Các bài tập ôn kế toán tài chính
lượt xem 251
download
Bài tập 1: Số dư đầu kỳ TK tiền mặt ngoại tệ tại 1 DN vào đầu tháng 06/2002 như sau: TK 111 (1112): 7.500.000 đ TK 007(USD): 500 USD Các tài khoản khác có liên quan xem như có đủ
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các bài tập ôn kế toán tài chính
- Baøi taäp PHẦN BÀI TẬP Bài tập 1: Số dư đầu kỳ TK tiền mặt ngoại tệ tại 1 DN vào đầu tháng 06/2002 như sau: TK 111 (1112): 7.500.000 đ TK 007(USD): 500 USD Các tài khoản khác có liên quan xem như có đủ số dư để thanh toán. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Ngày 05/06: Bán hàng thu tiền mặt trị giá 500 USD 2. Ngày 10/06: Bán 300 USD tiền mặt 3. Ngày 13/06: Nhập kho nguyên vật liệu trị giá 600 USD chưa thanh toán cho người bán X 4. Ngày 19/06: Chi phí bán hàng bằng ngoại tệ 100 USD 5. Ngày 29/06: Trả cho nhà cung cấp X 400 USD 6. Ngày 30/06: Điều chỉnh số dư các tài khoản có liên quan đến ngoại tệ cuối tháng. Tài liệu bổ sung: Tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng trong tháng • Ngày 31/05: 15.000 VND 1 USD • Ngày 05/06: 14.800 VND 1 USD • Ngày 10/06: 14.700 VND 1 USD • Ngày 13/06: 15.000 VND 1 USD • Ngày 19/06: 15.200 VND 1 USD • Ngày 29/06: 15.200 VND 1 USD • Ngày 30/06: 14.900 VND 1 USD Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào tài khoản chữ T biết Tỷ giá ngoại tệ xuất quỹ được xác định theo phương pháp FIFO
- Baøi taäp Bài tập 2: Thực hiện yêu cầu như bài 1 với tài liệu sau: Số dư đầu kỳ TK tiền mặt ngoại tệ tại 1 DN vào đầu tháng 07/2002 như sau: TK 111 (1112): 14.900.000 đ TK 007(USD): 1.000 USD Các tài khoản khác có liên quan xem như có đủ số dư để thanh toán. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Ngày 05/07: Bán 500 USD tiền mặt 2. Ngày 08/07: Mua 300 USD tiền mặt 3. Ngày 10/07: Xuất ngoại tệ (USD) tại quỹ để mua tài sản cố định trị giá 800 USD 4. Ngày 13/07: Nhập kho nguyên vật liệu trị giá 400 USD chưa thanh toán cho người bán X 5. Ngày 19/07: Bán hàng thu ngoại tệ trị giá 600 USD nhập quỹ tiền mặt 6. Ngày 20/07: Trả 300USD cho nhà cung cấp X 7. Ngày 23/07: Doanh thu bán hàng 200 USD, người mua Y chưa trả tiền 8. Ngày 25/07: Chi phí sản xuất chung phải chi bằng tiền mặt ngoại tệ: 100 USD 9. Ngày 30/07: Người mua Y thanh toán 100 USD 10.Ngày 31/07: Điều chỉnh số dư các tài khoản có liên quan đến ngoại tệ cuối tháng. Tài liệu bổ sung: Tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng trong tháng • Ngày 30/06: 14.900 VND 1 USD • Ngày 05/07: 15.000 VND 1 USD • Ngày 08/07: 14.800 VND 1 USD • Ngày 10/07: 15.100 VND 1 USD • Ngày 13/07: 15.000 VND 1 USD • Ngày 19/07: 15.200 VND 1 USD • Ngày 20/07: 15.300 VND 1 USD • Ngày 23/07: 15.000 VND 1 USD • Ngày 25/07: 14.900 VND 1 USD • Ngày 30/07: 15.100 VND 1 USD • Ngày 31/07: 15.000 VND 1 USD
- Baøi taäp Bài tập 3: Một doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Các đối tượng cung cấp nguyên vật liệu cho DN đều phát hành hóa đơn GTGT với cùng thuế suất 10%. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho. Ta có số liệu vật liệu tồn kho đầu tháng như sau: Vật liệu chính: 600kg giá thực tế 43.000đ/kg Vật liệu phụ: 100kg giá thực tế 32.000đ/kg Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Mua vật liệu chính của người bán A với số lượng 200kg, đơn giá 43.500đ/kg, hàng đã nhập đủ về kho, chưa thanh toán tiền. Chi phí vận chuyển và bốc vác số hàng này trả bằng tiền mặt 100.000đ 2. Xuất 280kg vật liệu chính cho phân xưởng sản xuất để chế tạo sản phẩm 3. Xuất vật liệu phụ cho phân xưởng sản xuất: 30kg để chế tạo sản phẩm và 15 kg để phục vụ quản lý phân xưởng 4. Mua vật liệu của người bán B chưa thanh toán tiền: Vật liệu chính 200kg, đơn giá 44.000đ/kg, vật liệu phụ 50kg đơn giá 32.400đ/kg; hàng đã về kho. 5. Xuất 35kg vật liệu phụ cho bộ phận bán hàng 6. Xuất 200kg vật liệu chính cho phân xưởng sản xuất để chế tạo sản phẩm. 7. Xuất 40kg vật liệu phụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp Yêu cầu: Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào tài khoản chữ T trong các trường hợp DN sử dụng các phương pháp tính giá hàng xuất kho như sau: Nhập trước - xuất trước (FIFO), nhập sau - xuất trước(LIFO), đơn giá bình quân gia quyền. Bài tập 5: Một doanh nghiệp sản xuất áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất tất cả các loại nguyên vật liệu nhập kho của doanh nghiệp là 10%. Tồn đầu kỳ vật liệu như sau: • Vật liệu chính 5.000kg, giá thực tế 5.010đ/ kg • Vật liệu phụ 2.000kg, giá thực tế 1.980đ/ kg Một số tài khoản khác liên quan xem như có đủ số dư để thanh toán. Tình hình nhập xuất vật liệu trong kỳ như sau: 1. DN mua vật liệu chính 15.600kg, giá 5.000đ/ kg. Vật liệu chính về nhập kho thiếu 600kg chưa rõ lý do, tiền chưa trả người bán A, chi phí vận chuyển bốc vác trả bằng tiền mặt 40đ/ kg theo số thực nhập.
