Các cây thuốc - vị thuốc Đông y - CÂY CHỔI XỂ
lượt xem 13
download
CÂY CHỔI XỂ Herba Baeckeae Tên khác: Chổi sể, Thanh cao, Cây chổi trện. Tên khoa học: Baeckea frutescens L., họ Sim (Myrtaceae). Mô tả: Cây bụi, phân nhánh nhiều, cao 50 - 150cm. Lá mọc đối, hình dải hay hình dùi dạng dải, dài 5 - 8mm, rộng 0,4 - 0,6mm, đầu nhọn, không lông, có tuyến mờ nâu, cuống rất ngắn. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, lưỡng tính, màu vàng trắng, đường kính cỡ 2 - 3mm; cuống hoa cỡ 1mm, mang ở giữa 2 lá bắc rất nhỏ, sớm rụng. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các cây thuốc - vị thuốc Đông y - CÂY CHỔI XỂ
- Các cây thuốc - vị thuốc Đông y (phần 4) CÂY CHỔI XỂ Cây Chổi xể CÂY CHỔI XỂ Herba Baeckeae Tên khác: Chổi sể, Thanh cao, Cây chổi trện.
- Tên khoa học: Baeckea frutescens L., họ Sim (Myrtaceae). Mô tả: Cây bụi, phân nhánh nhiều, cao 50 - 150cm. Lá mọc đối, hình dải hay hình dùi dạng dải, dài 5 - 8mm, rộng 0,4 - 0,6mm, đầu nhọn, không lông, có tuyến mờ nâu, cuống rất ngắn. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, lưỡng tính, màu vàng trắng, đường kính cỡ 2 - 3mm; cuống hoa cỡ 1mm, mang ở giữa 2 lá bắc rất nhỏ, sớm rụng. Đài hoa hình ống, dài cỡ 1mm, chia 5 thùy hình tam giác, tồn tại; cánh hoa 5, gần tròn, dài cỡ 4mm; nhị 10, ít khi 8, ngắn hơn cánh hoa; bầu ha,̣ 3 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả nang nhỏ, dài cỡ 1mm, mở theo đường rách ngang; hạt có cạnh. Bộ phận dùng: Lá, phần trên mặt đất. Phân bố: Cây mọc rất nhiều trên các đồi khô miền Trung Du, từ Hà Bắc, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú đến Thừa Thiên - Huế, Quang Nam - Ðà Nẵng, Phú Yên, thường mọc chung với Sim, Mua, Tràm, có khi mọc thành rừng. Thu hái: Cây lúc đang có hoa, phơi hoặc sấy khô. Có thể cắt lấy tinh dầu mà dùng. Thành phần hóa học: Toàn cây chứa tinh dầu màu vàng nhạt, thơm gần như dầu khuynh diệp với tỷ lệ 0,5-0,7%. Ở nước ta, tinh dầu Chổi chứa 35% a- thuyon và a- pinen, 4% limonen, 15% cineol, 11% ylangen. Tuỳ xuất xứ mà thành phần có thể khác nhau. Công năng: Tán phong hàn, khai khiếu, giúp tiêu hoá, thông huyết mạch, sát
- khuẩn. Công dụng: Thân, cành dùng làm chổi và cất dầu thơm để dùng trong y dược. Người ta thường dùng cây đốt xông khói hoặc nấu nước xông chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi. Còn dùng chữa chảy máu cam, lở ngứa, kém tiêu, ỉa ra máu và kinh nguyệt không đều. Rượu chổi dùng xoa bóp chữa thấp khớp. Hoa chổi dùng làm thuốc điều kinh và ăn uống kém tiêu. Cách dùng, liều lượng: Sắc lá và hoa làm nước uống (6-8g). Đốt cây khô để xông, dùng tinh dầu xoa bóp. Bài thuốc: 1. Chữa phong thấp đau xương, đau bụng lạnh dạ, nôn, ỉa, dùng cành và hoa lá Chổi 20-40g sắc uống. Ngoài dùng dầu Chổi xoa bóp hoặc dùng cành lá Chổi để đốt xông hơi. 2. Chữa chân thũng sưng hay lở ngứa; nấu nước cây Chổi để ngâm rửa. 3. Chữa kinh bế hay chậm thấy kinh, dùng hoa Chổi, lá Móng tay, mỗi vị 40g; Nghệ đen; Ngải máu, mỗi vị 10-20g sắc uống. Cấm dùng cho người có thai.
