỡng sau khi sinh: cà rốt 40 g, gừng tươi 25 g, thịt dê hoặc thịt gà 100 g. Ba thứ nấu kỹ, thêm muối, gia vị và ăn cả cái và nước. Cứ vài ngày ăn một lần. Cà rốt dùng ngoài để chữa vết thương, loét, đinh nhọt, nứt nẻ, bệnh ngoài da (eczema, nấm, chốc lở tại chỗ), dùng đắp áp xe và ung thư vú, ung thư biểu mô. O
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2