- Baøi taäp 2. Doanh nghiệp mua vật liệu phụ 3.000kg, giá 1.950đ/ kg. Vật liệu phụ về nhập kho thừa 500kg chưa rõ lý do, tiền chưa trả người bán B. DN nhập kho luôn số thừa, chi phí vận chuyển bốc vác trả bằng tiền mặt 20đ/ kg theo số thực nhập. 3. Số vật liệu chính thiếu ở nghiệp vụ 1 là do bên vận chuyển gây nên nên bắt bên này phải bồi thường và thanh toán cho người bán A. 4. Số vật liệu phụ thừa ở nghiệp vụ 2, người bán B đề nghị DN trả lại, doanh nghiệp đồng ý và đã xuất kho trả lại, chi phí vận chuyển người bán phải chịu. 5. Doanh nghiệp xuất vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm 17.000kg 6. Doanh nghiệp xuất vật liệu phụ cho sản xuất sản phẩm 3.200kg, cho quản lý phân xưởng 200kg, cho quản lý doanh nghiệp 600kg. 7. DN mua vật liệu chính 10.000kg, giá 5.010đ/ kg, vật liệu chính đã về nhập kho đủ, tiền chưa trả người bán A; chi phí vận chuyển bốc vác bằng tiền mặt 50đ/ kg. 8. Doanh nghiệp mua vật liệu phụ 5.000kg, giá 1.960đ/ kg, vật liệu phụ nhập kho đủ, tiền chưa trả người bán B, chi phí vận chuyển bốc vác bằng tiền mặt 20đ/ kg. 9. Doanh nghiệp xuất vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm 8.000kg 10.Doanh nghiệp xuất vật liệu phụ cho sản xuất sản phẩm 2.000kg và quản lý doanh nghiệp 400kg. 11.Doanh nghiệp nhận được giấy báo của ngân hàng về việc đã trả nợ mua vật liệu cho người bán. 12.Cuối kỳ, DN kiểm kê vật liệu thấy thiếu trên định mức 200kg vật liệu chính và thừa trên định mức 100kg vật liệu phụ chưa rõ lý do 13.Sau khi điều tra nguyên nhân thiếu thừa vật liệu, doanh nghiệp giải quyết như sau: • Vật liệu chính thiếu thủ kho phải bồi thường, thủ kho đã nộp tiền mặt bồi thường • Vật liệu phụ thừa tính xem như 1 khoản thu nhập bất thường. Yêu cầu: Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào tài khoản chữ T trong các trường hợp DN sử dụng các phương pháp tính giá hàng xuất kho như sau: • Nhập trước - xuất trước (FIFO) • Nhập sau - xuất trước(LIFO) • Đơn giá bình quân gia quyền Bài tập 6:
- Baøi taäp Số dư đầu tháng 07/2002 của 1 số tài khoản tại 1 DN A ( DN nộp thuế gia tăng theo phương pháp khấu trừ ) như sau: TK 151: 15.000.000đ - TK 152: 900.000.000đ TK 153: 60.000.000đ - TK 142: 600.000đ Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng cụ thể như sau: 1. Mua và nhập kho nguyên vật liệu chưa trả tiền người bán X với giá bán chưa kể thuế GTGT : 320.000.000đ, thuế GTGT 10%. Nếu thanh toán trước thời hạn quy định sẽ được hưởng chiết khấu 1% trên giá trị lô hàng (không kể thuế) 2. Chi phí vận chuyển, bốc xếp số vật tư nói trên đã trả bằng tiền mặt: 500.000đ. 3. Ông B là nhân viên thu mua của DN tạm ứng 10.000.000đ tiền mặt để mua công cụ cho DN 4. Vay ngắn hạn để trả nợ toàn bộ cho người bán X số tiền hàng ở nghiệp vụ 1 trước hạn. 5. Nhận toàn bộ hàng đi đường cuối kỳ trước và nhập kho nguyên vật liệu 6. Phân xưởng báo hỏng 1 công cụ trị giá 1.200.000 (phân bổ 50% từ kỳ trước), phế liệu thu hồi 100.000. 7. Nhập kho công cụ (do ông B trực tiếp mua) trị giá 8.000.000đ chưa kể thuế GTGT 10% và chi phí vận chuyển 200.000đ. Đồng thời ông B nộp hoá đơn mua hàng để thanh toán tạm ứng; khoản còn thừa, ông B nộp tiền vào quỹ tiền mặt. 8. Xuất kho nguyên vật liệu chính cho phân xưởng dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm: 450.000.000đ 9. Xuất kho vật liệu cho phân xưởng dùng vào việc sửa chữa máy móc trong phân xưởng: 5.600.000đ 10.Xuất kho công cụ cho bộ phận quản lý phân xưởng: 400.000đ, tính toàn bộ vào chi phí trong kỳ 11.Xuất kho nguyên vật liệu cho phân xưởng trực tiếp dùng vào sản xuất: 66.000.000đ và cho bộ phận quản lý phân xuởng: 5.000.000đ 12.Xuất kho công cụ cho công nhân sản xuất sử dụng 1.800.000đ, phân bổ dần vào chi phí 3 tháng 13.Xuất kho nguyên vật liệu cho bộ phận bán hàng 1.000.000đ và cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 2.000.000đ 14.Kiểm kê kho phát hiện thiếu một số dụng cụ trị giá 200.000đ, thủ kho phải bồi thường bằng tiền mặt; đồng thời phát hiện thừa một lượng nguyên vật liệu trị giá 800.000đ, được quyết định ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
