Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
CÁC HÌNH THỨC, GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ XỬ LÝ VI PHẠM QUY ĐỊNH <br />
HÀNH NGHỀ Y TƯ NHÂN CỦA PHÒNG KHÁM ĐA KHOA, CHUYÊN <br />
KHOA TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2013 <br />
Nguyễn Tấn Hùng*, Lê Vinh** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Tại Bình Dương đang phát triển một hệ thống các cơ sở hành nghề y tư nhân với 460 phòng <br />
khám đa khoa và chuyên khoa tư nhân. Việc các cơ sở HNYTN vi phạm các quy định của Luật khám bệnh, chữa <br />
bệnh và các văn bản trong lĩnh vực hành nghề y tư nhân đã ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sử dụng dịch vụ <br />
có thể dẫn đến hậu quả chết người. Câu hỏi đặt ra ở đây cho các cơ quan quản lý là các hình thức vi phạm là gì? <br />
có những yếu tố nào liên quan đến việc vi phạm này? Các giải pháp khắc phục và xử lý vi phạm quy định về <br />
hành nghề y tư nhân như thế nào? <br />
Mục tiêu: Xác định các hình thức, giải pháp khắc phục và xử lý vi phạm quy định về hành nghề y tư nhân <br />
của các phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa tư nhân tại tỉnh Bình Dương năm 2013. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 01/2013 đến tháng 4/2013 trên 460 <br />
phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương. <br />
Kết quả: Tỷ lệ vi phạm các quy định về giấy phép, hồ sơ pháp lý của các phòng khám là 14,13%. Tỷ lệ vi <br />
phạm các quy định về nhân sự của các phòng khám là 23,04%. Tỷ lệ vi phạm các quy định về bảng hiệu, quảng <br />
cáo, niêm yết giá của các phòng khám là 41,52%. Tỷ lệ vi phạm các quy định về sổ sách lưu trữ, hồ sơ bệnh án và <br />
quy chế kê đơn của các phòng khám là 44,13%. Tỷ lệ vi phạm các quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị của <br />
các phòng khám là 30%. Tỷ lệ vi phạm các quy định về công tác khử trùng, tiệt trùng, xử lý rác thải y tế của các <br />
phòng khám là 76,09%. Tỷ lệ vi phạm các quy định về công tác sử dụng thuốc của các phòng khám là 21,09%. <br />
Tỷ lệ vi phạm các quy định về hành nghề y của các PKĐK, PKCK chiếm tỷ lệ là 88,48%. Có mối liên quan giữa <br />
vi phạm các điều kiện hành nghề y tư nhân và các yếu tố loại hình phòng khám, trình độ chuyên môn người đứng <br />
đầu, số năm hành nghề, sự thanh tra, kiểm tra trong năm 2012 và công tác tham gia tập huấn công tác hành nghề <br />
y, vốn điều lệ và công tác tham gia tập huấn công tác hành nghề y. <br />
Kết luận: Đa số phòng khám vi phạm các quy định về công tác khử trùng, tiệt trùng, xử lý rác thải y tế, các <br />
quy định về hành nghề y. Cần tăng cường đội ngũ các cán bộ làm công tác thanh tra tại Sở Y tế và cán bộ quản lý <br />
hành nghề y tư nhân tại các Phòng y tế huyện/thị/thành phố về chất lượng và số lượng. Công tác thanh tra, kiểm <br />
tra phải được chú trọng, đặc biệt là các kế hoạch định kỳ cần bao quát các lĩnh vực trong hành nghề y, dược tư <br />
nhân, tất cả các loại hình. Trong công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, cần có sự liên kết các đơn vị quản lý nhà <br />
nước, các sở ban ngành có liên quan. <br />
Từ khóa: Y tế tư nhân, vi phạm. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
TYPES OF VIOLATIONS OF REGULATIONS OF PRIVATE HEALTH SECTOR <br />
AND SOLUTIONS FOR ADDRESSING THIS ISSUE AMONG GENERAL <br />
AND SPECIALIZED CLINICS IN BINH DUONG PROVINCE <br />
