intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu một số đặc điểm giải phẫu tụy trên động vật thực nghiệm

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

69
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu về giải phẫu tụy trên 40 lợn bằng các phương pháp phẫu tích và bơm màu xanhmethylene vào động mạch (ĐM) thân tạng và ĐM mạc treo tràng trên, phương pháp chụp X quang với chất cản quang oxide-gelatin cho thấy: tụy lợn có hình dáng và giải phẫu mạch máu rất khác tụy người.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu một số đặc điểm giải phẫu tụy trên động vật thực nghiệm

TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br /> <br /> NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU TỤY<br /> TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM<br /> Nguyễn Văn Ba*; Trịnh Cao Minh*; Đỗ Xuân Hai*<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu giải phẫu tụy trên 40 lợn bằng các phương pháp phẫu tích và bơm màu xanhmethylene vào động mạch (ĐM) thân tạng và ĐM mạc treo tràng trên, phương pháp chụp X quang<br /> với chất cản quang oxide-gelatin cho thấy: tụy lợn có hình dáng và giải phẫu mạch máu rất khác tụy<br /> người. Tụy lợn có 3 thùy là thùy tá tràng, thùy nối và thùy lách (tương đương đuôi tụy ở người). ĐM<br /> thân tạng nuôi tất cả các thùy của tụy, đuôi tụy được nuôi bởi một nhánh mạch tách ra từ ĐM lách<br /> 16/40 (40%), ĐM thân tạng 03/40 (7,5%), ĐM gan chung 21/40 (52,5%). Tĩnh mạch (TM) tụy lợn đi<br /> song song với ĐM đổ vào TM cửa 32/40 (80%), TM gan 08/40 (20%).<br /> * Từ khóa: Tụy lợn; Giải phẫu.<br /> <br /> STUDY ON ANATOMIC FEATURES OF PORCINE PANCREAS<br /> ON EXPERIMENTAL ANIMALS<br /> SUMMARY<br /> 40 pig pancreatic anatomy with skillfull dissection and methylene blue was selectively injected to<br /> the celiac trunk, to the superior mesenteric artery, X-ray method with dye oxide-gelatin. Results:<br /> Porcine pancreas anatomy is very different to human in form and vascular anatomy. Pig pancreas<br /> have 3 lobes: duodenal lobe, connecting lobe and splenic lobe (the same as in the pancreatic tail).<br /> The pancreas lobes are supplied with blood from branches arising mainly from the celiac trunk. The<br /> pancreas tail is supplied with blood from only one branch. This branch arising from the splenic artery<br /> in 16/40 (40%) cases, from the celiac trunk in 03/40 (7.5%) cases and from the common hepatic<br /> artery in 21/40 (52.5%) cases. The veins of the pancreas parallel the arteries, enters the portal vein<br /> in 32/40 (80%) cases enter the hepatic vein in 08/40 (20%).<br /> * Key words: Porcine pancreas; Anatomy.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hiểu biết giải phẫu tụy và các cơ<br /> liên quan đóng vai trò quan trọng<br /> chẩn đoán và điều trị, đặc biệt là khả<br /> thành công trong các kỹ thuật ngoại<br /> khối tá tụy [4]. Mặc dù lợn được cho<br /> <br /> quan<br /> trong<br /> năng<br /> khoa<br /> là có<br /> <br /> giải phẫu tương tự như người, nhưng thực<br /> tế những ca ghép tụy thực nghiệm trên lợn<br /> đầu tiên tại Học viện Quân y cho thấy giải<br /> phẫu vùng bụng của lợn rất khác với người,<br /> vì thế kỹ thuật lấy đa tạng cho người không<br /> áp dụng được [2].