- Baøi taäp 15.Mua nguyên vật liệu chưa trả tiền người bán. Đã nhận hóa đơn ghi giá bán 70.000.000đ chưa kể thuế GTGT 10% nhưng đến 31/07 hàng vẫn chưa về đến kho. Yêu cầu: Định khoản và phản ánh tình hình nhập xuất , tồn kho nguyên vật liệu trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai hàng tồn kho thường xuyên Bài tập 7: Một doanh nghiệp có tình hình tài sản cố định như sau: Tài sản cố định định đầu tháng: • Nguyên giá máy móc thiết bị dùng sản xuất sản phẩm là 840.000.000đ tỷ lệ khấu hao 12%/năm. • Nguyên giá TSCĐ dùng quản lý phân xưởng là 120.000.000đ, tỷ lệ khấu hao 9%/năm. • Nguyên giá TSCĐ dùng trong quản lý doanh nghiệp là 60.000.000đ, tỷ lệ khấu hao 8%/năm. Tình hình tăng giảm tài sản cố định trong tháng (thuế giá trị gia tăng của tất cả các tài sản cố định mua trong kỳ là 10%): 1. DN được cấp 1 TCSĐ nguyên giá 24.000.000đ dùng để sản xuất sản phẩm, tỷ lệ khấu hao 10%/năm. 2. DN dùng vốn đầu tư xây dựng cơ bản mua 1 TSCĐ, phải trả cho người bán 22.000.000đ, chi phí vận chuyển bốc vác, lắp đặt, chạy thử trả bằng tiền mặt là 200.000đ. DN dùng tiền gửi ngân hàng để thanh toán cho người bán. TSCĐ này sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp , tỷ lệ khấu hao 9%/năm. 3. DN thanh lý TSCĐ đang dùng ở bộ phận quản lý phân xưởng, nguyên giá là 10.400.000đ đã hao mòn 10.340.000đ, chi phí tháo dỡ vận chuyển bằng tiền mặt 100.000đ. DN thu hồi một số phụ tùng nhập kho trị giá 500.000đ. TSCĐ này doanh nghiệp vay dài hạn ngân hàng để mua sắm nên doanh nghiệp đã dùng tiền gởi ngân hàng để trả nợ vay ngân hàng phần giá trị còn lại của tài sản cố định mà doanh nghiệp chưa trả. 4. Doanh nghiệp bán một tài sản cố định cũ dùng sản xuất sản phẩm nguyên giá 16.000.000đ đã hao mòn 15.100.000đ, theo giá thoả thuận là 5.250.000đ (trong đó, thuế GTGT thuế suất 5%), người mua đã trả bằng tiền mặt, chi phí tháo dỡ bốc vác trả bằng tiền mặt 200.000đ. Giả sử phần giá trị còn lại doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách, doanh nghiệp đã dùng tiền gởi ngân hàng nộp.
- Baøi taäp 5. DN chuyển một TSCĐ đang sử dụng để sản xuất sản phẩm đi liên doanh với một doanh nghiệp khác, nguyên giá là 12.000.000đ đã trích khấu hao 2.200.000đ. TSCĐ được hội đồng liên doanh đánh giá là 9.500.000đ. 6. DN dùng quĩ đầu tư phát triển mua một TSCĐ vô hình dùng sản xuất sản phẩm giá 24.000.000đ, trả bằng tiền mặt. Tỷ lệ khấu hao cơ bản năm 10%. 7. DN nhận của một doanh nghiệp khác một TSCĐ liên doanh theo Hội đồng liên doanh định giá là 36.000.000đ. TSCĐ dùng để SXSP, tỷ lệ khấu hao là 10%/năm. Yêu cầu: • Hãy định khoản tình hình tăng giảm TSCĐ của DN trong kỳ và ghi vào các tài khoản liên quan. • Tính khấu hao TSCĐ trong kỳ và ghi vào tài khoản liên quan. • Tính khấu hao TSCĐ ở kỳ sau. Bài tập 8: Trên một số tài khoản ở một DN trong tháng có tình hình như sau: 214 627 3.860.000 (1) (1) 3.300.000 TK 642 TK 641 (1)360.000 (1) 200.000 Yêu cầu: • Cho biết tình hình của doanh nghiệp qua sơ đồ trên và giải thích nội dung nghiệp vụ ghi trên sơ đồ. • Tìm nguyên giá TSCĐ của doanh nghiệp: • Tỷ lệ khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởnglà 11%/ năm. • Tỷ lệ khấu hao TSCĐ dùng bán hàng là 10%/ năm. • Tỷ lệ khấu hao TSCĐ dùng quản lý doanh nghiệp là 9%/ năm. Bài tập 9: Trong tháng 5/2002 phát sinh các nghiệp vụ sau, yêu cầu phản ánh vào tài khoản (thuế giá trị gia tăng của tất cả các tài sản cố định mua trong kỳ là 10%): 1. Mua một máy mới bằng quĩ phát triển kinh doanh. Giá máy 150.000.000đ, chưa trả tiền người bán, đã bàn giao đưa vào sử dụng. Chi phí lắp đặt 2.000.000đ đã thanh toán bằng tiền mặt. 2. Thanh lý một máy cũ nguyên giá 80.000.000đ, đã khấu hao 76.000.000đ. Thu 1.500.000đ tiền mặt do bán phế liệu từ tài sản cố định đó. Chi phí thanh lý: thuê người tháo dỡ, trả bằng tiền mặt 200.000đ.
