intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁC CHỨNG BỆNH VÙNG CỘT SỐNG CỔ (Kỳ 4)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

368
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

* Dự phòng và điều trị hội chứng cổ cục bộ do hư xương sụn: + Dự phòng, cần có chế độ nghỉ ngơi thích hợp, tránh mang vác, xách vật nặng không cân đối, tránh giữ lâu cổ ở tư thế ưỡn cổ ra sau, cúi cổ ra trước hay nghiêng cổ về một bên. Tùy theo hoàn cảnh trong một ngày người bệnh cần nằm ngửa 3 – 4 lần, mỗi lần 20 – 30 phút, có gối nhỏ kê ở gáy. Khi ngồi làm việc hoặc ngồi xe đường dài nên dùng ghế có tấm đỡ cổ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁC CHỨNG BỆNH VÙNG CỘT SỐNG CỔ (Kỳ 4)

  1. CÁC CHỨNG BỆNH VÙNG CỘT SỐNG CỔ (Kỳ 4) * Dự phòng và điều trị hội chứng cổ cục bộ do hư xương sụn: + Dự phòng, cần có chế độ nghỉ ngơi thích hợp, tránh mang vác, xách vật nặng không cân đối, tránh giữ lâu cổ ở tư thế ưỡn cổ ra sau, cúi cổ ra trước hay nghiêng cổ về một bên. Tùy theo hoàn cảnh trong một ngày người bệnh cần nằm ngửa 3 – 4 lần, mỗi lần 20 – 30 phút, có gối nhỏ kê ở gáy. Khi ngồi làm việc hoặc ngồi xe đường dài nên dùng ghế có tấm đỡ cổ và lưng. Trường hợp đặc biệt cần phải đeo nẹp cổ chỉnh hình bằng nhựa. + Thuốc, các thuốc giảm đau và chống viêm như voltarene 25mg x 4 viên/ngày hoặc tilcotil 20mg x 1 viên/ngày, profenid 50mg x 2 viên/ngày, uống sau ăn, antalvic, idarac. Các thuốc giãn cơ có thể dùng một trong các loại thuốc sau đây: myonal 50mg x 2 viên/ngày, mydocalm 0,05 x 2 viên/ngày, coltramyl 4mg từ 2 – 4 viên/ngày chia hai lần sáng – chiều.
  2. Các biện pháp không dùng thuốc như bấm huyệt, châm cứu, thể dục liệu pháp, xoa bóp, nắn chỉnh cột sống, điều trị lý liệu, kéo giãn cột sống cổ cần cân nhắc và chỉ định có chọn lọc. 3.3. Vẹo cổ (torticolis): Từ trước đến nay vẹo cổ được các tác giả phân loại như sau: - Vẹo cổ bẩm sinh do dị tật của cơ ức đòn chũm thường được phát hiện ở tuổi học trò và chỉ điều trị được bằng phẫu thuật. - Vẹo cổ chấn thương do sai khớp hoặc gãy đốt sống cổ. - Vẹo cổ co thắt do các hoạt động xoắn vặn cổ về một bên gây co cơ, tăng trương lực và rung giật các cơ cổ buộc bệnh nhân phải nghiêng về phía co cứng, đồng thời xuất hiện các cơn co thắt trong một vài giây, giữa các cơn đầu lại trở về tư thế vẹo cổ ban đầu. Căn nguyên của vẹo cổ co thắt rất phức tạp, có thể do nguồn gốc từ não, rối loạn trương lực cơ, viêm cơ hay nguồn gốc từ xương – khớp hoặc căn nguyên tâm lý (chứng máy cơ - tic). - Vẹo cổ cấp là một thể đặc biệt của hội chứng cổ cục bộ, do hư xương sụn cột sống cổ, gây rối loạn và hạn chế vận động cột sống cổ, thường thấy ở thiếu niên và thanh niên. Cơ chế vẹo cổ cấp là do dự kẹt, nghẽn các tổ chức mô, mỡ và liên kết ở các khớp nhỏ của cột sống, gây chẹn các khớp đốt sống ở tư thế sai lệch, có thể còn do bệnh thấp kết hợp. Vì vậy hiệu quả điều trị của các biện pháp xoa