<br /> <br /> * Học viện Quân y<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Ba (bsnguyenvanba@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 25/12/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/1/2014<br /> Ngày bài báo được đăng: 17/1/2014<br /> <br /> 71<br /> <br /> TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br /> <br /> Hiện nay, trong nước và trên thế giới có<br /> rất ít nghiên cứu về giải phẫu tụy lợn. Để<br /> làm cơ sở cho kỹ thuật ngoại khoa ghép tụy<br /> trên lợn, trong khuôn khổ đề tài KHCN trọng<br /> điểm cấp nhà nước “Nghiên cứu một số<br /> vấn đề ghép tuỵ trên thực nghiệm để tiến<br /> tới ghép tuỵ trên người ở Việt Nam", mã số<br /> KC.10.03/11-15, chúng tôi thực hiện nghiên<br /> cứu này nhằm: Mô tả một số đặc điểm giải<br /> phẫu tụy và mạch máu nuôi tụy trên lợn.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu trên 40 lợn lai kinh tế, cùng<br /> đàn, trọng lượng 30 - 40 kg, sức khỏe vµ ăn<br /> uống tốt, được theo dõi 2 ngày tại Bộ môn<br /> Phẫu thuật Thực hành, Học viện Quân y trước<br /> khi làm thí nghiệm. Lợn được chia thành<br /> 2 nhóm:<br /> - Nhóm 1: 35 lợn được phẫu thuật lấy cả<br /> khối gan, dạ dày, tá tràng, tụy để phẫu tích.<br /> - Nhóm 2: 05 lợn được bơm ôxít chì và<br /> chụp mạch cản quang.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> - Phương pháp bơm chất màu và phẫu<br /> tích: bơm chọn lọc xanh-methylene vào ĐM<br /> thân tạng 10 trường hợp, vào ĐMmạc treo<br /> tràng trên với 10 trường hợp khác. Sau đó,<br /> tất cả 35 khối tá tụy được bác sỹ phẫu thuật<br /> lành nghề sử dụng kính lúp phẫu thuật phẫu<br /> tích cẩn thận.<br /> - Phương pháp chụp mạch cản quang: lợn<br /> được gây mê, cho heparin qua đường TM,<br /> bộc lộ ĐM đùi, luồn một dây truyền dịch vào<br /> ĐM đùi, mở dây truyền dịch cho máu ĐM<br /> chảy tới khi lợn chết, hứng lấy máu vào<br /> bình, đo thể tích máu thu được. Khi lợn đã<br /> ngừng tim, bơm hỗn hợp ôxít chì đỏ - keo<br /> da trâu qua ĐM đùi với lượng dịch đúng<br /> bằng lượng máu đã lấy ra. Đưa lợn chụp<br /> X quang kỹ thuật số tại Khoa X quang,<br /> Bệnh viện 103.<br /> <br /> - Các chỉ tiêu nghiên cứu:<br /> + Mô tả đặc điểm giải phẫu đại thể tụy<br /> lợn: trọng lượng tụy, cách phân chia thùy,<br /> kích thước một số thùy.<br /> + Mô tả đặc điểm giải phẫu ĐM nuôi tụy<br /> lợn: nguồn mạch cấp máu, ĐM nuôi các thùy,<br /> phạm vi cấp máu của nguồn mạch.<br /> + Mô tả đặc điểm TM nuôi tụy lợn: đặc<br /> điểm tĩnh mạch, phân nhánh TM.<br /> * Xử lý số liệu: bằng chương trình SPSS<br /> 13.0 tại Bộ môn Giải phẫu, Học viện Quân y.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Giải phẫu đại thể tụy.<br /> Tuyến tụy lợn rất khác với tuyến tụy<br /> người về hình dạng. Ở người, tụy tạng có<br /> hình giống cái móc hay cái búa, có 3 phần:<br /> đầu tụy, thân tụy và đuôi tụy [1]. Trong khi<br /> đó, tụy lợn lại chia thành 3 thùy: thùy tá tràng,<br /> thùy lách, thùy nối.<br /> <br /> Hình 1: Giải phẫu đại thể tụy lợn.<br /> <br /> 73<br /> <br /> TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br /> <br /> Hình dạng tụy lợn cũng rất khác nhau,<br /> đặc biệt là thùy tá tràng. Chỉ có thùy lách tương đương với đuôi tụy trên người - là<br /> có hình dạng tương đối ổn định và tương<br /> đối giống với đuôi tụy ở người. Vì vậy,<br /> không thể áp dụng máy móc mô hình lấy<br /> và ghép tụy trên người vào ghép tụy thực<br /> nghiệm trên lợn, bắt buộc phải có những<br /> thay đổi rất căn bản về quy trình kỹ thuật<br /> ngoại khoa.<br /> Do có khác biệt lớn về hình dạng, nên<br /> trong nghiên cứu này không thống kê kích<br /> thước của thùy tá tràng và thùy nối mà chỉ<br /> thống kê kích thước của thùy lách, phục vụ<br /> mục đích ghép một phần tụy từ nguồn cho<br /> sống.<br /> Trọng lượng và một số kích thước tụy<br /> lợn: trọng lượng toàn bộ tụy: 44,7 ± 3,2 g;<br /> chiều dài thùy lách: 93,2 ± 32,5 mm; chiều<br /> rộng thùy lách: 46,8 ± 25,1 mm; Chiều dày<br /> thùy lách: 1,8 ± 0,6 mm.