intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các aminoglycosid

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

101
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kháng sinh đầu tiên của nhóm aminoglycosid là streptomycin được tách chiết nǎm 1944 và ngay sau đó người ta đã thấy hiệu quả của thuốc trong điều trị bệnh lao. Nǎm 1949, người ta tách được neomycin, tiếp theo là kanamycin nǎm 1957. Nǎm 1959, một aminoglycosid khác ít được biết tới là paronomycin được triển khai. Ngày nay, bốn aminoglycosid này ít được dùng do tính khả dụng của gentamycin (1963), tobramycin (1975) và amikacin (1976). Gentamicin được sử dụng rộng rãi nhất vì thuốc đã có ở dạng thuốc gốc và do đó rẻ hơn nhiều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các aminoglycosid

  1. Các aminoglycosid
  2. Lịch sử: Kháng sinh đầu tiên của nhóm aminoglycosid là streptomycin được tách chiết nǎm 1944 và ngay sau đó người ta đã thấy hiệu quả của thuốc trong điều trị bệnh lao. Nǎm 1949, người ta tách được neomycin, tiếp theo là kanamycin nǎm 1957. Nǎm 1959, một aminoglycosid khác ít được biết tới là paronomycin được triển khai. Ngày nay, bốn aminoglycosid này ít được dùng do tính khả dụng của gentamycin (1963), tobramycin (1975) và amikacin (1976). Gentamicin được sử dụng rộng rãi nhất vì thuốc đã có ở dạng thuốc gốc và do đó rẻ hơn nhiều so với tobramycin hoặc amikacin. Việc sử dụng streptomycin và neomycin giảm còn do nguy cơ gây độc nặng cho tai, mặc dù các chất mới hơn cũng biểu hiện khả nǎng gây độc này. Neomycin chỉ được dùng đường uống trong điều trị bệnh não gan vì độc tính quá cao khi dùng ngoài đường tiêu hóa hoặc rửa tại chỗ. Paronomycin hiện nay chủ yếu được dùng như một thuốc chống ký sinh trùng đường ruột trong điều trị bệnh amip, giardia, cestodia, leishmania da cũng như cryptosporidio ở bệnh nhân AIDS. Trong những nǎm 1970 và 1980, hàng chục kháng sinh cephalosporin đã ra đời, và nhiều người tin rằng việc sử dụng aminoglycosid sẽ trở nên lỗi thời.
  3. Tuy nhiên, việc một số vi khuẩn gram âm trở nên kháng với cephalosporin đang một lần nữa khẳng định sự hữu ích của các aminoglycosid và làm sống lại mối quan tâm tới nhóm thuốc này. Việc sử dụng ở liều cao hơn cách quãng dài hơn có thể đồng thời làm tǎng hiệu quả và giảm độc tính. Cơ chế tác dụng: Mặc dù đã nghiên cứu nhiều nǎm, song vẫn chưa rõ các aminoglycosid làm chết tế bào vi khuẩn như thế nào. Người ta biết rằng các aminoglycosid gắn kết vững chắc với một trong hai vị trí gắn aminoglycosid trên tiểu phân 30S của ribosom, kết quả là thuốc ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Tuy nhiên sự ức chế này không đủ để giải thích cho tác dụng làm chết vi khuẩn của các aminoglycosid, vì các kháng sinh khác không phải aminoglycosid cũng ức chế tổng hợp protein lại chỉ có tác dụng k ìm khuẩn. Một khía cạnh tối quan trọng đối với khả nǎng diệt khuẩn của aminoglycosid là cần đạt được nồng độ nội bào vượt quá nồng độ ngoại bào. Các vi khuẩn kị khí không nhạy cảm với aminoglycosid một phần là do chúng không có cơ chế vận chuyển tích cực để hấp thu aminoglycosid.
  4. Các aminoglycosid biểu hiện "khả nǎng diệt phụ thuộc nồng độ" và "hiệu ứng sau kháng sinh" (PAE). "Khả nǎng diệt phụ thuộc nồng độ" mô tả nguyên lý hiệu quả diệt khuẩn tǎng khi nồng độ tǎng. "PAE" biểu hiện khả nǎng ức chế sự phát triển vi khuẩn kéo dài nhiều giờ sau khi không còn phát hiện được nồng độ aminoglycosid. Cả hai hiện tượng này có thể được lợi dụng trong những phác đồ dùng liều cao cách quãng dài. Các đặc điểm phân biệt/Phản ứng có hại: Các aminoglycosid có hoạt động và phản ứng có hại tương tự nhau. Hai phản ứng có hại nổi tiếng là gây độc cho tai và gây độc cho thận. Người ta cho rằng một số aminoglycosid, như neomycin và streptomycin gây độc cho tai nhiều hơn các thuốc khác, mặc dù chưa bao giờ có mối liên quan rõ ràng giữa nồng độ aminoglycosid huyết thanh và tiến triển của nhiễm độc ở tai. Mặc dù người ta cho rằng độc tính đối với tai của neomycin chủ yếu là ở ốc tai, còn streptomycin gây độc tiền đình, tất cả các aminoglycosid đều có khả nǎng gây những dạng nhiễm độc này. Nhiễm độc tai diễn ra sau khi sử dụng kéo dài và không thể hồi phục.
  5. Nhiễm độc thận là một phản ứng có hại khác đã được mô tả kỹ với liệu pháp aminoglycosid. Aminoglycosid được hấp thu bởi hiện tượng thẩm bào trong các tế bào lót ống lượn gần, ở đây thuốc tập trung trong các lysosom. V ì không có cơ chế đào thải phức hợp aminoglycosid-lysosom nội bào, tế bào trương lên và vỡ ra. Hình như có mối liên quan chặt chẽ giữa nồng độ aminoglycosid huyết thanh với sự xuất hiện nhiễm độc thận hơn là với nhiễm độc tai. Nồng độ thuốc tǎng cao trong thời gian dài làm nặng thêm độc tính thận của aminoglycosid. Sự hấp thu thuốc của tế bào ống thận khi truyền aminoglycosid liên tục 24 giờ cao hơn so với dùng liều tương tự tiêm truyền trong 30 phút. Ngoài ra, hiệu quả có vẻ không bị ảnh hưởng khi dùng aminoglycosid liều cao cách quãng dài.Do những khác biệt lâm sàng giữa các aminoglycosid là rất ít, có lẽ chi phí vẫn là yếu tố có ý nghĩa trong việc chọn lựa thuốc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2