  3. bóp, ấn, bấm huyệt, nắn chỉnh cột sống làm mềm cơ và giải phóng chẹn các khớp đốt sống rất có giá trị. Khám lâm sàng thấy đầu người bệnh vẹo hẳn sang một bên, sờ nắn thấy căng cơ rõ rệt ở các cơ vùng vai – gáy. Các động tác vận động cổ về phía bên đối diện hoàn toàn bất lực. Toàn bộ cột sống cổ ngay đơ, chắc, không có dấu hiệu tổn thương thần kinh. Chụp X.quang cột sống cổ thường có hình ảnh hư xương sụn cột sống cổ nhẹ hoặc bình thường. Chẩn đoán quyết định dựa vào các đặc điểm lâm sàng như khởi phát đột ngột, tư thế sai lệch cố định, khỏi nhanh bằng kéo giãn cột sống cổ và dùng các thuốc giãn cơ kết hợp với xoa bóp, lý liệu. Cần loại trừ sai khớp đốt sống, viêm đốt sống nhiễm khuẩn, lao cột sống, di căn ung thư… Do đó phải làm một số xét nghiệm cần thiết tối thiểu như xét nghiệm máu thường quy, chụp X.quang cột sống 4 tư thế, chụp X.quang phổi để loại trừ. Điều trị đối với thể nhẹ có thể dùng một vài loại thuốc giảm đau thông thường và xoa bóp cơ vùng cổ – vai. Đối với thể cấp, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, dùng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid như analgin, voltarène, tilcotil… Nên dùng các thuốc chống co cứng cơ như myonal, mydocalm, coltramyl, có thể phóng bế cạnh cột sống cổ bằng novocain + hydrocortisol. Các biện pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… 3.4. Hội chứng cổ – vai – cánh tay:
  4. Hội chứng cổ – vai – cánh tay là hội chứng đau do chèn ép của đĩa đệm cột sống cổ từ C5 - C7, có đặc điểm là đau và rối loạn cảm giác, khởi phát từ cột sống cổ lan tới chi trên mang tính chất phân bố thần kinh theo dải, có kèm theo các triệu chứng của hội chứng cổ cục bộ. Trường hợp có chèn ép nhiều thì bị giảm cảm giác nông (cảm giác tê bì) theo dải da, còn phần lớn khi các nhánh, rễ thần kinh bị kích thích lại thấy biểu hiện vùng dải da tăng cảm giác nông, bệnh nhân có cảm giác căng và sưng bàn tay, thường kèm theo tím tái đầu chi và lạnh bàn tay do có tổn thương thần kinh giao cảm. Có hạn chế vận động vai nhưng không phải là do viêm quanh khớp bả vai – cánh tay. Teo cơ thường phát hiện thấy ở khu vực trên vai, cơ delta, các cơ thuộc khu vực cẳng tay, cánh tay, có khi ở cả bàn tay, tuỳ theo phạm vi và mức độ tổn thương. Hội chứng cổ – vai – cánh tay có thể do TVĐĐ hoặc do thoái hoá của mỏm móc đốt sống kích thích vào rễ thần kinh cổ. Đau vai – cánh tay do lồi và TVĐĐ. Lồi đĩa đệm cổ thường gặp ở vị trí sau bên chèn ép rễ thần kinh, gây đau, tư thế sai lệch cột sống và những triệu chứng thần kinh khu trú. Thường xảy ra ở người lớn từ 30 - 50 tuổi. Các triệu chứng xuất hiện cấp tính như đau cánh tay theo dải da thuộc vùng rễ thần kinh bị chèn ép, vẹo cổ và cột sống cổ ở tư thế gù. Ho, hắt hơi đều làm tăng kích thích cảm giác đau. Trên phim chụp X.quang cột sống cổ thường thấy cột sống cổ thẳng đờ ở phía trên đĩa đệm bị tổn thương, giảm chiều cao đĩa đệm rõ rệt, có triệu chứng hư đốt sống
  5. hay hư xương sụn ở giai đoạn muộn. Chẩn đoán xác định bằng chụp CLVT, tốt nhất là chụp MRI từ hạt nhân. Đau vai – cánh tay do trồi xương ở mỏm móc, thường gặp ở bệnh nhân trên 50 tuổi do các gai xương ở thân đốt và trồi xương ở mỏm móc. Lâm sàng đau cánh tay do kích thích rễ thần kinh bởi trồi xương ở mỏm móc hay gặp hơn do TVĐĐ. Mỏm móc gây hẹp lỗ liên đốt và kích thích hoặc chèn ép vào rễ thần kinh, mạch máu đi qua đó. Các triệu chứng xuất hiện từ từ, không mạnh mẽ như trong TVĐĐ. Bệnh nhân hay đau về đêm, cảm giác kiến bò và tê bì dải da tương ứng thuộc các rễ thần kinh bị xâm phạm. Trên phim chụp X.quang tư thế chếch 3/4 cột sống cổ thấy mỏm móc chèn vào lỗ liên đốt. Tiến triển của đau vai – cánh tay do trồi xương mỏm móc thường diễn biến mạn tính và có những đợt tái diễn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2