<br /> Qua nghiên cứu giải phẫu đại thể tụy<br /> lợn, chúng tôi nhận thấy: mặc dù lợn thường<br /> xuyên được dùng cho nghiên cứu ghép tụy,<br /> nhưng không có nhiều nghiên cứu chi tiết<br /> về giải phẫu tụy lợn. Trong nhiều nghiên<br /> cứu sử dụng mô hình ghép tụy lợn, hình<br /> ảnh giải phẫu tụy lợn ít được chú trọng,<br /> thậm chí có nhiều sai lầm, ví dụ, tụy lợn<br /> được vẽ gần giống như tụy người. Chúng<br /> tôi chỉ tìm thấy 2 nghiên cứu chỉ rõ hình<br /> dạng tụy lợn khác hẳn với tụy người và có<br /> 3 phần. Các tác giả gọi tên 3 phần này<br /> không giống nhau. Joana Ferrer (2008) [5]<br /> gọi 3 phần này là thùy tá tràng (duodenal<br /> lobe), thùy lách (splenic lobe) và thùy nối<br /> (connecting lobe).<br /> <br /> Hình 2: Phân chia các thùy tụy theo<br /> Joana Ferrer [5].<br /> Còn theo tác giả Eleazar Chaib (2011) [3] thì<br /> lại vẫn dùng khái niệm đầu (head); thân (body)<br /> và đuôi (tail) để chỉ các phần của tụy lợn.<br /> <br /> Hình 3: Phân chia các thùy tụy theo<br /> Eleazar Chaib [3].<br /> <br /> 74<br /> <br /> TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br /> <br /> Chúng tôi ủng hộ cách gọi 3 phần của tụy là thùy tá tràng, thùy lách và thùy nối. Trong 3<br /> phần này, chỉ có thùy lách tương đối giống đuôi tụy của người.<br /> 2. Giải phẫu chi tiết mạch máu tụy lợn.<br /> * Hệ thống động mạch:<br /> Tụy được cấp máu bởi các nhánh phát sinh chủ yếu từ ĐM thân tạng.<br /> <br /> Hình 4: ĐM tụy lợn.<br /> Nghiên cứu bơm chất màu chọn lọc cho thấy nó cấp máu cho hầu hết tụy, trừ phần<br /> thùy nối.<br /> <br /> Hình 5: Vùng cấp máu ĐM thân tạng (trái) và ĐM mạc treo tràng trên (phải).<br /> Tuy nhiên, cũng có 2/10 trường hợp (20%) bơm xanh-methylene chọn lọc vào ĐM thân<br /> tạng thấy nó cung cấp máu cho toàn bộ tuyến tụy. 10/10 trường hợp (100%) bơm xanhmethylene chọn lọc vào ĐM mạc treo tràng trên cho thấy nó chỉ cung cấp máu cho một<br /> phần nhỏ của tụy là thùy nối.<br /> <br /> 75<br /> <br /> TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br /> <br /> Kết nối giữa 2 hệ thống ĐM thân tạng và ĐM treo tràng trên tại tụy rất nghèo nàn. 2/10<br /> trường hợp (20%) bơm xanh-methylene chọn lọc vào ĐM thân tạng thấy nó cung cấp máu<br /> cho toàn bộ tuyến tụy không phải nhờ vào vòng nối với hệ ĐM mạc treo tràng trên mà do<br /> ĐM thân tạng tách thêm một nhánh để nuôi thùy nối.<br /> - ĐM nuôi thùy lách (đuôi tụy):<br /> Trong nghiên cứu này, 35/35 trường hợp (100%) phẫu tích chỉ thấy có một nhánh mạch<br /> máu nuôi thùy lách. Nhánh này phát sinh từ ĐM lách trong (13/35 trường hợp = 37%), từ ĐM<br /> thân tạng trong (03/35 trường hợp = 9%), từ ĐM gan chung trong (19/35 trường hợp = 54%).<br /> <br /> Hình 6: Vị trí tách của ĐM tụy.<br /> (A: ĐM lách; B: ĐM thân tạng; C: ĐM gan chung).<br /> 7/35 trường hợp (20%) phẫu tích thấy có nhánh nuôi thùy nối xuất phát từ ĐM thân<br /> tạng. 2/7 trường hợp này đã được bơm xanh-methylene chọn lọc vào ĐM thân tạng và xác<br /> định nhánh này nuôi toàn bộ thùy nối. 28/35 trường hợp (80%) phẫu tích còn lại cho thấy<br /> thùy nối được nuôi bằng nhánh xuất phát từ ĐM mạc treo tràng trên.<br /> - ĐM nuôi thùy tá tràng:<br /> Rất khác với người, trong nghiên cứu của chúng tôi, 35/35 trường hợp (100%) phẫu tích chỉ<br /> thấy có một ĐM tá tụy nuôi thùy tá tràng có nguồn gốc từ ĐM thân tạng. Hoàn toàn không thấy<br /> các nhánh ĐM tá tụy phải trên, ĐM tá tụy phải dưới, ĐM tụy lớn, ĐM tá tụy trái hay ĐM tụy<br /> dưới như mô tả trên người. ĐM mạc treo tràng trên không cấp nhánh nào nuôi thùy tá tràng.<br /> <br /> Hình 7: ĐM nuôi thùy tá tràng.<br /> <br /> 76<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2