Nguyen Tan Hung, Le Vinh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 587 ‐ 562 <br />
Background: Binh Duong is now developing a system of private health facilities with 460 private general <br />
* Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương <br />
** Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: BS.CKII. Nguyễn Tấn Hùng ĐT: 0908945987 <br />
Email: nguyentanhung23@yahoo.com <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
587<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
specialized clinics. The violations of regulations of private health sectors have direct impacts on people using the <br />
service that can lead to fatal consequences. The question for the management agencies is that what are the <br />
violations? Are there factors related to this violations? What are the solutions and measures to handle with these <br />
violations? <br />
Objectives: Identify types of violations, solutions and control measures towards violations of private <br />
specialized and general clinic in Binh Duong 2013 <br />
Methods: A cross ‐ sectional study of 460 private health clinics in Binh Duong January 2013 to April 2013 <br />
was conducted. <br />
Result: The percentage of violations of licensing regulations, legal records of the clinics and personnel was <br />
14.13% and 23.04%, respectively. There were 41.52% of facilities infringing regulations on signs, advertising, <br />
and listing the cost of the clinics. The prevalence of clinics violating regulations on storing records, medical <br />
records and regulations of prescription was 44.13%. The proportion of violations of regulations on facilities and <br />
equipment of the clinic was 30%. In addition, there was of 76.09% of clinics which did not follow the regulations <br />
of disinfection, sterilization and medical waste disposal. This study also found that 21.9% and 88.4% of clinics <br />
violating the regulations on the use of the drug and medical practice, respectively. There were associations <br />
between violations of private clinics and type of clinic, the level of education of the heads, number of years of <br />
practice, inspection and investigation in 2012, training course for private clinics, chartered capital and <br />
participation in training activities. <br />
Conclusion: Most clinics infringed the regulations on disinfection, sterilization, and medical waste disposal, <br />
and the regulation of medical practice. It is necessary to enhance the quality and quantity of private medical <br />
practice inspectors working at the Department of Health and in the District Health Department /urban/ city. The <br />
cooperation between health agencies and relevant departments should be improved in inspection of private clinics. <br />
Keywords: private health clinics, violations <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Ở các nước đang phát triển hệ thống y tế tư <br />
nhân đã góp phần không nhỏ đáp ứng nhu cầu <br />
chăm sóc sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, <br />
vai trò của y tế tư nhân ở các quốc gia lại hết sức <br />
khác nhau trước sự định hướng, quản lý và kiểm <br />
soát của nhà nước. Tại Việt Nam, Đảng và nhà <br />
nước đã đánh giá cao sự cần thiết và tầm quan <br />
trọng việc xã hội hóa ngành y tế nhằm huy động <br />
mọi nguồn lực xã hội thúc đẩy sự phát triển <br />