- CÂY KHÔI Cây Khôi CÂY KHÔI Folium Ardisiae Silvestris Tên khác: Cây độc lực, Đơn tướng quân, Cây lá khôi, Khôi nhung, Khôi tía. Tên khoa học: Ardisia sylvestris Pitard., họ Đơn nem (Myrsinaceae).
- Mô tả: Cây nhỏ cao tới 2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh. Lá tập trung ở đầu ngọn hay các nhánh bên; phiến lá thon ngược dài 15-40cm, rộng 6-10cm, mặt trên màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới màu tím đỏ, gân nổi hình mạng lưới, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa mọc thành chùm, dài 10-15m, màu trắng pha hồng tím gồm 5 lá đài và 3 cánh hoa. Quả mọng, khi chín màu đỏ. Hoa tháng 5-7, quả tháng 2. Phân bố: Cây mọc rải rác ở các tỉnh miền núi phía bắc và trung như: Lào Cai (Sapa), Lạng Sơn (Hữu Lũng), Quảng Ninh, Vĩnh phúcc (Tam Đảo), Hà Tây (Ba Vì), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa (Lang Chánh, Ngọc Lạc, Thạch Thành), Nghệ An (Qùi Châu), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Phú Lộc), Quảng Nam - Đà Nẵng. Bộ phận dùng: Lá Thành phần hoá học: Tanin. Công năng: Làm giảm độ acid của dạ dày. Công dụng: Chữa đau dạ dày. Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 40-80g sắc uống phối hợp với các vị thuốc khác. Bài thuốc: Nhân dân miền ngược vùng Lang chánh, Ngọc lạc tỉnh Thanh hoá thường dùng lá Khôi chế biến, sắc uống chữa đau bụng. Hội Đông y Thanh hoá đ ã kếp hợp dùng lá Khôi (80g), lá Bồ công anh (40g) và lá Khổ sâm (12g) sắc uống
- chữa đau dạ dày; có thể gia thêm lá Cam thảo dây (20g). Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ an cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày. Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ. Đồng bào Dao dùng rễ cây Khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục. CÂY LÁ NGÓN Cây Lá ngón
- CÂY LÁ NGÓN Tên khoa học: Gelsemium elegans Benth., họ Mã tiền (Loganiaceae). Mô tả: Cây lá ngón thuộc loại cây bụi leo, có nhiều cành leo dựa vào cây khác. Lá mọc đối, màu xanh bóng, hình tròn, đầu nhọn. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, màu vàng, hình ống nhỏ, xòe 5 cánh. Mùa hoa từ tháng 6 - 10. Quả nang thon dài, màu nâu, chứa nhiều hạt. Hạt nhỏ, hình hạt đậu, màu nâu nhạt, có cánh mỏng phát tán theo gió rất xa. Cây lá ngón mọc hoang khắp nơi trong nước ta, phổ biến ở vùng rừng núi. Bộ phân dùng: lá, rễ Phân bố: Cây mọc hoang ở một số vùng đồi, núi nước ta. Thành phần hoá học: Alcaloid (gelsemin, gelmicin...) Công dụng: Chữa mụn nhọt độc, chữa vết thương do ngã hay bị đánh đòn. Cách dùng, liều lượng: Giã nhỏ đắp ngoài hoặc sắc lấy nước rửa chỗ đau. Ghi chú: Cây Lá ngón là nguyên nhân của rất nhiều vụ ngộ độc ở các vùng rừng, núi. Alcaloid của Cây lá ngón có độc tính rất mạnh, dễ gây ngộ độc chết ng ười. Khi ngộ độc bị nôn mửa, hôn mê, giãn đồng tử, ngạt hô hấp, các cơ bị mềm nhũn, đau bụng dữ dội, chảy máu dạ dày, ruột. Khi ngộ độc phải rửa dạ dày, chuyển đến bệnh viện cấp cứu.
