intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các bước xây dựng một bài thuyết trình thành công.

Chia sẻ: Tuy Mac | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

170
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bước xây dựng một bài thuyết trình thành công: Nhìn chung, Cấu trúc một bài thuyết trình thường được chia làm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết thúc. Tại sao vậy? Cấu trúc này mang lại cho người nghe cảm giác có sự phân tích, luận cứ, có cảm giác của sự chuyển Những kỹ năng giúp bạn làm chủ buổi thuyết trình 8 bước giúp bạn gây ảnh hưởng tốt trong khi thuyết trình

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các bước xây dựng một bài thuyết trình thành công.

  1. Các bước xây dựng một bài thuyết trình thành công
  2. Các bước xây dựng một bài thuyết trình thành công: Nhìn chung, Cấu trúc một bài thuyết trình thường được chia làm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết thúc. Tại sao vậy? Cấu trúc này mang lại cho người nghe cảm giác có sự phân tích, luận cứ, có cảm giác của sự chuyển Những kỹ năng giúp bạn làm chủ buổi thuyết trình 8 bước giúp bạn gây ảnh hưởng tốt trong khi thuyết trình Bạn muốn nâng cao kỹ năng thuyết trình của bạn . Bạn muốn kỹ năng thuyết trình của bạn đạt hiệu quả cao trong thuyết trình nhóm,các hội thảo ….nâng cao kỹ năng thuyết trình trước đám đông. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này. Kỹ năng thuyết trình là gì? Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể:hiểu, tạo dựng quan hệ và thực hiện. Cấu trúc của 1 bài thuyết trình chuyên nghiệp
  3. Vì sao ta lại phải nâng cao kỹ năng thuyết trình ? Ngày nay, Kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng không thể thiếu, dù bạn làm việc trong công ty lớn hay nhỏ. Đặc biệt, khi làm việc ở các công ty nước ngoài, chuyện diễn thuyết bằng ngoại ngữ là điều hiển nhiên. Do đó, bạn cần chế ngự được nỗi sợ hãi này nếu không muốn cơ hội thăng tiến của mình bị cản trở. Xây dựng một bài thuyết trình thành công cần những gì ? Xây dựng một bài thuyết trình gồm 3 bước: Phân tích, Cấu trúc, Thực hiện. Bước 1. Phân tích - Thứ nhất, bạn cần xác định mục tiêu của việc thuyết trình, ví dụ cái bạn muốn người nghe hiểu là gì, quan hệ bạn muốn tạo dựng là gì, với ai và cái bạn muốn người nghe thực hiện. - Thứ hai, bạn cần phân tích người nghe bằng cách hãy suy nghĩ về chủ đề thuyết trình dưới góc độ của người nghe, tập trung vào kiến thức của họ về vấn đề bạn thuyết trình đến đâu, ngôn ngữ sử dụng như thế nào, mối quan tâm của họ là gì, những định kiến, tâm trạng, quan hệ của người nghe… - Thứ ba, là lúc bạn thực hiện phân tích các ý tưởng và xây dựng mạch ý tưởng. Hãy đưa ra cho mình những công việc mục đích rã ràng: Chuẩn bị nội dung – thông tin cho bài thuyết trình,Tìm hiểu về khán giả – văn hóa của họ,Tìm kiếm chủ đề,Xây dựng mục tiêu – Xác định mục đích rõ ràng Bước 2. Cấu trúc của 1 bài thuyết trình
  4. Nhìn chung, một bài thuyết trình thường được chia làm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết thúc. Tại sao vậy? Cấu trúc này mang lại cho người nghe cảm giác có sự phân tích, luận cứ, có cảm giác của sự chuyển động tiến lên phía trước và lý do thứ ba là dễ nhớ. Một bài thuyết trình tốt nếu đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây: - Không làm mất thời gian của người nghe - Hiểu người nghe là ai và tại sao họ tới đây - Cấu trúc tốt bài thuyết trình - Thực hiện bài thuyết trình lôi cuốn và hấp dẫn - Nhấn mạnh những điểm quan trọng trong thông điệp của bạn - Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe Bước 3. Thực Hiện Và để không nằm trong số những người thất bại khi thuyết trình bạn cần nhớ những nguyên tắc sau đây. + Hiểu mục đích của buổi thuyết trình. + Hãy chuẩn bị cho việc nói trước ở nhà. + Thông điệp truyền tải ngắn gọn, súc tích, biểu cảm. + Trình bày nội dung sinh động, cuốn hút. 1. Hiểu mục đích của buổi thuyết trình.
  5. Trước khi bạn bắt đầu chuẩn bị một bài thuyết trình bạn cần, hiểu rõ điều mình muốn nói, ai là người sẽ nghe bài thuyết trình của bạn, lí do họ nghe bài thuyết trình của bạn. Để biết được những điều đó bạn cần trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Như thế nào? Khi nào? Ở đâu? Tại sao? Ai? Bạn sẽ thuyết trình cho ai nghe, họ có sở thích gì, họ thuộc đối tượng nào, trình độ của họ như thế nào? Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp bạn xây dựng nội dung phù hợp cho bài thuyết trình của mình. Ví dụ: + Đối tượng là các nhà khoa học: Nội dung chi tiết thuyết phục, lập luận logic. + Đối tượng là học sinh mẫu giáo, tiểu học: Nội dung sinh động, nhiều hình ảnh, dí dỏm. Cái gì? Sau khi xác định được đối tượng, bạn sẽ phải trả lời câu hỏi bạn thuyết trình về cái gì? Bạn không thể diễn thuyết một vấn đề mà không ai quan tâm đến nó cả. Như thế nào? Đây là một câu hỏi khá là quan trọng, sự thành công của buổi thuyết trình phụ thuộc rất nhiều vào câu hỏi này. Bạn sẽ truyền tải thông điệp đó đến người nghe như thế nào là tốt nhất. Sử dụng Power point,Video, hình ảnh hay kể cả những mẩu đối thoại và ngôn ngữ hình thể của bạn.
  6. Khi nào? Thời gian rất quan trọng, chọn một thời điểm phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả của bài thuyết trình. Hãy chú ý đến thời gian, đừng để người nghe mệt mỏi vì bài thuyết trình quá dài của bạn. Ở đâu? Bạn nên đến xem nơi mà mình sẽ thuyết trình trước, chuẩn bị một số thứ cho tốt như âm thanh, máy chiếu…Hãy tưởng tượng bạn đang đứng ở đó và chọn cho mình một vị trí thích hợp. Tại sao? Tại sao họ phải nghe bài thuyết trình của bạn, họ được cái gì khi nghe bạn nói? 2. Chuẩn bị trước. Bạn đã hiểu mọi thứ, chuẩn bị xong xuôi mọi thứ từ Power point cho đến các hình ảnh, video minh họa khác. Nhưng chưa chắc bạn khi đứng trước đám đông bạn sẽ nói tốt. Trước buổi diễn thuyết, bạn nên đứng trước gương, tập nói, tập thuyết trình thử xem. Nó sẽ giúp bạn tự tin hơn và bớt run hơn rất nhiều 3. Truyền tải ngắn gọn súc tích. Họ đi nghe bạn thuyết trình chứ không phải đi nghe bạn kể một câu truyện, hãy nói làm sao cho họ tiếp nhận được thông tin càng nhiều càng tốt thay vì kể một câu truyện dài lê thê. 4. Trình bày nội dung sinh động. Hãy dùng mọi thứ bạn có thể để làm cho bài thuyết trình của mình nên sinh động hơn.
  7. + Sử dụng ví dụ để giải thích quan điểm của bạn. + Sử dụng ngôn ngữ hình thể ( cử chỉ tay, ánh mắt, nụ cười…) + Lên xuống giọng hợp lí, để tránh nhàm chán và ru ngủ khán giả. + Sử dụng biểu đồ, clip, hình ảnh. “Kỹ năng thuyết trình cũng như các kĩ năng khác trong giao tiếp, làm thế nào để cuốn hút người nghe, làm thế nào để truyền đặt được nhiều nội dung đến người nghe đó là cả một nghệ thuật.”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2