ngành y tế nói riêng và đất nước nói chung(4,5). <br />
Tuy nhiên, hoạt động quản lý hành nghề y tư <br />
nhân (HNYTN) vẫn còn những hạn chế, thể hiện <br />
ở tình trạng vi phạm về phạm vi hành nghề và <br />
quy chế chuyên môn vẫn còn phổ biến(1,2,3). <br />
Tại Bình Dương đang phát triển một hệ <br />
thống các cơ sở hành nghề y tư nhân với quy mô <br />
đa dạng, trong đó phòng khám đa khoa và <br />
phòng khám chuyên khoa tư nhân là 440 (chiếm <br />
<br />
588<br />
<br />
trên 59,06%). Việc các cơ sở HNYTN vi phạm các <br />
quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và các <br />
văn bản trong lĩnh vực hành nghề y tư nhân đã <br />
ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sử dụng <br />
dịch vụ có thể dẫn đến hậu quả chết người. Câu <br />
hỏi đặt ra ở đây cho các cơ quan quản lý là các <br />
hình thức vi phạm là gì? có những yếu tố nào <br />
liên quan đến việc vi phạm này? Các giải pháp <br />
khắc phục và xử lý vi phạm quy định về hành <br />
nghề y tư nhân như thế nào? <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
1. Xác định các đặc điểm của phòng khám đa <br />
khoa, phòng khám chuyên khoa tư nhân tại tỉnh <br />
Bình Dương. <br />
2. Xác định tỷ lệ các hình thức vi phạm các <br />
quy định về hành nghề y tư nhân của các phòng <br />
khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa tư <br />
3. Các giải pháp khắc phục và xử lý vi <br />
phạm quy định về hành nghề y tư nhân của <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
các phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên <br />
khoa tư nhân. <br />
4. Xác định mối liên quan giữa các đặc điểm <br />
của phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên <br />
khoa tư nhân và việc vi phạm các quy định về <br />
hành nghề y tư nhân. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Thời gian, Địa điểm <br />
Từ tháng 01/2013 đến tháng 4/2013, tại tỉnh <br />
Bình Dương. <br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Các phòng khám đa khoa, phòng khám <br />
chuyên khoa đang hoạt động trên địa bàn tỉnh <br />
Bình Dương. (Theo thống kê đến 01/01/2013 của <br />
Phòng Quản lý hành nghề trên toàn tỉnh có khoảng <br />
460 cơ sở). <br />
<br />
Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu <br />
Công thức lấy mẫu trong nghiên cứu: [11] <br />
N<br />
<br />
Z12<br />
d<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
p (1 p)<br />
<br />
<br />
<br />
(1)<br />
<br />
Z : Trị số từ phân phối chuẩn ở độ tin cậy (1 ‐ α). <br />
α : 5% <br />
P : Trị số tỷ lệ các hình thức vi phạm các quy định về hành <br />
nghề y tư nhân của các phòng khám đa khoa, phòng khám <br />
chuyên khoa tư nhân. <br />
d : Độ chính xác mong muốn. <br />
<br />
Áp dụng công thức(1): <br />
Z = 1,96 (độ tin cậy 95%) <br />
d = 0,05 <br />
P = 0,5 (Do không tìm thấy một tài liệu <br />
nghiên cứu nào trước đây trên địa bàn tỉnh Bình <br />
Dương về tỷ lệ các hình thức vi phạm các quy <br />
định về hành nghề y tư nhân của các phòng <br />
khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa tư <br />
nhân, chọn p = 0,5 để có cỡ mẫu lớn nhất). <br />
N = 384 <br />
Theo số liệu quản lý hành nghề, tổng số các <br />
phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
tư nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương khoảng <br />
460 cơ sở, nên đề tài chọn lấy mẫu toàn bộ là <br />
460cơ sở. <br />