- CÂY NGỌT NGHẸO Hoa cây Ngọt nghẹo CÂY NGỌT NGHẸO Tuber et Folium Gloriosae Tên khác: Vinh quang rực rỡ Tên khoa học: Gloriosa superba L. = Gloriosa symplex Don., họ Hành (Liliaceae). Mô tả: Cây mọc ở đất, có thân bò, leo cao 1-1,5m nhờ đầu lá biến thành vòi quấn, láng, trắng hay vàng. Hoa to, dẹp, đính cạnh các lá ở ngọn. Đài và tràng như nhau, vàng ở gốc, đỏ ở đầu lúc mới nở, rồi đỏ đậm, mép nhăn nheo. Nhị to, chỉ nhị đỏ,
- vòi nhuỵ ngang. Quả nang dài 4-5cm, có 3 ô, mở vách. Mùa hoa tháng 5-11. Bộ phận dùng: Thân rễ, lá. Phân bố: Thường mọc ở các đồng cát dựa biển và trên các đất trống, trảng nắng ở các tỉnh Nam Trung bộ Việt Nam. Cũng được trồng ở nhiều nơi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long làm cây cảnh vì hoa đẹp. Thành phần hoá học: Thân rễ chứa alcaloid colchicin (0,3%), gloriosin, acid tannic, tinh bột, đường khử. Trong lá có colchicin, dimethylcolchicin, N- formyldeacetylcolchicin và lumicolchicin và hai alcaloid khác có liên quan. Tác dụng dược lý: Thân rễ rất độc, có tác dụng xổ, lợi mật, trừ giun. Nó có tính kích thích dạ dày ruột nên có thể gây nôn và xổ, nước chiết củ có tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus. Công dụng: Dịch lá dùng để diệt chấy và các vật ký sinh ở tóc, lá giã ra trị ghẻ khoét (ghẻ ăn miệng như nồi vôi). Thường dùng dưới dạng thuốc đắp. Có thể dùng làm nguồn nguyên liệu chiết Colchicin.
- CÂY SỮA Cây Sữa CÂY SỮA Cortex Alstoniae Tên khác: Vỏ sữa, Mùi cua, Mò cua. Tên khoa học: Alstonia scholaris (L.) R.Br., họ Trúc đào (Apocynaceae). Mô tả: Cây sữa là một loại cây to, có thể cao từ 15-30m. Cành mọc vòng, lá cũng mọc vòng, phiến lá hình bầu dục dài, đầu tù hoặc hơi nhọn, đáy lá hình nêm, mặt
- trên bóng, mặt dưới mờ, phiến cứng dài 8-22cm, rộng 5,5-6,5cm. Gân song song và mau. Hoa nhỏ, màu trắng xám, mọc thành xim tán. Quả gồm hai đại dài 25- 50cm, gầy, mọc thõng xuống, màu nâu, có gân dọc. Hạt nhiều, nhỏ dẹt, hai đầu tròn hoặc cụt, dài 7mm, rộng 2,5mm, trên mặt có lông màu nâu nhạt. Mùa hoa nở từ tháng 8 đến tháng 12. Toàn cây có chất nhựa mủ trắng, khi khô giống như chất cao su. Bộ phận dùng: Vỏ thân đã cạo bỏ lớp bần phơi hay sấy khô của cây Sữa (Alstonia scholaris (L.) R.Br.) Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta. Thu hái: Vỏ hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa xuân, hạ. Hái về phơi hoặc sấy khô để dành. Hiệu suất thấp. Một cây 25 năm cho chừng 19kg vỏ khô. Tác dụng dược lý: Năm 1906, Bacon đã nghiên cứu tác dụng dược lý của những alcaloid chiết từ vỏ cây sữa và kết luận rằng tác dụng gần giống nh ư chất quinin. Năm 1926, José K. Santos (Philipin) có nghiên cứu kỹ hơn và công bố kết quả nghiên cứu trong báo khoa học ở Philippin (Philipin J Sci., 3:31). Thành phần hoá học: Alcaloid. Công năng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, chỉ thống, bình suyễn, chỉ khái, phát hãn, dùng ngoài cầm máu.
- Công dụng: Làm thuốc bổ, chữa sốt, điều kinh, chữa lỵ. Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 1-3g bột vỏ phơi khô dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng. Có thể dùng dưới dạng rượu thuốc. Bài thuốc: 1. Bột vỏ cây sữa phơi khô hoặc sấy khô rồi tán nhỏ, ngày uống 0,2-0,3g. Có thể ngâm rượu uống như sau: 2. Rượu vỏ cây sữa: Vỏ cây sữa tán nhỏ 75g, rượu uống (35-400) 500ml, đậy kỹ, ngâm trong 7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Sau đó lọc và thêm rượu vào cho đủ 500ml. Ngày uống 4-8g rượu này. Uống 15 phút trước 2 bữa ăn chính. 3. Cao lỏng vỏ cây sữa: Chế bằng cồn 600 theo phương pháp chế cao lỏng. Hoặc có thể ngâm bột vỏ sữa với cồn 600 trong 7 ngày. Thỉnh thoảng lắc, lọc và thêm cồn 600 cho bằng trọng lượng của vỏ. Ví dụ ngâm 1kg vỏ thì sẽ được 1 lít cao lỏng. Cao lỏng này dùng với liều 0,5-1,5g mỗi ngày. Nhiều nhất chỉ uống 2g/lần và 6g trong 1 ngày.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sổ tay Cây thuốc bài thuốc và biệt dược: Phần 1
350 p | 411 | 176
-
Giới thiệu tác dụng làm thuốc của các cây thuốc nam
100 p | 424 | 110
-
Tài liệu: các cây thuốc nam dùng để chữa bệnh
239 p | 278 | 91
-
Cây thuốc Bảy Núi - Cây thuốc An Giang: Phần 1
403 p | 260 | 80
-
Các cây thuốc có độc cần cảnh giác
8 p | 229 | 57
-
Một số cây thuốc trị bệnh thông dụng
393 p | 196 | 54
-
Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chế biến và sử dụng cây thuốc nam: Phần 1
88 p | 162 | 45
-
Bài 9: Sử dụng một số cây thuốc nam trị bệnh thông thường tại nhà
9 p | 183 | 33
-
Cây hoa chữa bệnh (Hoa trị liệu pháp)_Phần 7
20 p | 143 | 30
-
cây hoa chữa bệnh: phần 2 - nxb y học
108 p | 55 | 9
-
Nghiên cứu các cây thuốc và bài thuốc trị bệnh: Phần 1
65 p | 7 | 5
-
Nghiên cứu các cây thuốc và bài thuốc trị bệnh: Phần 2
23 p | 9 | 5
-
Nghiên cứu tác dụng chống viêm của hoa cây Kim Ngân (Lonicera japonica Thunb. Caprifoliaceae) kết hợp với Núc Nác (Oroxylum indicum Vent. Bignoniaceae)
8 p | 76 | 4
-
Sàng lọc các cây thuốc Việt Nam có tác dụng ức chế Xanthin Oxidase in vitro
7 p | 43 | 4
-
Nghiên cứu nguồn nguyên liệu chứa Alcaloid nhân Tropan để sản xuất các thuốc quý ở Việt Nam
7 p | 12 | 3
-
Những bài thuốc hay từ cây lá quanh nhà: Phần 1
129 p | 4 | 2
-
Những bài thuốc hay từ cây lá quanh nhà: Phần 2
148 p | 5 | 2
-
Đa dạng nguồn tài nguyên cây làm thuốc mọc tự nhiên ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
6 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn