intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các bệnh về bao gân

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

142
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có 3 loại bệnh về bao gân thường gặp: a- Viêm bao hoạt dịch co thắt gân mỏm trâm quay: Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau, đau nhói khi ấn vào mé quay xương cổ tay, đau tăng về đêm, giảm vận động ngón tay cái. b- Viêm bao hoạt dịch gân cơ gấp chung ngón tay: Bệnh này có thể biểu hhiện trên tất cả các ngón tay, đau buốt các khớp xương bàn tay về phía gan tay. Khi co duỗi các ngón tay bị bệnh, có thể nghe tiếng răng rắc và sờ thấy một khối di...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các bệnh về bao gân

  1. Các bệnh về bao gân Có 3 loại bệnh về bao gân thường gặp: a- Viêm bao hoạt dịch co thắt gân mỏm trâm quay: Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau, đau nhói khi ấn vào mé quay xương cổ tay, đau tăng về đêm, giảm vận động ngón tay cái. b- Viêm bao hoạt dịch gân cơ gấp chung ngón tay: Bệnh này có thể biểu hhiện trên tất cả các ngón tay, đau buốt các khớp xương bàn tay về phía gan tay. Khi co duỗi các ngón tay bị bệnh, có thể nghe tiếng răng rắc và sờ thấy một khối di động theo gân. c- U nang bao hoạt dịch: Bệnh này thường gặp về phía mu cổ tay, đôi khi ổ mắt cá hoặc ở khớp gối. Thường thấy một khối u nhỏ, bờ nhẵn, và hơi đau. Khớp bị bệnh cảm thấy yếu. Sờ
  2. nắn, thấy hiện tượng phồng căng của khối u, di động và có cảm giác đàn hồi khi ấn vào. Điều trị: Chọn huyệt tại chỗ. Kích thích vừa phải. Có thể áp dụng cứu. Chỉ định huyệt: Các huyệt A thị hoặc lân cận. Huyệt vị theo từng loại bệnh. Viêm bao hoạt dịch co thắt gân mỏm trâm quay: Dương khê, Liệt khuyết. Châm 3 – 4 kim quanh chỗ viêm. Viêm bao hoạt dịch gân cơ gấp chung ngón tay: Đau ngón cái: Liệt khuyết. Đau ngón trỏ và ngón giữa: Đại lăng Đau ngón nhẫn và ngón út: Thần môn U nang bao hoạt dịch: Châm 3 – 4 kim quanh chỗ đau. Có thể cứu hoặc gõ kim hoa mai. Ghi chú:
  3. Đối với các chứng bệnh ở mục a và b, có thể tiêm axetat hydrococtison vào gân, dưới hình thức như phong bế; nếu cần, ngâm tay vào nước nóng, xoa bóp, và tập cử động các ngón tay; ở giai đoạn sau, khi nghe tiếng kêu răng rắc rõ, có thể dùng phẫu thuật giải phóng gân.
  4. Câm - điếc - Câm – điếc thường do không nghe được từ trước tuổi lên 2 lên 3, làm cản trở việc học nói. Hầu hết các trường hợp đều là hậu quả của các bệnh truyền nhiễm cấp tính như sởi, viêm màng não dịch tễ, viêm não, thương hàn, viêm ai giữa, do độc tính của thuốc chữa bệnh… Cũng có thể câm - điếc do bẩm sinh. - Điều trị: Thông thường, điều trị điếc trước, điều trị câm sau; hoặc điều trị đồng thời cả hai, kết hợp với tập nói. - Chọn các huyệt quanh vùng tai để chữa điếc, và các huyệt thuộc mạch Nhâm, mạch Đốc để chữa câm. Phối hợp với các huyệt ở chi. Trong giai đoạn đầu, kích thích nhẹ, sau đó tăng dần cường độ kích thích. - Chỉ định huyệt:
  5. - Huyệt chữa điếc: Nhĩ môn, Thính cung, Thính hội, Ế phong, Nội quan, Trung chử. - Huyệt chữa câm: Á môn, Liêm tuyền, Thông lý. - Khi châm huyệt Á môn, mũi kim hướng về phía xương hàm dưới, đốâu không quá 1,5 tấc, ở người lớn, để tránh chạm vào tuỷ sống. Không vê kim. Nên châm nông độ 5mm. Mỗi ngày châm một lần, chọn từ 1 đến 3 huyệt mỗi lần điều trị. Không lưu kim. Mỗi đợt 10 – 15 lần châm. Sau mỗi đợt, nghỉ 5 – 7 ngày, rồi điều trị tiếp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2