<br />
Phương pháp thu thập số liệu <br />
Quan sát, mô tả, thu thập số liệu hoạt động <br />
chuyên môn trực tiếp của các phòng khám đa <br />
khoa, phòng khám chuyên khoa tư nhân tại thời <br />
điểm kiểm tra. Khi quan sát trực tiếp dùng bản <br />
kiểm để thu thập số liệu. Công cụ: bảng hỏi thiết <br />
kế sẵn. <br />
Sử dụng số liệu thống kê báo cáo của cơ sở <br />
YTTN được chọn nghiên cứu, các Phòng Y tế <br />
huyện, thị xã và của Sở Y tế Bình Dương để <br />
phân tích, đánh giá. <br />
<br />
Xứ lý và Phân tích số liệu <br />
Tất cả những dữ kiện thu thập được trong <br />
ngày sẽ được kiểm tra, chỉnh biên lại ngay trong <br />
ngày hôm đó. Những dữ kiện không phù hợp sẽ <br />
bị loại ra. <br />
‐ Sử dụng phần mềm Epidata 3.1 để nhập <br />
liệu. <br />
‐ Sử dụng phần mềm Stata 10.0 để phân tích <br />
thống kê; <br />
Thống kê mô tả : Số tuyệt đối, tỷ lệ (để mô tả <br />
các biến số về tỷ lệ các cơ sở vi phạm các quy <br />
định về hành nghề y tư nhân, các biến về tỷ lệ <br />
các hình thức vi phạm). <br />
Thống kê phân tích: sử dụng Kiểm định Chi <br />
bình phương, tính PR (prevalence ratio) với <br />
khoảng tin cậy 95% của PR và Kiểm định chính <br />
xác Fisher (để phân tích mối liên quan giữa các <br />
đặc điểm của các phòng khám tư nhân và việc vi <br />
phạm các quy định về hành nghề y tư nhân). <br />
<br />
KẾT QUẢ‐ BÀN LUẬN <br />
Đặc điểm các phòng khám đa khoa, phòng <br />
khám chuyên khoa tư nhân <br />
Bảng 1. Mô tả về loại hình hành nghề của PKĐK, <br />
PKCK (n=460): <br />
Đặc điểm của mẫu<br />
Tần số<br />
Về loại hình hành nghề<br />
Phòng khám đa khoa<br />
42<br />
Phòng khám chuyên khoa<br />
418<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
9,13<br />
90,87<br />
<br />
589<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Đặc điểm của mẫu<br />
Tần số Tỷ lệ (%)<br />
Các loại hình phòng khám chuyên khoa (n=418)<br />
PKCK Nội<br />
222<br />
48,26<br />
PKCK Răng hàm mặt<br />
93<br />
20,22<br />
PKCK Sản<br />
52<br />
11,3<br />
PKCK Nhi<br />
21<br />
4,57<br />
PKCK Ngoại<br />
9<br />
1,96<br />
PKCK Mắt<br />
9<br />
1,96<br />
PKCK Tai mũi họng<br />
9<br />
1,96<br />
PKCK Da liễu<br />
3<br />
0,65<br />
<br />
Trong các loại hình PKCK, chiếm tỉ lệ cao <br />
nhất trên toàn tỉnh và từng địa phương bao giờ <br />
cũng là loại hình PKCK Nội, do đặc trưng yếu tố <br />
các bác sĩ sau khi được đào tạo về đa khoa chiếm <br />
tỉ lệ lớn, sau thời gian thực hành chuyên môn sẽ <br />
được phép mở phòng khám chuyên khoa Nội, <br />
ngược lại nếu muốn mở các loại hình khác như: <br />
Răng hàm mặt, Ngoại, Tai mũi họng, Mắt, Da <br />
liễu … thì chủ yếu là các bác sĩ học chuyên khoa <br />
hoặc là bác sĩ đa khoa nhưng có học thêm chứng <br />
chỉ sơ bộ về chuyên khoa. Số lượng các phòng <br />
khám Da Liễu chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp (0,65%) do <br />
đặc thù chuyên khoa này là chuyên khoa sâu <br />
chủ yếu phục vụ tại các bệnh viện công lập, và <br />
nhu cầu người dân đến khám không cao, nếu có <br />
bệnh người dân sẽ về bệnh viện chuyên khoa về <br />
da liễu tại TP.HCM để được đáp ứng đầy đủ về <br />
trang thiết bị và thuốc điều trị. <br />
Bảng 2:Bảng mô tả hình thức xử lý rác thải y tế của <br />
PKĐK, PKCK (n=460) <br />
Xử lý rác thải<br />
Các hình thức xử lý rác thải y tế<br />
Hợp đồng với đơn vị rác thải<br />
Không phát sinh rác y tế<br />
