intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các dạng Viêm Mũi Xoang và phương pháp điều trị (Kỳ 3)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

170
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

D- Triệu chứng và dấu hiệu Viêm mũi xoang là viêm một hay nhiều xoang cạnh mũi. Có bốn loại xoang khác nhau là xoang hàm, xoang sàng, xoang bướm, xoang trán. Ngoài ra, còn có loại viêm mũi xoang do sâu răng hàm trên. Loại này thường gây sổ mũi xanh và có mùi rất hôi thối. H6- Hơi thở thối khẳm của bệnh nhân viêm mũi xoang gây rất nhiều trở ngại trong giao tiếp - Nhức đầu trong viêm xoang bướm thường khu trú ở vùng đỉnh, vùng chẩm lệch về bên xoang bị bệnh. Ðôi khi khịt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các dạng Viêm Mũi Xoang và phương pháp điều trị (Kỳ 3)

  1. Các dạng Viêm Mũi Xoang và phương pháp điều trị (Kỳ 3) D- Triệu chứng và dấu hiệu
  2. Viêm mũi xoang là viêm một hay nhiều xoang cạnh mũi. Có bốn loại xoang khác nhau là xoang hàm, xoang sàng, xoang bướm, xoang trán. Ngoài ra, còn có loại viêm mũi xoang do sâu răng hàm trên. Loại này thường gây sổ mũi xanh và có mùi rất hôi thối. H6- Hơi thở thối khẳm của bệnh nhân viêm mũi xoang gây rất nhiều trở ngại trong giao tiếp - Nhức đầu trong viêm xoang bướm thường khu trú ở vùng đỉnh, vùng chẩm lệch về bên xoang bị bệnh. Ðôi khi khịt mũi, khạc đàm có lẫn ít máu
  3. - Bệnh nhân viêm mũi xoang trước thường nhức đầu, sổ mũi, đau vùng góc trong hai cung lông mày, vùng má, nước mũi chảy ra ngoài. Nếu bị viêm mũi xoang sau, thường sổ mũi chảy ngược xuống họng, đau vùng sau gáy. Viêm mũi xoang là một bệnh rất hay tái phát. E- Điều Trị Điều trị tùy theo nguyên nhân bệnh. BS sẽ chỉ định thuốc kháng sinh nếu là viêm mũi xoang do vi trùng. Với những trường hợp viêm mũi xoang do cảm cúm nên dùng thuốc cảm thông thường như paracetamol, chlorpheniramine, giảm đau, thuốc chống dị ứng; phun khí dung hoặc thủ thuật Proezt (“kê kê”) để đưa dung dịch thuốc vào xoang sàng. - Khi điều trị nội khoa bằng thuốc không bớt, bác sĩ sẽ chọc xoang hàm để rút mủ hoặc phẫu thuật để cắt polyp mũi, chỉnh hình vách ngăn, nạo xoang v.v... Trường hợp viêm mũi xoang do răng, cần phải nhổ răng gây bệnh. - Hiện tại, phẫu thuật nội soi điều trị viêm mũi xoang chính xác và an toàn hơn mổ hở. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, đối với những bệnh nhân viêm mũi xoang do dị ứng (nhiệt độ, thời tiết, bụi nhà, phấn hoa, lông thú...) nếu vẫn tiếp tục tiếp xúc với các dị ứng nguyên nói trên, nguy cơ tái phát sẽ rất cao. Do đó, sau phẫu thuật, BN vẫn phải dùng thuốc kháng dị ứng và cần tránh tiếp xúc với nguyên
