intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁC CHỨNG BỆNH VÙNG CỘT SỐNG CỔ (Kỳ 1)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

155
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đau vùng cổ vai là bệnh lý khá phổ biến, bệnh do nhiều nguyên nhân, thường xảy ra ở người lớn, đặc biệt từ trên 40 tuổi, làm ảnh hưởng nhiều đến năng xuất lao động xã hội. Theo Kramer Jurgen, tỷ lệ mắc bệnh đĩa đệm cột sống cổ chiếm 36,1%, đứng thứ hai sau bệnh lý đĩa đệm cột sống thắt lưng. Ở các trung tâm chuyên khoa thần kinh, chứng đau vùng cổ vai chiếm tới 18,2% của cơ cấu mặt bệnh điều trị nội trú. Tại các phòng khám đa khoa, tỷ lệ bệnh nhân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁC CHỨNG BỆNH VÙNG CỘT SỐNG CỔ (Kỳ 1)

  1. CÁC CHỨNG BỆNH VÙNG CỘT SỐNG CỔ (Kỳ 1) 1. Đại cương Đau vùng cổ vai là bệnh lý khá phổ biến, bệnh do nhiều nguyên nhân, thường xảy ra ở người lớn, đặc biệt từ trên 40 tuổi, làm ảnh hưởng nhiều đến năng xuất lao động xã hội. Theo Kramer Jurgen, tỷ lệ mắc bệnh đĩa đệm cột sống cổ chiếm 36,1%, đứng thứ hai sau bệnh lý đĩa đệm cột sống thắt lưng. Ở các trung tâm chuyên khoa thần kinh, chứng đau vùng cổ vai chiếm tới 18,2% của cơ cấu mặt bệnh điều trị nội trú. Tại các phòng khám đa khoa, tỷ lệ bệnh nhân đau cổ – vai đến khám khoảng 28 – 35%. Hồ Hữu Lương và cs cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đau cổ – vai – cánh tay điều trị tại khoa Thần kinh – Bệnh viện 103 trong 10 năm từ 1990 – 1999 chiếm 23,1%. Vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân các chứng bệnh đau cổ – vai, đồng thời điều trị và dự phòng các chứng bệnh này là một yêu cầu cấp thiết đối với đời sống xã hội, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều chuyên ngành nội, ngoại khoa, điều trị lý liệu, phục hồi chức năng. 1.1. Nhắc lại sơ lược giải phẫu, sinh lý cột sống cổ: Cột sống có 32 – 33 đốt, trong đó 7 đốt sống cổ từ C1 – C7, đốt C1 còn gọi là đốt đội, đốt C2 còn gọi là đốt trục. Cột sống cổ có đường cong ưỡn ra trước.
  2. Thân đốt sống có đường kính ngang lớn hơn đường kính trước – sau, ở mặt trên có hai mỏm móc hay gọi là “mấu bán nguyệt”, cuống sống tròn và dày, mỏm ngang có lỗ ngang cho động mạch đốt sống đi qua, từ C2. Gai sống tách làm hai củ dài dần từ C2 – C7. Lỗ đốt sống to dần từ C1 – C5, nhỏ dần từ C6 và C7. Giữa hai đốt sống từ C2 trở xuống có các đĩa đệm gian đốt sống, các đĩa đệm này dày ở phía trước, mỏng ở phía sau, tạo nên đường cong ưỡn ra trước. Mỗi đĩa đệm được cấu tạo bởi các vòng sợi collagen và nhân nhầy có chiều cao 3mm bằng 2/5 chiều cao thân đốt sống. Đĩa đệm cột sống cổ. Các đĩa đệm này chỉ được nuôi dưỡng trực tiếp từ các mạch máu tới 3 tuổi. Từ 4 tuổi trở nên đĩa đệm được nuôi dưỡng chủ yếu bằng biện pháp khuyếch tán (diffusion). Thần kinh của đĩa đệm rất nghèo, chỉ có rất ít sợi cảm giác phân bố cho đĩa đệm. Các khớp đốt sống là sự nối tiếp giữa hai đốt sống bởi các khớp nhỏ, các diện khớp của cuống sống được gọi là khớp gian cuống sống, ở mỗi bên của thân đốt sống C2 tới đốt sống ngực D1 có một mỏm móc, các mỏm móc này khớp với diện bên của thân đốt sống tạo thành các khớp Luschka. Lỗ liên đốt sống có các rễ thần kinh tủy sống đi qua, vì vậy khi các mỏm móc bị thoái hoá tạo gai xương sẽ kích thích hoặc chèn ép rễ thần kinh và ảnh hưởng đến động mạch đốt sống. Các dây chằng đốt sống có tác dụng hạn chế sự chuyển động và bảo vệ các thành phần trong ống sống như tủy sống cổ và các rễ thần kinh, gồm có dây chằng ngang, dây chằng dọc sau, dây chằng vàng và dây chằng gáy.