Chôn rác vào hố riêng<br />
Gom và đốt rác riêng<br />
Xử lý chung với rác sinh hoạt<br />
Các hình thức xử lý chất thải lỏng y tế<br />
Có hệ thống xử lý nước thải<br />
Hợp đồng thu gom nước thải<br />
Không phát sinh nước thải<br />
Hầm tự hoại<br />
Xử lý chung với nước thải sinh hoạt<br />
<br />
Tần số Tỷ lệ (%)<br />
202<br />
99<br />
18<br />
49<br />
92<br />
<br />
43,91<br />
21,52<br />
3,91<br />
10,65<br />
20<br />
<br />
17<br />
35<br />
249<br />
79<br />
80<br />
<br />
3,7<br />
7,6<br />
54,13<br />
17,17<br />
17,39<br />
<br />
Đối các PKĐK, PKCK trên địa bàn tỉnh <br />
Bình Dương hầu như không cơ sở nào đầu tư <br />
lò đốt rác y tế chuyên biệt mà tất cả chọn hình <br />
<br />
590<br />
<br />
thức ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng xử <br />
lý rác thải là 202 cơ sở (chiếm 43,91%). Trong đó, <br />
phần lớn các cơ sở này ký hợp đồng xử lý rác <br />
từng năm với Công ty Trách nhiệm hữu hạn một <br />
thành viên Cấp thoát nước môi trường Bình <br />
Dương là đơn vị có sự đầu tư hệ thống xử lý rác <br />
vào loại lớn nhất tại Bình Dương. Các cơ sở <br />
không phát sinh rác thải y tế chiếm 21,52% chủ <br />
yếu là loại hình PKCK Nội do đặc trưng chuyên <br />
khoa này không có bệnh phẩm phát sinh trong <br />
quá trình thăm khám. Mặc dù các hình thức xử lý <br />
rác khác không được khuyến khích nhưng trong <br />
thời điểm nghiên cứu còn các cơ sở hành nghề cũ <br />
đã cấp phép nhiều năm trước và các cơ sở mới <br />
hoạt động thì hình thức xử lý rác thải y tế chung <br />
với rác sinh hoạt vẫn đang được các phòng khám <br />
vận dụng chiếm 20%, bên cạnh tỉ lệ ít các phòng <br />
khám chọn cách đốt hoặc chôn rác y tế. <br />
Đối với các phòng khám có phát sinh nước <br />
thải y tế như: PKĐK, PKCK Sản phụ khoa – <br />
KHHGĐ, Ngoại, Răng hàm mặt … đảm bảo về <br />
công tác xử lý cho thấy cơ sở có hệ thống xử lý <br />
nước thải chỉ có 17 cơ sở chiếm 3,7% và có hợp <br />
đồng thu gom và xử lý nước thải là 35 cơ sở <br />
chiếm 7,6%. Tất cả các cơ sở có hệ thống xử lý <br />
nước thải y tế đều là PKĐK, đây được xem như <br />
khoản đầu tư bắt buộc nếu muốn phòng khám <br />
hoạt động theo quy định. Bên cạnh việc nếu các <br />
PKĐK, PKCK không có hệ thống xử lý thì chọn <br />
cách ký hợp đồng thu gom và xử lý nước thải <br />
với Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành <br />
viên Cấp thoát nước môi trường Bình Dương. <br />
Đối với cơ sở có phát sinh nước thải y tế <br />
nhưng chưa có hình thức xử lý theo quy định <br />
thì hầu hết các cơ sở đó áp dụng hình thức thải <br />
ra chung với hệ thống nước sinh hoạt chiếm <br />
17,39% hoặc tập trung tại hầm tự hoại và xử lý <br />
hóa chất trước khi thải ra hệ thống nước sinh <br />
hoạt chung chiếm 17,17%. Đây là các hành vi <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
phạm về công tác xử lý nước thải y tế và sẽ bị <br />
các cơ quan quản lý về môi trường (Chi cục <br />
Bảo vệ môi trường–Sở Tài nguyên môi trường) <br />
kiểm tra nếu phát hiện sẽ xử phạt rất nặng. Vì <br />
vậy các PKĐK, PKCK có phát sinh nước thải y <br />
tế hiện nay hầu hết đang lên kế hoạch xây <br />
dựng hệ thống xử lý nước thải phù hợp với <br />
quy mô phòng khám mình hoặc tìm phương <br />
thức thu gom và giao cho đơn vị có chức năng <br />
xử lý. Yếu tố cản trở việc các phòng khám xây <br />
dựng hệ thống xử lý nước thải y tế là chi phí <br />