  4. nhân gây bệnh. Bụi nhà là nguyên nhân chính gây viêm mũi xoang dị ứng. Với những loại viêm mũi xoang khác, khả năng tái phát ít hơn. Cần lưu ý là trẻ em cũng bị viêm mũi xoang. Nguyên nhân thường do trẻ bị viêm VA không được điều trị kịp thời hoặc để bệnh tái phát nhiều lần. (Để biết thêm về phương pháp Phẫu thuật Nội soi mũi xoang, xin tham khảo thêm thông tin theo đường link sau: http://hoanmysaigon.com/index.php?option=com_content&task=view&id= 1242&Itemid=126
  5. H7- Phẫu thuật nội soi mũi xoang Một số thuốc thường dùng trong bệnh viêm mũi xoang 1- Thuốc kháng histamin như chlorpheniramin, promethazin, acrivastin, levocetirizine, loratadine ... Các loại thuốc này rất hiệu quả đối với ngứa và sổ mũi do dị ứng nhưng không có tác dụng chữa nghẹt mũi. Do vậy cần phối hợp với các thuốc điều trị nghẹt mũi. 2- Thuốc thông mũi, điều trị nghẹt mũi: Các dược chất thường dùng là phenylpropanolamin, pseudoephedrin. Thuốc khá hiệu quả trong việc làm thông mũi nhưng cũng có tác dụng phụ. Loại thuốc này dùng dưới dạng uống hay xịt, chỉ nên dùng trong vòng 7 ngày do hiện tượng lờn thuốc tạo nên vòng bệnh lý luẩn quẩn (vicious circle) dẫn tới viêm mũi mãn tính. 3- Thuốc corticoid uống hoặc xịt: Thuốc xịt mũi có corticoid là hiệu quả nhất trong việc điều trị tất cả các thể viêm mũi xoang mãn tính. Thuốc làm giảm tất cả các triệu chứng như ngứa niêm mạc mũi xoang, do đó làm thông mũi và giải quyết ứ tắc xoang. Thuốc này tương đối an toàn khi sử dụng lâu dài do ít bị hấp thu vào máu.
  6. Corticosteroid uống hiệu quả nhưng ít được sử dụng vì có nhiều tác dụng phụ độc hại như gây loãng xương, suy thượng thận (Cushing do thuốc), viêm loét dạ dày tá tràng... chỉ nên dùng trong trường hợp viêm mũi xoang nặng với thời gian ngắn khoảng từ 3-7 ngày. 4- Thuốc súc rửa mũi: Dùng dung dịch nước muối loãng hoặc NaCl 0,9% để rửa mũi bằng cách cho dung dịch nước muối 0,9% vào lọ nhựa sạch (neti pot) rồi nhỏ vài giọt vào hốc mũi sau đó cúi xuống và xì sạch dịch mũi, thực hiện như vậy vài lần vào các buổi sáng, chiều, tối.
  7. H8- Bình neti pot dùng rất phổ biến ở Ấn độ để pha thuốc súc rửa mũi 5- Thủ thuật Proetz (súc rửa xoang- “kê kê”): Đây là cách rửa xoang, lấy mủ từ xoang ra bằng áp lực âm không gây đau hoặc chảy máu, không cần dụng cụ y khoa như kìm, kéo v.v., phù hợp với những trường hợp viêm mũi xoang nhẹ.
  8. H9- Dụng cụ hiện đại dùng để súc rửa mũi xoang
  9. 6- Các thuốc kháng sinh: Việc dùng thuốc đúng, đủ và đều đặn có thể diệt được vi khuẩn. Ngược lại, nếu dùng thuốc không đúng chỉ định, vi khuẩn sẽ lờn thuốc, gây bùng phát bệnh trở lại. 7- Phẫu thuật: Đây là chọn lựa sau cùng khi các phương pháp trên đều thất bại. Hiệu quả phẫu thuật xoang ít khi trọn vẹn, khả năng phục hồi trên 80% được xem là khá tốt. Thời gian phẫu thuật khoảng 15-30 phút. Với những ca phức tạp, phải can thiệp nhiều xoang như xoang hàm, sàng, trán, bướm, thời gian phẫu thuật kéo dài khoảng 2 giờ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2