  3. Các cơ của cổ có hai nhóm: cơ gấp và cơ duỗi đầu. Động tác gấp đầu chủ yếu là cơ thẳng ngắn và cơ đầu dài. Động tác ngửa đầu là 4 cơ ngắn. Các cơ dài là các cơ xoay đầu nhưng cũng là các cơ duỗi khi chúng co cả hai bên. Các cơ cổ chủ yếu có nhiệm vụ quay đầu, bảo vệ và chống lại chấn thương cho cổ và tủy sống. Ống sống và các thành phần trong ống sống: ống sống được tạo thành bởi thân đốt sống, các cuống và cung sau đốt sống, kéo dài từ lỗ chẩm đến xương cụt. Tủy sống nằm trong ống sống, sau đó là các rễ thần kinh, màng nhện, màng cứng, các mạch máu nuôi dưỡng dủy. Các tổ chức ngoài màng cứng gồm tổ chức mỡ và các tĩnh mạch. Tủy cổ có đường kính trung bình là 12cm nhưng từ C6 – D1 thì to hơn tạo thành phình cổ. Các rễ thần kinh cổ: có 8 cặp rễ thần kinh tủy sống cổ (do giữa chẩm C1 có rễ C1). Các rễ có tên tương ứng với các đoạn cột sống cổ và chạy ngang với lỗ liên đốt. Mỗi dây thần kinh tủy sống được tạo thành bởi dây trước (rễ vận động) và rễ sau (rễ cảm giác). Màng tủy có hai màng: màng cứng và màng nhện. Khoang dưới nhện chứa dịch não tuỷ nằm giữa màng cứng và màng nhện, thông với khoang dưới nhện sọ não. Khoang ngoài màng cứng chứa đựng một lớp mỡ, bên trong có các tĩnh mạch không van như một đám rối chạy dọc ống sống thông với đám rối đốt sống nền. Các mạch máu tủy sống: động mạch đốt sống sau khi tách từ động mạch dưới đòn chui qua lỗ mỏm ngang từ C6 – C3 hợp thành động mạch thân nền và hoà
  4. vào vòng Willis ở nền não. Động mạch đốt sống thân nền tách ra các nhánh nuôi thân não và tiểu não. Đám rối thần kinh cổ: từ đoạn tủy sống C1 – C4 tách ra các rễ bụng (rễ trước) để tạo thành đám rối cổ, nằm ở sát 4 đốt sống cổ trên, giữa nhóm cơ sâu ở trước – bên cổ, được che phủ bởi cơ ức - đòn - chũm. Các nhánh của đám rối này chi phối cho da, cơ vùng đầu và cổ, rễ C1 và C2 tạo thành dây thần kinh chẩm lớn (dây Arnold) phân bố da gồm có dây thần kinh chẩm bé, tai lớn, dây xuyên da của cổ và dây thần kinh trên đòn. Ngoài ra còn có các nhánh cơ: nhánh cơ thang, cơ ức đòn chũm, cơ nâng vai, cơ sâu của cổ ở phía trước đốt sống. Các cơ chạy từ cằm xuống xương đòn (các cơ móng), dây thần kinh hoành chi phối cho cơ hoành, có các nhánh nối thông tới gai sống, dưới lưỡi, dây phế vị và thần kinh giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm cổ có hai chuỗi thần kinh giao cảm vùng cột sống cổ, tác động tới tuần hoàn, tuyến mồ hôi và nang lông. Có 3 hạch cổ phân bố thần kinh thực vật cho nội tạng, vùng cổ, đầu và hai tay. 1.2. Nguyên nhân - Do biến đổi sinh lý – bệnh lý ở tất cả các thành phần cấu trúc, chức năng biểu hiện dưới các dạng: thoái hoá, viêm, u, chấn thương cột sống cổ. - Do nguyên nhân cơ học gây nên các hội chứng bệnh lý cột sống cổ như: phong cách sinh hoạt thiếu khoa học, dùng cổ chịu tải trọng quá mức, sử dụng bàn
  5. ghế không đúng quy cách buộc cổ phải thường xuyên ở tư thế không đổi, quá gù, quá ưỡn. Do các ngành nghề buộc phải giữ cổ ở các tư thế thường xuyên bất lợi với các chức năng sinh lý của cột sống như các nghề đánh máy, kế toán, thợ nề, thợ quét vôi, lái xe cơ giới, vận động viên thể thao, nghệ sỹ xiếc, nghệ sỹ dương cầm, vĩ cầm…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2