- Baøi taäp 3. Thuê ngoài sửa chữa một máy của phân xưởng sản xuất, phải trả 600.000đ cho đơn vị sửa chữa, tính vào chi phí kỳ này của phân xưởng. 4. Thuê ngoài sửa chữa nhà văn phòng của bộ phận quản lý doanh nghiệp, phải trả 1.000.000đ. Tính vào chi phí kỳ này. 5. Trích trước chi phí sửa chữa cửa hàng 2.000.000đ. Thực tế phát sinh: thuê ngoài sửa chữa, phải trả 3.700.000đ. 6. Xuất kho nguyên vật liệu (phụ tùng) cho công nhân phân xưởng dùng vào việc sửa chữa máy móc bị hư 5.600.000đ. 7. Bộ phận sửa chữa máy móc sửa một máy khác của phân xưởng. Chi phí gồm: lương phải trả công nhân sửa chữa 1.000.000đ, trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo qui định; phụ tùng mua về đưa thẳng vào sửa chữa (không qua kho) 5.000.000đ. Công trình sửa chữa hoàn thành, giá trị công trình sửa chữa được phân bổ vào chi phí 2 kỳ. 8. Tổng mức khấu hao TSCĐ tháng 5/2002: 35.000.000, trong đó: • Khấu hao TSCĐ của phân xưởng sản xuất 27.000.000đ. • Khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng 3.000.000đ. • Khấu hao TSCĐ của bộ phận QLDN 5.000.000đ. 9. Nhận một xe vận tải của đơn vị góp vốn Liên doanh. Các bên tham gia liên doanh đánh giá: 300.000.000đ. 10.Nhận một thiết bị do Tổng công ty điều chuyển từ đơn vị khác đến, số liệu trên sổ sách đơn vị đó: Nguyên giá thiết bị: 13.000.000đ, đã khấu hao 4.500.000đ. 11.Nhượng bán một TSCĐ vô hình, nguyên giá 22.000.000đ, đã khấu hao 3.700.000đ. Thu được 20.000.000đ tiền mặt. Chi cho người môi giới 200.000đ tiền mặt. 12.Đem một số TSCĐ đi góp vốn liên doanh với đơn vị khác. Nguyên giá: 400.000.000đ, đã khấu hao 80.000.000đ. Các bên tham gia Liên doanh đánh giá số tài sản này trị giá 350.000.000. Bài tập 10: Trong tháng, 1 DN có các nghiệp vụ kinh tế về tiền lương phát sinh sau: 1. DN rút tiền gửi ngân hàng nhập quĩ tiền mặt 26.000.000đ 2. DN dùng tiền mặt trả lương còn nợ công nhân viên là 5.000.000đ. 3. DN dùng tiền mặt ứng tiền lương phải trả (ứng lương đợt 1) cho công nhân viên như sau: • Công nhân sản xuất sản phẩm 5.000.000đ • Công nhân viên quản lý phân xưởng 500.000đ • Công nhân viên quản lý doanh nghiệp 1.000.000đ
- Baøi taäp 4. Cuối tháng DN tính lương phải trả cho công nhân viên như sau: • Công nhân sản xuất sản phẩm 8.000.000đ • Công nhân viên quản lý phân xưởng 2.000.000đ • Công nhân viên quản lý doanh nghiệp 4.000.000đ Cuối tháng DN tính các khoản trích theo lương cho CNV theo tỷ lệ quy định. 1. DN trích trước lương nghỉ phép của công nhân sản xuất sản phẩm là 4%/quỹ lương thực tế của công nhân sản xuất trong tháng 2. Thực tế phát sinh lương nghỉ phép của công nhân sản xuất đã được trích trước từ kỳ trước 300.000 đồng. Đồng thời tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ và khấu trừ phần BHXH, BHYT mà công nhân viên phải chịu trên phần lương này. 3. Trừ lương công nhân do nhân tạm ứng thừa chưa thanh toán 500.000đ và do phải bồi thường thiệt hại về mất mát vật tư của doanh nghiệp 200.000đ 4. DN tính BHXH, BHYT mà công nhân viên phải trích lương trả 5. DN dùng tiền mặt trả hết lương cho công nhân viên 6. DN dùng tiền gửi ngân hàng nộp BHXH cho cơ quan bảo hiểm, chuyển cho cơ quan y tế mua bảo hiểm y tế, chuyển 50% cho tổ chức công đoàn cấp trên. Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi vào các tài khoản liên quan (lưu ý: chi tiết TK 338 theo các tài khoản cấp 2) Bài tập 11: Một DN sản xuất 1 loại sản phẩm (sp X), sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới chi phí sản xuất như sau: 1. DN xuất vật liệu chính cho SXSP 10.000.000đ 2. DN xuất vật liệu phụ cho SXSP 2.000.000đ, cho quản lý phân xưởng 100.000đ 3. DN xuất nhiên liệu cho SXSP 1.000.000đ, cho quản lý phân xưởng 100.000đ 4. DN xuất công cụ cho quản lý phân xưởng 400.000đ, phân bổ trong 8 tháng 5. Tiền điện dùng ở bộ phận văn phòng DN phải trả cho nhà cung cấp 1.000.000đ 6. DN mua trà, bánh tiếp khách ở phân xưởng, trả bằng tiền mặt 200.000đ 7. DN mua một số đồ bảo hộ lao động dùng ở phân xưởng, trả bằng tiền gửi ngân hàng 500.000đ
- Baøi taäp 8. DN trích trước chi phí sửa chữa lớn máy móc thiết bị 2.000.000đ dùng ở phân xưởng 9. DN thanh toán tiền tàu xe đi phép của CNV là 600.000đ (trước đã tạm ứng) 10.DN trích khấu hao máy móc thiết bị 3.000.000đ, tài sản khác dùng quản lý phân xưởng 1.000.000đ 11.DN trả tiền điện thoại dùng ở phân xưởng 300.000đ, dùng ở bộ phận bán hàng 400.000đ, dùng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp 300.000đ 12.Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất là 4.000.000đ, công nhân viên quản lý phân xưởng là 1.000.000đ, nhân viên bán hàng 1.000.000đ, nhân viên quản lý doanh nghiệp 1.000.000đ. 13.DN trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ tiền lương Yêu cầu: • Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ phát sinh • Tính giá thành sản phẩm sp X của DN, biết: • Sản phẩm dở dang đầu kỳ tính theo vật liệu chính là 1.000.000đ • Sản phẩm dở dang cuối kỳ tính theo vật liệu chính là 2.000.000đ • Số lượng thành phẩm là 1.000 sp Bài tập 12: Một doanh nghiệp hạch toán thường xuyên hàng tồn kho, sản xuất 2 loại sản phẩm A và B trên cùng một phân xưởng, chi phí phí phát sinh trong kỳ cho 2 sản phẩm được tập hợp trong bảng sau: Đơn vị: 1.000 đồng 152 152 152 153 331 214 334 335 111 VLC VLP NL ĐIỆN Sản xuất SP 34.830 5.000 1.000 1.200 3.000 12.000 Quản lý PX 200 300 1.500 300 4.000 1.000 2.000 400 Yêu cầu: Định khoản và phản ánh tình hình trên vào các tài khoản liên quan, biết rằng: − Vật liệu chính phân bổ cho từng sản phẩm theo định mức tiêu hao biết định mức tiêu hao vật liệu chính cho 1 sp A là 45.100đ; của 1 sp B là 50.995 − Vật liệu phụ dùng sản xuất sản phẩm phân bổ cho từng sản phẩm theo định mức tiêu hao, biết định mức tiêu hao vật liệu phụ cho sp A là 4.500đ/sp và sp B là 4.400đ/sp. − Nhiên liệu dùng sản xuất sản phẩm phân bổ theo số giờ máy hoạt động, tổng số giờ máy hoạt động của sp A là 450 giờ, của sp B là 550 giờ. − Công cụ xuất dùng trong kỳ được phân bổ dần trong 5 tháng.
- Baøi taäp − Tiền lương công nhân sản xuất sản phẩm phân bổ theo giờ công biết giờ công công nhân sản xuất sp A là 3 giờ/sp, giờ công công nhân sản xuất sp B là 3.6 giờ/sp. − Trích BHXH, KPCĐ, BHYT theo tỷ lệ tiền lương Tính giá thành sản phẩm A, B và nhập kho thành phẩm, lập bảng tính giá thành sản phẩm, biết rằng: − Không có sản phẩm dở dang đầu và cuối kỳ − Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho sp A và B theo tiền lương của công nhân sản xuất sản phẩm. − Số lượng thành phẩm A hoàn thành nhập kho là 400 − Số lượng thành phẩm B hoàn thành nhập kho là 500 Ghi chú: Phải trình bày cách tính toán cụ thể.
- Baøi taäp Bài tập 13: Đơn vị tính: Đồng Vật liệu Tiền lương Khấu hao Tiền mặt CPSX pxưởng 40.000.000 2.000.000 1.000.000 1 CPSX pxưởng 1.000.000 1.500.000 2 CPQL pxưởng 200.000 30.000 160.000 1 CPQL pxưởng 300.000 50.000 150.000 2 Tổng cộng 40.000.000 3.500.000 2.580.000 310.000 Kết quả sản xuất: • Pxưởng 1: 30 bán thành phẩm và 10 sản phẩm dở dang cuối kỳ • Pxưởng 2: 20 thành phẩm và 10 sản phẩm dở dang cuối kỳ Định mức chi phí cho 1 sản phẩm dở dang: • Pxưởng 1:Vật liệu trực tiếp 1.000.000 đ; nhân công trực tiếp 20.000đ; chi phí sản xuất chung 4.000 đ • Pxưởng 2: Nhân công trực tiếp 10.000 đ; chi phí sản xuất chung 12.000 đ; • Bán thành phẩm bước 1 được tiếp tục chế biến ở bước 2 thành thành phẩm. • Tính giá thành phân bước theo cả 2 cách: Có tính giá thành bán thành phẩm và không tính giá thành bán thành phẩm. Bài tập 14: Tại một DN sản xuất sản phẩm trải qua 2 giai đoạn công nghệ, sản xuất theo kiểu dây chuyền. Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ theo nguyên vật liệu của giai đoạn 1 là 4.200.000, giai đoạn 2 là 2.800.000đ. các khoản chi phí phát sinh trong kỳ như sau: - Giai đoạn 1: Chi phí nguyên vật liệu chính: 12.000.000đ và các khoản chi phí khác: 7.000.000đ. Giai đoạn 2: Nhận bán thành phẩm do giai đoạn 1 chuyển sang và phát sinh thêm các chi phí khác là 6.500.000đ Kết quả sản xuất trong tháng như sau: - Giai đoạn 1 sản xuất được 80 bán thành phẩm chuyển qua giai đoạn 2, còn lại 10 sản phẩm dở dang. Giai đoạn 2 sản xuất được 70 thành phẩm nhập kho và 30 sản phẩm dở dang Yêu cầu: Hãy đánh giá sản phẩm dở dang của DN theo chi phí nguyên vật liệu chính
- Baøi taäp Bài tập 15: Một DN sản xuất 2 loại sản phẩm A và B trong cùng 1 phân xưởng, sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên có tình hình phát sinh chi phí sản xuất 2 loại sản phẩm trong kỳ như sau: 1. DN xuất vật liệu chính dùng sản xuất A và B là 19.000.000đ phân bổ theo định mức tiêu hao. Biết rằng định mức tiêu hao vật liệu chính của A là 9.000.000đ và của B là 11.000.000đ. 2. DN xuất vật liệu phụ dùng sản xuất A và B là 5.000.000đ phân bổ theo giá trị vật liệu chính. 3. DN xuất nhiên liệu dùng sản xuất A và B là 1.000.000đ, phân bổ theo số giờ máy hoạt động. Biết rằng: số giờ máy hoạt động của A là 450 giờ, của B là 550 giờ 4. Tiền điện phục vụ SX DN phải trả cho nhà cung cấp là 1.200.000đ 5. DN trích khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng 4.000.000đ 6. DN xuất công cụ dùng quản lý phân xưởng 1.000.000đ, phân bổ dần trong 4 tháng 7. DN trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dùng ở phân xưởng 2.000.000đ 8. DN xuất vật liệu phụ dùng quản lý phân xưởng 200.000đ 9. DN xuất nhiên liệu dùng quản lý phân xưởng 300.000đ 10.DN chi phí tiếp khách bằng tiền mặt 400.000đ 11.Tiền lương DN phải trả cho công nhân sản xuất sp A và B là 6.000.000đ phân bổ theo giờ công. Biết rằng: giờ công của spA là 1.400 giờ; giờ công spB là 1.600 giờ. Lương công nhân viên quản lý phân xưởng là 1.000.000đ 12.DN trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ tiền lương Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi vào các TK liên quan Tính giá thành sản phẩm A, B và nhập kho thành phẩm; biết rằng: • Sản phẩm dở dang đầu kỳ của A tính theo vật liệu chính là 1.000.000đ • Sản phẩm dở dang đầu kỳ của B tính theo vật liệu chính là 1.000.000đ • Sản phẩm dở dang cuối kỳ của A tính theo vật liệu chính là 2.000.000đ • Sản phẩm dở dang cuối kỳ của B tính theo vật liệu chính là 1.000.000đ Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho A và B theo tiền lương của công nhân sản xuất sản phẩm Bài tập 16: Một DN sản xuất 1 loại sản phẩm (sp A) qua 2 phân xưởng I và II, sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên chi phí ở 2 phân xưởng, chi phí sản xuất được tập hợp như sau: Phân xưởng I Phân xưởng II Chi phí
- Baøi taäp Chi phí nguyên liệu tt 10.000.000đ 4.000.000đ Chi phí nhân công tt 4.680.000đ 2.340.000đ Chi phí sản xuất chung 8.320.000đ 5.660.000đ • Sản phẩm dở dang đầu kỳ tính theo vật liệu chính ở phân xưởng I là 1.000.000đ • Sản phẩm dở dang cuối kỳ tính theo vật liệu chính ở phân xưởng I là 2000.000đ • Sản phẩm dở dang đầu kỳ ở phân xưởng II tính theo giá trị bán thành phẩm ở phân xưởng I • Sản phẩm dở dang cuối kỳ ở phân xưởng II là 2.000.000đ • Phân xưởng I sản xuất 1.000 bán thành phẩm chuyển qua pxưởng II • Phân xưởng II sản xuất 900 thành phẩm nhập kho Yêu cầu: • Hãy phản ánh tình hình trên và ghi vào tài khoản liên quan • Dùng phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm để tính giá thành sản phẩm A và nhập kho thành phẩm. • Lập bảng tính giá thành phân xưởng theo khoản mục Bài tập 17: Tại 1 DN sản xuất 1 loại sản phẩm (sp A), quy trình công nghệ trải qua 3 bước chế biến, ở mỗi giai đoạn đều không có sản phẩm dở dang đầu kỳ. Chi phí sản xuất trong kỳ được tập hợp như sau: Phân xưởng Phân xưởng Phân xưởng Chi phí I II III Chi phí nguyên liệu tt 300.000.000 Chi phí nhân công tt 5.980.000 2.260.000 1.125.000 Chi phí sản xuất chung 4.420.000 1.290.000 750.000 Kết quả sản xuất trong kỳ như sau: • Phân xưởng I: Sản xuất ra 85 bán thành phẩm chuyển qua pxII, còn 15 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành 80% • Phân xưởng II: Sản xuất ra 80 bán thành phẩm chuyển qua pxIII, còn 5 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành 70% • Phân xưởng III: Sản xuất ra 70 thành phẩm nhập kho, còn 10 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành 50%
- Baøi taäp Yêu cầu: • Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước. Biết rằng sản phẩm dở dang đánh giá theo phương pháp ước lượng tương đương • Lập bảng tính giá thành sản phẩm Bài 18: Tại một doanh nghiệp hạch toán thường xuyên hàng tồn kho, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và tính giá hàng xuất kho theo phương pháp FIFO, có một phân xưởng sản xuất chính sản xuất 2 loại sản phẩm A và B. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Mua một TSCĐ hữu hình với giá mua 60.000.000đ, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền. Chi phí lắp đặt, chạy thử 2.000.000đ, thuế GTGT 5%, trả bằng tiền gửi ngân hàng. Tài sản này mua bằng nguồn vốn Quỹ đầu tư phát triển. 2. Xuất vật liệu chính trị giá 60.000.000 đồng để trực tiếp sản xuất sản phẩm, phân bổ cho sản phẩm A và B theo định mức tiêu hao vật liệu chính. Biết rằng định mức tiêu hao vật liệu chính là 5.000 đồng/1sp A, 12.500 đồng/ 1sp B. 3. Nhập kho vật liệu chính trị giá 80.000.000đ, vật liệu phụ 10.000.000đ, công cụ 10.000.000đ. Thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt tổng cộng 1.000.000đ, thuế GTGT 5%; phân bổ theo tỷ trọng giá trị tài sản nhập kho. 4. Xuất vật liệu phụ dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm 3.900.000 đồng và phân bổ cho A, B theo định mức tiêu hao vật liệu phụ. Biết rằng định mức tiêu hao vật liệu phụ cho 1 sản phẩm A là 260 đồng, 1 sản phẩm B là 1950 đồng. 5. Xuất nhiên liệu dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm 3.000.000 đồng, phân bổ cho sản phẩm A và B theo số giờ máy sử dụng; biết rằng, tổng số giờ máy để sản xuất sản phẩm A là 450 giờ và sản phẩm B là 550 giờ; và dùng ở bộ phận quản lý phân xưởng 2.600.000 đồng. 6. Bảng phân bổ tiền lương như sau: - Lương công nhân sản xuất sản phẩm A và B : 12.000.000 đồng - Lương nhân viên quản lý phân xưởng: 3.000.000 đồng 7. Tiền lương công nhân sản xuất sản phẩm A và B được phân bổ theo số giờ công công nhân sản xuất. Biết rằng để sản xuất 1 sản phẩm A mất 1 giờ công và sản phẩm B là 1,25 giờ. 8. Đồng thời, kế toán tính trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. 9. Chi phí khấu hao TSCĐ trực tiếp sản xuất sản phẩm: 16.000.000 đồng, quản lý phân xưởng : 1.000.000 đồng
- Baøi taäp 10.Một số dịch vụ mua ngoài dùng tại phân xưởng chưa thanh toán: Tiền điện thoại 1.400.000 đồng, tiền điện 3.500.000 đồng, tiền nước 1.500.000 đồng, thuế GTGT dịch vụ mua ngoài 10%. 11.Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất sản phẩm A 140.000 đồng, sản phẩm B 680.000 đồng. 12.Tập hợp chi phí sửa chữa lớn một tài sản cố định trong phân xưỏng gồm: chi phí nhân công thuê ngoài (chưa thanh toán) 1.000.000 đồng, chi phí phụ tùng thay thế 1.200.000 đồng, chi phí bằng tiền khác 380.000 đồng. 13.Sau khi hoàn thành công việc sửa chữa lớn, kế toán tập hợp và lập kế hoạch phân bổ trong 6 kỳ, bắt đầu phân bổ từ kỳ này. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và mở một số tài khoản chữ T cần thiết để tính giá thành sản phẩm hoàn thành và nhập kho thành phẩm biết: • Kết quả sản xuất 9.000 sản phẩm A và 2.400 sản phẩm B. • Cả 2 sản phẩm không có sản phẩm dở dang đầu và cuối kỳ. • Phân bổ chi phí sản xuất chung theo số giờ công công nhân sản xuất. • Lập bảng tính giá thành theo khoản mục của sản phẩm A.
- Baøi taäp Bài tập 19: Trong một doanh nghiệp (áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho) có 3 phân xưởng sản xuất chính, sản xuất theo kiểu dây chuyền và 2 phân xưởng phụ (điện và sửa chữa lớn). Chi phí sản xuất trong tháng được tập hợp như sau: Đơn vị: 1000 đồng Chi phí Sản xuất chính Sản xuất phụ Quản lý phân xưởng PX1 PX2 PX3 Điện SCL PX1 PX2 PX3 VL chính 15.000 VL phụ 1.800 2.000 2.800 600 200 230,4 Nhiên liệu 1.040 1.012 1.808 800 100 200 240 600 Phụ tùng 800 Công cụ (pbổ 2 40 100 92 180 lần) Tiền mặt 160 80 70 20 100 Điện 400 360 200 80 40 20 280 Tiền lương 4.000 3.200 4.800 400 200 600 720 2.400 Khấu hao TSCĐ 2.000 1.600 2.000 184 72 200 160 1120 Tiền gửi NH 56 11,2 325,6 − BHXH, BHYT, KPCĐ tính trích theo tỷ lệ tiền lương − Điện sản xuất trong kỳ cung cấp cho: SXC1 800kwh, SXC2 1.400kwh, SXC3 1.960 kwh. − Phân xưởng sửa chữa sửa chữa lớn TSCĐ cho PX1 180h, PX2 120h (đã hoàn thành trong tháng) − PX1 làm ra 14.000 bán thành phẩm chuyển PX2, còn 1.000 sản phẩm dở dang − PX2 làm ra 12.000 bán thành phẩm chuyển PX3, còn 2.000 SPDD − PX3 làm ra 12.000 thành phẩm nhập kho − SPDD PX 1 tính theo giá trị vật liệu chính, SPDD PX 2 tính theo bán thành phẩm PX1 Yêu cầu: − Phản ánh tình hình trên vào những tài khoản liên quan − Tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm − Lập bảng tính giá thành theo khoản mục giá thành
- Baøi taäp Bài tập 20: Một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê thường xuyên, tính giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Thành phẩm bán trong kỳ chịu thuế suất thuế GTGT 10%. DN có tình hình tồn kho thành phẩm đầu tháng như sau: − Sản phẩm H: 800 sp, đơn giá: 100.000đ/sp − Sản phẩm M: 1000 sp, đơn giá: 250.000đ/sp Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. DN sản xuất và nhập kho thành phẩm trong kỳ: − Sản phẩm H: 9.200 sp, đơn giá: 106.000đ/sp − Sản phẩm M: 7.000 sp, đơn giá: 230.000đ/sp 2. Xuất kho trong kỳ: Đối với sản phẩm H: − Xuất bán 5.000 sp. Trong đó, 1.000 sp thu bằng tiền mặt, 3.000 sp thu bằng tiền gửi ngân hàng, 1.000 sp chưa thu tiền. Đơn giá chưa thuế GTGT 150.000đ/sp − Xuất 3.000 sp đem góp vốn liên doanh ngắn hạn, giá do các bên liên doanh đánh giá là 130.000đ/sp Đối với sản phẩm M: − Xuất gửi bán 1.500 sp, khách hàng đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán 1.400 sp và từ chối thanh toán trả lại 100 sp. Đơn giá chưa thuế GTGT 300.000đ/sp − Xuất bán 4.500 sp chưa thu tiền, DN cho đơn vị mua hưởng giảm giá 2% tình theo giá bán chưa thuế GTGT và đồng ý trừ vào khoản phải thu. 3. Tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ tập hợp như sau: − Chi phí bán hàng: 50.000.000đ − Chi phí quản lý doanh nghiệp: 60.000.000đ Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và xác định kết quả kinh doanh.
- Baøi taäp Bài tập 21: Một doanh nghiệp có tình hình tiêu thụ thành phẩm như sau: Tồn đầu kỳ thành phẩm A 100 thành phẩm, giá thực tế 9.950đ/tp. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ như sau: 1. Ngày 4, DN nhập kho 900 thành phẩm A, giá thành nhập kho 9.970đ/tp. 2. Ngày 6, doanh nghiệp xuất kho gửi bán cho người mua X 800 thành phẩm A, giá bán mỗi thành phẩm là 12.000đ. Chi phí vận chuyển bốc vác bằng tiền mặt 100.000đ. 3. Ngày 10, nhận được giấy báo của người mua X đã nhận được số thành phẩm trên. 4. Ngày 12, DN nhập kho 1.000 thành phẩm A với giá thành nhập kho như ở ngày 4. 5. Ngày 14, doanh nghiệp xuất kho bán cho người mua Y 950 thành phẩm A, giá bán mỗi thành phẩm là 11.500đ. Người mua nhận hàng tại kho thanh toán ½ bằng tiền mặt và ½ bằng séc (nộp ngay vào ngân hàng). Chi phí bốc vác trả bằng tiền mặt 50.000đ 6. Ngày 16, người mua X đề nghị doanh nghiệp giảm giá hàng bán ngày 6 vì chất lượng hàng giảm, doanh nghiệp đồng ý giảm 2% trên giá bán 7. Ngày 18, doanh nghiệp nhận được giấy báo của ngân hàng về khoản tiền người mua X trả. 8. Ngày 22, người mua Y đề nghị doanh nghiệp nhận lại 100 thành phẩm bán ngày 14 bị mất phẩm chất, doanh nghiệp nhập kho số hàng bị trả lại, chi phí vận chuyển bốc vác trả bằng tiền mặt 40.000đ. Trả tiền cho người mua bằng tiền gửi ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo của nhân hàng. 9. Ngày 26, doanh nghiệp nhận được giấy báo của ngân hàng về khoản tiền trả lại cho người mua Y. 10.Ngày 2, doanh nghiệp nhận được giấy báo của ngân hàng về khoản sec nộp ngày 14. Yêu cầu: • Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên và ghi vào các tài khoản liên quan. Giá xuất kho tính theo phương pháp FIFO. • Tính lãi lỗ và kết chuyển biết rằng chi phí quản lý 2.600.000đ Bài tập 22: Tại một doanh nghiệp sản xuất, hạch toán theo phương pháp kế toán kê khai thường xuyên, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, trong tháng, có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Nhập kho vật liệu chính trị giá 22.000.000đ, vật liệu phụ trị giá 10.000.000đ, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền cho người bán.
