intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế độ ăn chữa bệnh viêm gan B

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

241
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bố cháu bị viêm gan B, cần áp dụng chế độ ăn uống như thế nào để bảo vệ gan? Hoàng Thanh Loan (Thái Nguyên) Các virut gây viêm gan lưu hành hiện nay có 6 loại, bao gồm: virut viêm gan A, B, C, D, E, F và G, riêng virut viêm gan F đang được coi là biến thể của virut viêm gan B. Trong các loại virut gây viêm gan thì virut viêm gan B là nguy hiểm nhất vì khả năng lây nhiễm của virut viêm gan B rất cao (gấp 10 lần viêm gan C...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế độ ăn chữa bệnh viêm gan B

  1. Chế độ ăn chữa bệnh viêm gan B Bố cháu bị viêm gan B, cần áp dụng chế độ ăn uống như thế nào để bảo vệ gan? Hoàng Thanh Loan (Thái Nguyên) Các virut gây viêm gan lưu hành hiện nay có 6 loại, bao gồm: virut viêm gan A, B, C, D, E, F và G, riêng virut viêm gan F đang được coi là biến thể của virut viêm gan B. Trong các loại virut gây viêm gan thì virut viêm gan B là nguy hiểm nhất vì khả năng lây nhiễm của virut viêm gan B rất cao (gấp 10 lần viêm gan C và 100 lần HIV) và tỷ lệ biến chứng xơ gan, ung thư khá lớn, do virut âm thầm tàn phá tế bào gan. Cũng như các loại bệnh do virut khác, cho đến nay y học vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm gan do virut. Virut tồn tại trong người bệnh nhân suốt đời. Đây là nguồn lây bệnh chính cho gia đình và cộng đồng, nếu chúng ta không biết cách chăm sóc và giữ gìn, kiêng khem kỹ càng. Về dinh dưỡng, bệnh nhân viêm gan nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa…), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua…; giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán; kiêng tuyệt đối rượu bia; khi ốm cần phải sử dụng thuốc phải hỏi ý kiến thầy thuốc để bảo đảm rằng loại thuốc đó không gây độc cho gan. Thêm nữa, phải giữ gìn vệ sinh thực phẩm để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Vì gan là cơ quan có chức năng chính là xử lý và đào thải chất
  2. độc cho cơ thể, nên khi bị ngộ độc thực phẩm gan sẽ phải làm việc nhiều hơn, có thể đẩy nhanh thêm quá trình tổn thương ở gan.
  3. Biểu hiện bệnh viêm gan B và biến chứng Posted by admin on May 13th, 2010 Viêm gan B có hai thể: cấp tính kéo dài dưới 6 tháng và mạn tính kéo dài hơn 6 tháng. Nếu bệnh cấp tính, người có miễn dịch tốt có thể loại trừ hoàn toàn virut ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân hệ miễn dịch kém không thể chống lại virut, dẫn đến nhiễm HBV mạn tính với các biến chứng nặng nề như như xơ gan và ung thư gan. Biểu hiện viêm gan B Các triệu chứng thường xuất hiện 4-6 tuần sau khi nhiễm HBV và có thể từ nhẹ đến nặng, gồm một số hoặc đủ các triệu chứng sau đây: chán ăn, buồn nôn và nôn, ốm yếu và mệt mỏi, đau bụng vùng gan, vàng da và vàng mắt, đau khớp, nước tiểu sẫm màu. Viêm gan B mạn tính: 90% trường hợp nhiễm HBV ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn, còn 10% chuyển thành nhiễm khuẩn mạn tính. Trong khi nếu trẻ em bị nhiễm HBV sau khi sinh thì khoảng 90% số trẻ này sẽ bị nhiễm khuẩn mạn tính. Thời kỳ này kéo dài nhiều năm, thường không có triệu chứng gì, nhưng sẽ dẫn tới hậu quả nặng nề như xơ gan, xuất huyết tiêu hóa, ung thư gan… Xét nghiệm máu, HBsAg dương tính trong các trường hợp: nhiễm HBV mạn tính tiến triển gây ra phản ứng viêm kéo dài trong gan; Những người đã từng nhiễm HBV, cơ thể đã tạo ra miễn dịch và thải trừ hoàn toàn HBV nhưng hiện tại không có viêm gan; Người lành mang mầm bệnh, ở họ không có bằng chứng viêm gan, nhưng cũng không đào thải hết siêu vi ra khỏi cơ thể, khi đó họ mang HBV
  4. trong máu và có thể lây nhiễm sang người khác. Xét nghiệm kháng nguyên E phát hiện sự có mặt của một protein do tế bào nhiễm HBV tiết ra, kết quả dương tính do có nồng độ virut cao trong máu và dễ lây nhiễm. Biến chứng do viêm gan B Viêm gan B mạn tính cuối cùng có thể dẫn tới biến chứng nặng như xơ gan, suy gan và ung thư gan. Xơ gan dẫn tới nhiều biến chứng khác như chảy máu thực quản và cổ trướng. Khi các chất độc tích lũy trong máu có thể gây ảnh hưởng thần kinh dẫn đến lú lẫn và hôn mê trong bệnh não gan. Nguy cơ nhiễm khuẩn mạn và chết vì xơ gan, suy gan và ung thư gan tỷ lệ nghịch với độ tuổi bị nhiễm HBV. Những người nhiễm HBV mạn tính đều dễ nhiễm một chủng virut viêm gan khác là viêm gan D.
  5. Trẻ mới sinh sẽ được chích ngừa viêm gan B bốn lần Posted by admin on June 15th, 2010 PN – Ngày 13/6, ThS. BS Nguyễn Thị Minh Phượng – Trưởng khoa Y tế công cộng, Viện Pasteur TP.HCM khẳng định, từ nay, với lịch tiêm chủng mở rộng mới và loại vaccine 5 trong 1, trẻ sẽ được chích ngừa viêm gan siêu vi B đến bốn lần (vào lúc mới sinh, tháng 2, tháng 3 và tháng 4) thay vì ba lần như trước đây. Theo BS Phượng, trong sáu tháng đầu đời, trẻ cần được chủng ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ do Hib. Với vaccine phối hợp phòng ngừa nhiều bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan siêu vi B, viêm phổi và viêm màng não mủ do Hib, số mũi tiêm sẽ giảm, thời gian tiêm nhanh hơn, giảm các phản ứng phụ, giảm nguy cơ lây nhiễm trong các thao tác tiêm chủng, giảm sự đau đớn và triệu chứng sốt của trẻ sau tiêm chủng. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, lịch tiêm chủng mở rộng mới của VN đã thêm mũi tiêm nhắc lại liều thứ tư phòng ngừa ho gà – bạch hầu – uốn ván sau khi trẻ đã hoàn thành ba liều đầu tiên vào lúc hai – ba- bốn tháng tuổi. Liều tiêm nhắc lần thứ tư có thể thực hiện từ 18 tháng tuổi – sáu tuổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0