bỏ ra là khá cao, từ tối thiểu 50 ‐ 100 triệu đối <br />
với một hệ thống xử lý từ 1 đến 5 m3 <br />
ngày/đêm. Việc này là bất khả thi đối với các <br />
phòng khám nhỏ lẻ, có quy mô và lượng <br />
khách hàng ít. <br />
Bảng 3: Công tác tập huấn công tác hành nghề y năm <br />
2012 của PKĐK, PKCK (n=460) <br />
Tần<br />
Tỷ lệ<br />
số<br />
(%)<br />
Có tham gia tập huấn công tác hành nghề y<br />
Có<br />
397<br />
86,3<br />
Không<br />
63<br />
13,7<br />
Số lần tập huấn công tác hành nghề y (n=397)<br />
Một lần<br />
324<br />
81,61<br />
Từ 2 lần trở lên<br />
73<br />
18,39<br />
Chi tiết cơ quan tiến hành tập huấn (n=489)<br />
Sở Y tế.<br />
392<br />
80,16<br />
64<br />
13,09<br />
Phòng y tế hoặc Trung tâm y tế<br />
quận/huyện<br />
Do các cơ quan chức năng khác<br />
33<br />
6,75<br />
Đặc điểm của mẫu<br />
<br />
Công tác tập huấn về các quy định của pháp <br />
luật về hành nghề y tư nhân và tập huấn chuyên <br />
môn luôn được chú trọng tổ chức thường xuyên <br />
và nhận được tham gia đầy đủ của các cán bộ <br />
PKĐK, PKCK. <br />
Về công tác tập huấn hành nghề và chuyên <br />
môn trong năm 2012, nghiên cứu cho thấy hầu <br />
hết các cơ sở khám chữa bệnh đều tham dự <br />
hoạt động này chiếm 86,3%, số lượt tham dự <br />
chiếm đa số là 01 lượt/năm chiếm 81,61 và cơ <br />
quan chức năng tổ chức công tác tập huấn chủ <br />
yếu là Sở Y tế chiếm 80,16%. <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Các hình thức vi phạm các quy định về <br />
hành nghề y tư nhân <br />
Bảng 4: Các hình thức vi phạm về giấy phép, hồ sơ <br />
pháp lý (n=460) <br />
Các hình thức vi phạm về giấy phép, hồ Tần Tỉ lệ<br />
sơ pháp lý<br />
số<br />
(%)<br />
Giấy đăng ký kinh doanh<br />
Đạt<br />
416 90,43<br />
Không đạt<br />
44<br />
9,57<br />
Giấy chứng chỉ hành nghề<br />
Đạt<br />
434 94,35<br />
Không đạt<br />
26<br />
5,65<br />
Giấy CNĐĐKHN/GPHĐ<br />
Đạt<br />
401 87,17<br />
Không đạt<br />
59 12,83<br />
Tổng hợp vi phạm về giấy phép, hồ sơ pháp lý<br />
Đạt<br />
395 85,87<br />
Không đạt<br />
65 14,13<br />
<br />
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vi phạm các quy <br />
định về giấy phép, hồ sơ pháp lý của các phòng <br />
khám là 14,13% là tương đối cao, vì theo quy <br />
định về hành nghề y tư nhân các cơ sở không <br />
được phép hoạt động khi chưa hoàn tất tất các <br />
thủ tục cấp phép. Những cơ sở không đảm bảo <br />
này chủ yếu gặp các lỗi về không giấy chứng <br />
nhận đủ điều kiện hành nghề hoặc giấy phép <br />
hoạt động (chiếm 12,86%). Mặc dù theo Luật <br />
khám bệnh, chữa bệnh năm 2010, cơ sở phải có <br />
giấy phép hoạt động mới được hoạt động nhưng <br />
điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự cung cấp <br />
các dịch vụ y tế tư nhân nên các cơ quan quản lý <br />
và ngay trên đề tài nghiên cứu này đã giới hạn <br />
lại điều kiện khi cơ sở chỉ cần có giấy chứng <br />
nhận đủ điều kiện hành nghề của do Sở Y tế <br />
hoặc có phiếu tiếp nhận cấp giấy phép hoạt <br />
động thì được xem là đạt. <br />
Bảng 5: Các hình thức vi phạm về nhân sự (n=460) <br />
Các hình thức vi phạm về nhân sự Tần số Tỉ lệ (%)<br />
Có mặt người phụ trách chuyên môn<br />
Đạt<br />
422<br />
91,74<br />
Không đạt<br />
38<br />
8,26<br />
Người hành nghề có đầy đủ CCHN<br />
Đạt<br />
378<br />
82,17<br />
Không đạt<br />
82<br />
17,83<br />
<br />
591<br />
<br />