- Baøi taäp 2. Nhập kho công cụ trị giá 5.000.000đ, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 100.000đ. 3. Bán một TSCĐ nguyên giá 10.000.000đ, đã hao mòn 8.300.000đ, thu bằng tiền mặt 1.000.000đ. Chi phí tháo dỡ tài sản bằng tiền mặt 200.000đ. 4. Mua một TSCĐ hữu hình với giá mua 20.000.000đ, thuế GTGT 5%, chưa thanh toán tiền. Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử trả bằng tiền mặt 500.000đ. Tài sản này mua bằng nguồn vốn Quỹ đầu tư phát triển. 5. Xuất kho gửi bán sản phẩm A và B với giá xuất kho: SP A 40.000.000đ, SP B 60.000.000đ. Giá bán: SP A 48.000.000đ, SP B 72.000.000đ. thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển sản phẩm bán 300.000đ trả bằng tiền mặt. 6. Xuất kho vật liệu chính để sản xuất sản phẩm: SP A 18.000.000đ, SP B 27.000.000đ. 7. Xuất kho nhiên liệu để sản xuất sản phẩm: SP A 4.000.000đ, SP B 6.000.000đ, để dùng ở bộ phận Quản lý phân xưởng 3.000.000đ, ở bộ phận Bán hàng 1000.000đ, ở bộ phận Quản lý doanh nghiệp 800.000đ. 8. Khách hàng mua hàng ở nghiệp vụ 5 đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán. 9. Khấu hao TSCĐ dùng ở bộ phận Quản lý phân xưởng 5.000.000đ, ở bộ phận Bán hàng 2000.000đ, ở bộ phận Quản lý doanh nghiệp 2.000.000đ. 10.Tính lương phải trả cho công nhân sản xuất: SP A 12.000.000đ, SP B 4.000.000đ, nhân viên bộ phận Quản lý phân xưởng 2.000.000đ, nhân viên bộ phận Bán hàng 500.000đ, nhân viên bộ phận Quản lý doanh nghiệp 1500.000đ. Tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí (19%), và khấu trừ vào lương công nhân viên phần BHXH, BHYT mà công nhân viên phải trả(6%). 11.Xuất một số công cụ tổng trị giá 5.000.000; trong đó, công cụ dùng ở bộ phận Quản lý phân xưởng trị giá 3.600.000đ, ở bộ phận Bán hàng 800.000đ, ở bộ phận Quản lý doanh nghiệp 600.000đ. Kế toán phân bổ vào chi phí trong 2 tháng. 12.Bán sản phẩm A và B trực tiếp tại kho thu bằng tiền mặt. Giá xuất kho: SP A 32.000.000đ, SP B 11.000.000đ. Giá bán: SP A 37.000.000đ, SP B 13.000.000đ. Thuế GTGT 10%. Chi phí bao bì đóng gói hàng bán 500.000đ. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mở một số tài khoản chữ T cần thiết để: 1. Tính giá thành sản phẩm và nhập kho thành phẩm. Biết: − Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ sản phẩm A: 1.000.000đ − Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ sản phẩm B: 2.000.000đ − Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ sản phẩm A: 415.000đ − Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ sản phẩm B: 805.000đ − Phân bổ chi phí sản xuất chung theo tỷ trọng lương công nhân sản xuất trực tiếp 2. Xác định kết quả kinh doanh và kết chuyển lãi, lỗ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập Kế toán tài chính (Có đáp án)
14 p | 27669 | 9210
-
Tuyển tập bài tập môn Kế toán tài chính
58 p | 2895 | 1858
-
Câu hỏi và bài tập môn Kế toán hành chính sự nghiệp
51 p | 4650 | 1828
-
Bài tập về kế toán tiền và các khoản phải thu
9 p | 2512 | 1406
-
Bài tập học ôn về kế toán tài chính
13 p | 2288 | 1163
-
Tài liệu Bài tập và Bài giải Kế toán tài chính
6 p | 1875 | 1097
-
Bài tập nhóm Kế toán tài chính
11 p | 2069 | 1037
-
Bài tập Kế toán tài chính 2
4 p | 1219 | 181
-
Bài tập môn Kế toán tài chính 2
30 p | 967 | 137
-
Tài liệu ôn tập môn: Kế toán tài chính 1
23 p | 1188 | 105
-
Tài liệu môn Kế toán tài chính
266 p | 441 | 103
-
9 Bài tập kế toán tài chính
24 p | 384 | 62
-
5 dạng bài tập ôn thi Kế toán tài chính
10 p | 519 | 61
-
Kế toán tài chính 3: Bài tập lớn
9 p | 509 | 52
-
Lý thuyết và bài tập Kế toán tài chính (Phần 03 - Kế toán đầu tư tài chính): Phần 1
180 p | 20 | 6
-
Bài tập môn Kế toán tài chính - Trường Đại học Ngoại Thương cơ sở 2
18 p | 24 | 5
-
Nội dung ôn tập học phần Kế toán tài chính 2 - Đại học Công nghệ TP.HCM
17 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn